Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư thương mại Nhật Bản vào Đà Nẵng
Đối với Đà Nẵng, Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm kêu gọi đầu tư, đặc biệt với năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành kinh tế mũi nhọn.
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sáng 30/9, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản ( JETRO) tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Nhật Bản vào Đà Nẵng” bằng hình thức trực tuyến với điểm cầu chính là Hà Nội và Đà Nẵng.
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Văn Miên chủ trì, với sự tham dự của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam và khoảng 200 nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ thông tin tiềm năng tại Nhật Bản tham dự qua nền tảng trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn chia sẻ, Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản.
Chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá cho các khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao tại các trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước.
Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng đang nổi lên và được ví như là một “thung lũng Silicon” của Đông Nam Á.
Chính quyền Đà Nẵng đang cùng với các cơ quan Trung ương xây dựng hệ sinh thái số, ưu tiên thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghệ cao, nhằm xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến đắt giá, thu hút các tập đoàn công nghệ toàn cầu trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh Việt Nam đang chuyển mạnh từ gia công, lắp ráp sáng chế tạo sản phẩm, dịch vụ theo hướng sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam (gọi là “Make in Viet Nam”).
Video đang HOT
Đồng thời, Việt Nam sẽ đẩy mạnh liên doanh, liên kết và thu hút các tập đoàn nghệ thuật nước ngoài đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số thuộc lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao như sản xuất thiết bị thông minh sử dụng internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (ilcoud), an ninh mạng thương mại điện tử.
Chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam là tận dụng lợi thế cạnh tranh mới như ban hành khung chính sách thử nghiệm có kiểm tra đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Việt Nam ưu tiên phát triển hạ tầng mạng di động thông tin, nâng cấp mạng di động 4G, sớm thương mại hóa mạng di động 5G và rà soát, phát triển hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tập trung.
Việt Nam cũng thiết kế các gói ưu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư quy định vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ (R&D) và trung tâm thay đổi mới sáng tạo quốc gia.
Việt Nam đã ban hành chương trình chuyển đổi quốc gia số với tiêu chuẩn đến năm 2030 sẽ trở thành quốc gia số. Kỳ vọng chương trình này sẽ tạo ra một không gian số bao trùm các lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, giao nhận-vận tải và hình thành một môi trường hợp tác sâu, rộng cho các doanh nghiệp công nghệ bên ngoài đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Đại diện phía Nhật Bản cho biết, thời gian qua, với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60 tỷ USD từ khoảng 4.200 dự án (trong đó có hơn 700 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông), hiện Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 2 về đầu tư vốn nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Đối với Đà Nẵng, Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm kêu gọi đầu tư, đặc biệt với năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin – ngành kinh tế mũi nhọn mà thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển.
Tính đến tháng 9/2020, Nhật Bản đang dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư tại thành phố Đà Nẵng với 214 dự án, tổng vốn hơn 816 triệu USD, phần lớn tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Nhật Bản có những lợi thế về nguồn vốn, nhân lực chất lượng cao, công nghệ trình độ công nghệ thông tin phát triển… Việc thúc đẩy đầu tư thương mại trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thành phố Đà Nẵng là hoạt động mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, chiều 30/9, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia kết nối doanh nghiệp (Business matching) nhằm đối thoại trực tiếp với các đơn vị quản lý các khu công nghệ cao, khu công viên phần mềm, khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng./.
Những con số nghìn tỷ nợ xấu của đại án Ngân hàng Xây dựng giờ ra sao?
Những vụ "đại án" ngân hàng các năm qua vẫn luôn ám ảnh bởi những con số lỗ "khủng" góp phần vào tình trạng những ngân hàng lỗ chồng lỗ.
Thực chất, các ngân hàng yếu kém đều chưa thoát khỏi sự "sa lầy", khỏi những món thất thoát khổng lồ.
Kể từ khi ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Trusbank, sau đó đổi thành Ngân hàng Xây dựng - VNCB và nay là CBBank) bị bắt năm 2014, Ban Kiểm soát đặc biêt Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Vietcombank (VCB) tiếp quản CBBank, nhà băng này đang có khoản lỗ lũy kế lên tới 27.500 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 24.000 tỷ đồng.
Đến tháng 2/2015, NHNN mua bắt buộc CBBank, đây là ngân hàng đầu tiên trong số 3 ngân hàng bị mua bắt buộc thời điểm đó, gồm CBBank, OceanBank, GPBank.
Ngành ngân hàng được yêu cầu kiên quyết xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Tuy nhiên, chưa có ngân hàng nào trong số này được chấp thuận đề án tái cơ cấu. Quý I/2019, rộ lên thông tin Ngân hàng Nhật Bản J Trust muốn mua lại CBBank, nhưng đến nay, thương vụ này vẫn chưa có thêm bất kỳ sự tiến triển nào được hé lộ.
Đã 5 năm kể từ khi NHNN mua bắt buộc lại 3 ngân hàng yếu kém, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội vào tháng 10/2017 và các năm 2018, 2019 đều cho thấy thực trạng tài chính của 3 nhà băng này sau khi được mua lại 0 đồng vẫn chưa được cải thiện.
Hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng này tiếp tục thua lỗ, việc âm vốn chủ sở hữu ngày càng cao... Trong đó, tại CBBank, với những nhóm nợ khổng lồ có nguy cơ mất vốn, ước tính số lỗ lũy kế của ngân hàng CBBank đến nay có thể lên trên 34.000 tỷ đồng.
Hơn 3 năm nay, các phiên tòa xét xử những vụ án nhiều nghìn tỷ đồng của những nhóm nợ lớn thuộc ngân hàng này đều liên quan đến những tên tuổi "lớn" như Tập đoàn Phương Trang; Tân Hiệp Phát; bí cáo Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh.
Nếu theo con số lỗ lũy kế 27.500 tỷ đồng của CBBank ở thời điểm bị mua bắt buộc, thông tin từ các phiên tòa liên tục hơn 3 năm qua cho thấy, những con số hàng chục nghìn tỷ đồng này cũng chưa biết đi đâu về đâu.
Vụ Hứa Thị Phấn giai đoạn 1, từ chỗ 27.000 tỷ đồng có tài sản đảm bảo, tòa tuyên ngân hàng CBBank trả hết tài sản cho Tập đoàn Phương Trang và thu hồi 6.400 tỷ đồng.
Bị cáo Hứa Thị Phấn thường xuyên vắng mặt trong các phiên xử đại án Ngân hàng Xây Dựng.
Cuối tháng 5/2020, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế 6 tháng năm 2020, trong đó, vụ Ngân hàng Xây dựng và Công ty Phương Trang tại TP.HCM đã thi hành xong số tiền lớn.
Tuy nhiên, 6.400 tỷ đồng thi hành bản án hình sự này tưởng chừng được trả về cho CBBank, nhưng hiện Thi hành án quận 3, TP.HCM đang giữ lại hơn 3.000 tỷ đồng để xử lý trong một bản án dân sự khác liên quan giữa ngân hàng này và Tân Hiệp Phát.
Hơn 16.000 tỷ đồng được tuyên thuộc trách nhiệm trả nợ của Hứa Thị Phấn (bà chủ TrustBank trước đây) phải trả cho CBBank.
Tuy nhiên, tại phiên tòa gần đây nhất (ngày 29/6), vụ phúc thẩm Hứa Thị Phấn (giai đoạn 2), xác định 114 bất động sản của bà Phấn đã "sang tay" bị cáo Phạm Công Danh khi mua bán ngân hàng TrustBank, đã hoãn tuyên án vì cần xem xét thêm.
Nhưng có "đòi" được 16.000 tỷ đồng này khi mà nữ đại gia 75 tuổi Hứa Thị Phấn thường xuyên cáo ốm, vắng mặt ở hầu hết các phiên tòa và quan trọng nhất bị cáo Phấn không còn nắm giữ sở hữu bất kỳ tài sản nào.
Hiện bất động sản liên quan đến ngân hàng CBBank về số nợ, con số nợ và các đại gia chỉ còn Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẳng) là tài sản "sáng giá" hơn cả. Tài sản này cũng đã nhiều lần được lãnh đạo Đà Nẵng lên tiếng khẳng định quan điểm chuộc lại sân vận động Chi Lăng.
Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, đặc biệt nhóm các ngân hàng mua bắt buộc như CBBank thì vấn đề tiến độ, kết quả xử lý nợ, thu hồi nợ là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu để vực dậy nhà băng. Tuy nhiên, thực trạng những món nợ hàng chục nghìn tỷ đồng này vẫn chưa được thu hồi.
Công tác xử lý, thu hồi nợ xấu được coi là hạt nhân của tiến trình tái cơ cấu CBBank những năm qua, song số liệu luỹ kế tính đến 30/11/2019 chỉ đạt trên 5.500 tỷ đồng đối với nhóm nợ thu hồi theo bản án và trên 800 tỷ đồng thu hồi nhóm nợ nhỏ lẻ.
Phạt 2 cá nhân giao dịch cổ phiếu HAR vi phạm công bố thông tin Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt tổng cộng hơn 56 triệu đồng với 2 cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền. Mới đây, UBCK đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trịnh Thị Xuân...