Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước
Ngày 24-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế – xã hội”.
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, 63 địa phương và hơn 40 tập đoàn, tổng công ty, DNNN. Tại điểm cầu Khánh Hòa, các ông: Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Khánh Hòa.
Hội nghị nghe gần 30 ý kiến phát biểu của lãnh đạo các bộ, ngành và DNNN; nêu ra những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực DNNN; những vướng mắc, hạn chế của chính DN để từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hiện nay, các DNNN nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao; tạo nguồn doanh thu và thu ngân sách đáng kể. Trong đó, có những DN, tập đoàn đang thực sự đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các DN để xây dựng dự thảo nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Ngay sau hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết với các nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Doanh nghiệp nhà nước muốn vận hành như doanh nghiệp tư nhân
Đây là một trong những đề xuất nhằm sắp xếp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước ngày 24/3.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp thì chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ-công ty con. Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng DNNN nhưng khối công ty mẹ Tập đoàn - Tổng công ty (doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn) lại nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN trên phạm vi toàn quốc.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế của DNNN đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đạt kết quả rõ nét. Theo tổng hợp số liệu thống kê, trong lĩnh vực trọng yếu như thương mại với số thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 13,81% tổng thu ngân sách nhà nước thì trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,36%, còn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước chiếm đều chiếm khoảng 2,2%. Như vậy, nếu sử dụng xuất khẩu là tiêu chí, thước đo để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì có thể thấy khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế của DNNN còn hạn chế.
Một trong những nguyên nhân được Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra đó là trong 10 năm trở lại đây, các nỗ lực triển khai, củng cố vị trí, vai trò của DNNN chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách, pháp luật về DNNN và các giải pháp thực thi trong giai đoạn vừa qua mới chủ yếu tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn; xử lý những tồn tại, tiêu cực, sai phạm trong thực hiện tái cơ cấu, đầu tư của DNNN giai đoạn trước...
Pháp luật hiện hành về DNNN nói chung chưa thật sự phân cấp, trao quyền tự chủ cho DNNN trong đầu tư kinh doanh, quản trị và quản lý điều hành. Vì vậy, các DNNN không được làm hoặc không dám làm những việc bình thường như một doanh nghiệp, nhất là trong huy động vốn, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đầu tư kinh doanh, phát triển và mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để duy trì năng lực cạnh tranh của mình và đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế xã hội.
Trong tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với DNNN, đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia kiến nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách để DNNN hoạt động chủ động theo cơ chế thị trường, trong đó có cơ chế để DN chủ động tự quyết trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ quan đại diện chủ sở hữu quản lý DNNN trên cơ sở các mục tiêu giao cho doanh nghiệp tạo điều kiện tối đa cho DN nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Tập đoàn cũng đề xuất nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN và giao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong đó có PVN quyết định chính sách lương thưởng nhằm tạo động lực, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng kiến nghị điều chỉnh chính sách tiền lương, thu nhập đối với người quản lý Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo hướng cho phép doanh nghiệp tự chủ, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
"Đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động và vận hành linh hoạt như các doanh nghiệp tư nhân", Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, thực hiện tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước quản lý theo mục tiêu (giao mục tiêu cho doanh nghiệp); DNNN được chủ động, tự quyết trong điều hành sản xuất kinh doanh, nắm bắt các cơ hội của thị trường, giảm bớt việc can thiệp trực tiếp của cơ quan đại diện chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.
Xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả hơn theo các phương thức: Lựa chọn thuê công ty kiểm toán lớn, uy tín thực hiện giám sát, kịp thời đưa ra cơ chế cảnh báo song song với vai trò quản lý nhà nước của Bộ ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu; Đánh giá hiệu quả hoạt động/đầu tư theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi theo từng dự án/hoạt động cụ thể; Nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu DNNN trước cơ quan đại diện chủ sở hữu; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý thông tin về DNNN trên nguyên tắc đo lường được, khách quan, kịp thời và minh bạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nghiên cứu cơ chế, chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép doanh nghiệp tự quyết định. Đổi mới công tác quản lý cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao để tuyển dụng hoặc thuê cán bộ chất lượng cao, có thể xem xét thí điểm sử dụng CEO nước ngoài tại một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; thực hiện cử thành viên Hội đồng thành viên độc lập (các chuyên gia có trình độ, năng lực về tài chính, quản trị...) tham gia quản lý, điều hành.
Nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ nhiệm đầu tư, tài trợ cho các vườn ươm trong lĩnh vực liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đặt hàng các sản phẩm đổi mới sáng tạo; đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại. Cho phép được giữ lại một phần tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn để tái đầu tư các dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả.
Doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào các dự án có tính lan tỏa, dẫn dắt đầu tư Ngày 24/3, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội", đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp, tổng công ty đã báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về những...