Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi: Khởi đầu cho cú xoay trục mới
Từ đầu những năm 2000, cơn sốt kinh tế của châu Phi đã gây sự chú ý trên thế giới, và nhiều quốc gia, trong đó có cả Nga, hiểu rằng châu Phi là “mỏ vàng” của thế kỷ 21.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở Sochi, Nga, ngày 23/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
“Ấn tượng” là ngôn từ có lẽ sẽ được sử dụng khi nhìn vào danh sách các khách quý của “lục địa Đen” tham dự hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi đầu tiên diễn ra trong 2 ngày 23-24/10 tại thành phố biển Sochi ở miền Nam nước Nga.
Hội nghị này do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi, với tư cách là lãnh đạo nước đang giữa cương vị Chủ tịch Liên minh châu Phi (AL), đồng chủ trì.
Đây là sự kiện quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử quan hệ Nga-châu Phi và cũng báo hiệu một “cú xoay trục” mới có thể nói là rất ngoạn mục mà Liên bang Nga thực hiện dành cho châu Phi.
Từ châu Phi, mức độ quan tâm khôi phục và phát triển hơn nữa quan hệ với Liên bang Nga đã thu hút 43 phái đoàn cấp cao đến Sochi tham dự sự kiện này.
Nhìn chung, tại diễn đàn có sự góp mặt của các đoàn đại biểu cấp cao đại diện cho hầu hết các quốc gia ở “lục địa Đen.”
Quan hệ giữa Nga với các nước châu Phi có thể nói xuất phát từ những kết quả được tạo dựng thời Liên Xô trước đây.
Giới chuyên gia nhận định rằng nhiều quốc gia châu Phi mong muốn tăng cường quan hệ với Nga dựa trên di sản quan hệ với Liên Xô trước đây, lòng biết ơn đối với vai trò của Liên Xô trong việc giải phóng ách đô hộ và sự hỗ trợ sau đó trong xây dựng kinh tế.
Chính nhờ sức mạnh và ảnh hưởng của Liên Xô, vào năm 1960, bất chấp sự phản đối quyết liệt của một số nước phương Tây, mà Liên hợp quốc ra tuyên bố trao quyền độc lập cho các quốc gia thuộc địa, cho phép người châu Phi có được tự do, đảm bảo cho họ nền tảng pháp luật quốc tế để đánh đuổi thực dân đế quốc.
Trong những năm tiếp theo, Liên Xô và châu Phi độc lập đã phát triển một hệ thống đa dạng và cùng có lợi các quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa. Liên Xô đã tích cực giúp châu Phi xây dựng nền kinh tế của riêng mình, đào tạo cán bộ và duy trì tự do và độc lập.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, tại châu Phi đã thành lập khoảng 300 doanh nghiệp công nghiệp, 155 cơ sở nông nghiệp, khoảng 100 cơ sở giáo dục, gồm 10 trường cao học và 80 trường trung học và dạy nghề, hơn 480.000 chuyên gia châu Phi được đào tạo.
Video đang HOT
Liên Xô đã xuất khẩu máy móc, thiết bị và các thiết bị khác sang châu Phi, bán các dịch vụ kỹ thuật và công nghệ và sản phẩm trí tuệ, cạnh tranh thành công với các nhà cung cấp phương Tây.
Trong thời kỳ Xô Viết, châu Phi là thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp quan trọng, với máy móc, thiết bị và phương tiện chiếm tới 30%.
Vị thế kinh tế của Liên Xô ở châu Phi đã mất với việc Liên bang Xô Viết tan rã.
Các đối tác phương Tây và phương Đông của Liên bang Nga, ngay lập tức, tận dụng rất hiệu quả sự ra đi này để phát triển nền kinh tế, gia tăng sự thịnh vượng của chính họ và mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.
Theo một lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc, trong giai đoạn 1980-2010, thành công kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc 20% vào sự phát triển quan hệ kinh tế với các nước châu Phi.
Trong khi đó, tầm quan trọng toàn cầu của “lục địa Đen” trong thời gian qua đã tăng lên nhiều lần.
Từ đầu những năm 2000, cơn sốt kinh tế của châu Phi đã gây sự chú ý trên thế giới, và nhiều quốc gia, trong đó có cả Nga, hiểu rằng châu Phi là “mỏ vàng” của thế kỷ 21.
Các quốc gia và doanh nghiệp đổ xô đến lục địa này để khai thác tiềm năng giàu có của châu Phi. Bước xoay trục của Nga sang “lục địa Đen” cũng thể hiện tầm nhìn mới này về châu Phi.
“Miền đất hứa” châu Phi trước tiên liên quan đến xu hướng toàn cầu trong phát triển công nghệ.
Châu Phi là lục địa rất giàu tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn còn lâu mới cạn kiệt, không giống như các khu vực khác trên thế giới.
Đặc biệt, lục địa này là kho chứa các khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong các lĩnh vực công nghệ thế hệ thứ năm như vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ di truyền…
Một phần đáng kể của các tài nguyên nêu trên đã được các công ty phương Tây và Trung Quốc khai thác, trong khi sự tham gia của Nga còn rất hạn chế, dù đã có những bước đầu tiên theo hướng này.
Lý do thứ hai về địa kinh tế và địa chính trị – đây là kết quả của sự cạnh tranh giữa một bên là các trung tâm quyền lực thế giới cũ, đã mất vai trò thống trị thế giới như trước đây, mà đứng đầu là Mỹ và các đồng minh, và một bên là các quốc gia mới nổi.
Châu Phi đồng thời là một dải phân cách cũng như là cây cầu nối giữa châu Âu – Đại Tây Dương với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn có lợi ích chiến lược đối với hầu hết các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Đối với “lục địa già” châu Âu, châu Phi là hy vọng duy nhất để duy trì tầm quan trọng toàn cầu ngày nay.
Lý do thứ ba hết sức quan trọng là nhu cầu cấp thiết phát triển kinh tế của Nga.
Châu Phi đang chuyển động nhanh chóng, đồng thời tạo ra những cơ hội chưa từng có để thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia đối tác có đủ trí tuệ tận dụng các cơ hội ở châu lục này.
Kể từ đầu thế kỷ này, châu Phi cận Sahara là khu vực phát triển nhanh thứ hai trên thế giới (sau Đông Á và Đông Nam Á).
Trong giai đoạn 2003-2015, các nền kinh tế khu vực này tăng trưởng trung bình 4,7% /năm.
Ở 8 quốc gia, con số này là trên 7%, nghĩa là tương đương với Trung Quốc. Năm 2018, Guinea và Rwanda là những nước xếp thứ nhất và nhì trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất (GDP tăng trưởng 8,7%).
Tăng trưởng nhanh ở châu Phi tạo ra nhu cầu về hàng hóa đầu tư.
Các doanh nghiệp Nga nay có thể thâm nhập thị trường châu Phi bằng các sản phẩm nông nghiệp, công nghệ vũ trụ, xe tải, máy bay và các phương tiện khác, thiết bị nông nghiệp, phân bón, hóa chất, sản phẩm điện, dược, công nghệ viễn thông, thiết bị quân sự…
Chính vì vậy mà hàng loạt doanh nghiệp lớn của Nga, như Gazprom, LukOil, Posneft… đều góp mặt tại hội nghị này để tranh thủ tìm bạn hàng và quảng cáo các sản phẩm của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở Sochi, Nga, ngày 23/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong 5 năm qua, kim ngạch thương mại giữa Liên bang Nga và các nước châu Phi đã tăng gấp đôi và đạt 20,4 tỷ USD năm 2018. Xuất khẩu của Nga sang các nước châu Phi cao gấp khoảng 5 lần so với nhập khẩu.
Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu phi dầu mỏ của Nga là 91% – con số lý tưởng mà nước này phấn đấu trong chính sách ngoại thương của mình. Nga dự tính kim ngạch thương mại song phương có thể tăng ít nhất 3 lần, và trông đợi rất nhiều ở “cú đột phá” tại hội nghị thượng đỉnh Sochi lần này.
Có thể nói cũng giống như châu Á, cú xoay trục mới của Nga đối với châu Phi thể hiện khả năng nhạy bén của các nhà hoạch định chiến lược trong công cuộc tìm kiếm quan hệ hợp tác với các khu vực phát triển nhanh trên thế giới, để qua đó tận dụng, thúc đẩy nền kinh tế Nga phát triển trong khi vẫn bị phương Tây bao vây, cấm vận.
Đồng thời, nước Nga đương đại cũng đang thể hiện những khát vọng ảnh hưởng mới trên toàn cầu của mình, để tìm lại và để từng bước tái khẳng định vị thế của một cường quốc./.
Theo Duy Trinh (TTXVN/Vietnam )
Ông Trump gọi TT Ai Cập là 'nhà độc tài ưa thích của tôi'
"Nhà độc tài ưa thích của tôi đâu rồi?", ông Trump nói to khi đợi gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi bên lề hội nghị G7 tháng 8 ở Pháp, khiến quan chức hai bên ngỡ ngàng.
10 quan chức Mỹ và 3 quan chức Ai Cập được cho là có mặt ở đó. Họ tin rằng tổng thống Mỹ có ý hài hước, nhưng việc ông dùng từ "độc tài" khi nói về lãnh đạo Ai Cập đủ để khiến cả phòng im lặng và kinh ngạc, các nhân chứng kể lại với Wall Street Journal.
Có mặt trong phòng bên phía Ai Cập bao gồm bộ trưởng ngoại giao và lãnh đạo lực lượng tình báo.
Không rõ Tổng thống Sisi có mặt đúng thời điểm đó hay không và có nghe được lời ông Trump hay không. Dù mang tính hài hước, câu nói của ông Trump vẫn gợi lại khía cạnh khó xử trong quan hệ hai nước đồng minh Mỹ - Ai Cập.
"Nhà độc tài ưa thích của tôi đâu rồi?", ông Trump nói to khi đợi gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi (trái) bên lề hội nghị G7 tháng 8 ở Biarritz, Pháp. Ảnh: Reuters.
Ông Sisi đã bị chỉ trích nhiều về những chính sách độc đoán kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2013. Dưới quyền ông, Ai Cập bị cáo buộc đã bắt giam hàng nghìn người bất đồng chính kiến, tra tấn, giết hại nhiều tù nhân, và xách nhiễu các nhóm đối lập, theo các báo cáo của Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và các nhóm phi chính phủ.
Ai Cập lại bào chữa là đang chống lại những kẻ cực đoan. Ngoài ra, hiến pháp mới được sửa đổi đầu năm nay cho phép ông Sisi có thể tại vị nhiều nhiệm kỳ.
Câu đùa của ông Trump cũng khiến người ta liên tưởng đến những lần khác ông "cao hứng" khen ngợi lãnh đạo các nước vốn bị cáo buộc là có xu hướng độc tài, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Sau đó vài phút, hai lãnh đạo Mỹ - Ai Cập đã gặp nhau. "Chúng tôi rất hiểu nhau. Ông ấy là người rất mạnh mẽ, tôi phải nói như vậy. Nhưng ông ấy cũng tốt tính, và ông ấy làm được nhiều cho Ai Cập, không dễ chút nào", ông Trump nói.
Theo New zing.vn
Tổng thống Ai Cập khẳng định vụ nổ ở thủ đô Cairo là hành động khủng bố Ngày 5/8, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi coi vụ đâm xe gây cháy nổ xảy ra ở trung tâm thủ đô Cairo vào đêm 4/8 khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và 47 người bị thương là một hành động khủng bố. Hiện trường vụ nổ tại Cairo, Ai Cập, ngày 5/8/2019. Ảnh: THX/TTXVN Trên mạng xã hội Facebook và...