Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung giữa bối cảnh địa chính trị phân hóa
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) trong hai ngày 18-19/11 đã quy tụ các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới, bàn về những thách thức toàn cầu.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio De Janeiro, Brazil, ngày 18/11/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Mặc dù hội nghị bị chi phối bởi sự phân hóa rõ rệt trong các vấn đề địa chính trị nhưng các nhà lãnh đạo vẫn đạt được một số thỏa thuận quan trọng, bao gồm việc tăng thuế đối với giới siêu giàu, hỗ trợ tài chính cho biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza và Ukraine.
Một trong những kết quả nổi bật của hội nghị là cam kết hợp tác để đảm bảo rằng những người siêu giàu, đặc biệt là các tỷ phú, sẽ bị đánh thuế công bằng hơn. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo G20 khẳng định sẽ xây dựng các cơ chế chống “lách thuế” hiệu quả và thúc đẩy việc thu thuế đối với những người có tài sản lớn. Đây là một động thái quan trọng, phản ánh xu hướng toàn cầu nhằm giảm bất bình đẳng và tái phân phối tài nguyên. Tổng thống nước chủ nhà Brazil Luiz Inacio Lula da Silva – người đã đưa vấn đề này lên ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của G20 – cho biết sự bất bình đẳng tài chính hiện nay không phải là kết quả của thiếu thốn, mà là do những quyết định chính trị không công bằng. Tuyên bố này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức chống đói nghèo như Oxfam, mặc dù cũng có sự phản đối từ một số lãnh đạo như Tổng thống Argentina Javier Milei, người phản đối các chính sách can thiệp quá mức.
Video đang HOT
Vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một điểm nóng tại hội nghị G20 lần này, dù các nhà lãnh đạo chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về tài trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm tăng khả năng ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Tuyên bố chung của G20 ghi nhận nguồn tài chính cần thiết sẽ đến từ “tất cả các nguồn lực” nhưng không nêu rõ cách thức phân bổ nguồn tiền. Trong khi đó, các cuộc đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Azerbaijan về tài trợ khí hậu vẫn đang bế tắc, do bất đồng giữa các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi về nguồn đóng góp tài chính và mức độ đóng góp. Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả , song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.
Cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột ở Ukraine cũng được nhắc đến trong tuyên bố chung của G20, với cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ dân thường.
G20 bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình nhân đạo thảm khốc tại Gaza và kêu gọi các cuộc ngừng bắn toàn diện tại cả Gaza và Liban.
Liên quan tình hình Ukraine, các nhà lãnh đạo G20 bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những đau khổ mà cuộc xung đột này gây ra, đồng thời kêu gọi các sáng kiến hòa bình mang tính xây dựng để đạt được một giải pháp công bằng, bền vững, phù hợp với nguyên tắc của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là trong G20 cũng có những quan điểm chia rẽ về vấn đề Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, trong khi một số lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Đức Olaf Scholz phản đối hướng đi này.
Hội nghị G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh có nhiều căng thẳng địa chính trị. Sự chia rẽ giữa các nước phương Tây và các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã đang làm thay đổi trật tự thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh trong bảo vệ trật tự quốc tế và cam kết hỗ trợ các nền kinh tế Nam bán cầu thông qua những sáng kiến hợp tác và giảm rào cản thương mại. Ngược lại, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang có xu hướng quay về chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, với các biện pháp bảo hộ thương mại có thể tạo ra thách thức cho hệ thống thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tới tương lai của các tổ chức đa phương và làm suy yếu các cam kết chung. Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 tái khẳng định cam kết đối với các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh những thách thức hiện nay, từ biến đổi khí hậu đến xung đột và bất bình đẳng toàn cầu, chỉ có thể được giải quyết thông qua hợp tác đa phương.
Trục trặc khiến Thủ tướng Canada vẫn chưa thể rời Ấn Độ sau hội nghị G20
Vài ngày sau khi bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Ấn Độ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau vẫn chưa thể về nước vì phi cơ của ông gặp trục trặc kỹ thuật.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau dự họp báo sau khi bế mạc G20 hôm 10/9. Ảnh: Bloomberg
Đài BBC (Anh) đưa tin dự kiến đến chiều 12/9, Thủ tướng Justin Trudeau mới có thể lên máy bay trở về Canada.
Thủ tướng Trudeau đã đến New Delhi từ sáng 8/9. Lịch trình ban đầu của Thủ tướng Trudeau là rời Ấn Độ vào 8 giờ tối 10/9 (giờ địa phương), sau khi Hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài 2 ngày bế mạc tại New Delhi, và hạ cánh tại Ottawa vào 11/9.
Tuy nhiên, kế hoạch đã phải thay đổi sau khi quân đội Canada đã phát hiện lỗi kỹ thuật với chiếc phi cơ chở Thủ tướng Trudeau. Văn phòng Thủ tướng Canada xác nhận thông tin trên.
Ngoài Thủ tướng Trudeau, toàn bộ đoàn đại biểu Canada cũng chưa thể rời Ấn Độ. Văn phòng Thủ tướng cho biết: "Những vấn đề này không thể giải quyết ngay lập tức và đoàn đại biểu của chúng tôi sẽ ở lại Ấn Độ cho đến khi có giải pháp thay thế".
Bộ Quốc phòng Canada xác nhận với BBC rằng một chiếc máy bay thay thế đã được cử đến Ấn Độ để đón Thủ tướng Trudeau trở về nước vào ngày 12/9. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu chi tiết thời gian dự kiến chiếc máy bay chở nhà lãnh đạo Canada hạ cánh.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Liên minh châu Phi được trao tư cách thành viên thường trực Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, sáng 9/9, Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Hội nghị sẽ kéo dài đến hết ngày 10/9. Dưới sự chủ trì của nước...