Hội nghị phân tích, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Sáng 22-11, ông Lê Hữu Hoàng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Đậu Anh Tuấn – Giám đốc Dự án PCI, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); bà Đặng Thị Thu Nguyệt – Trưởng đại diện VCCI Khánh Hòa đồng chủ trì hội nghị phân tích, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa năm 2020 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong thời gian tới.
Tham dự hội nghị có bà Phạm Thị Xuân Trang – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Hữu Hoàng kết luận hội nghị.
Tại hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, dựa trên các điều tra của VCCI, Khánh Hòa đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao chỉ số PCI. Tuy nhiên, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục cải thiện ở khía cạnh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường minh bạch thông tin, tạo được niềm tin của doanh nghiệp vào các thiết chế pháp lý tại địa phương, chú trọng đào tạo lao động có tay nghề cao.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, địa phương cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thường xuyên rà soát, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy trình và thủ tục hành chính còn bất hợp lý, trong đó tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục và thực hiện tối đa các thủ tục được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông… Đại diện các doanh nghiệp và các sở, ngành có nhiều kiến nghị, đề xuất những giải pháp để cải thiện chỉ số PCI. Trong đó, yếu tố về con người và hiệu quả thực thi các chủ chương, chính sách, thủ tục hành chính được xác định là then chốt.
Kết luận hội nghị, ông Lê Hữu Hoàng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục nghiên cứu, có các giải pháp hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. Ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của VCCI trong tập huấn chuyên đề nâng cao chỉ số PCI cho các sở, ngành, địa phương của tỉnh.
Tập trung 11 nhóm vấn đề trong sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8 vừa chính thức được khởi động; trong đó, tập trung vào 11 nhóm vấn đề.
Những vấn đề này được thực hiện thành công sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Sản xuất xúc xích tại nhà máy Công ty cổ phần Thực phẩm Nipponham Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An). Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Cụ thể 11 nhóm vấn đề bao gồm: chế độ công bố và áp dụng án lệ/chế độ thi hành án dân sự/chế độ cạnh tranh; Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; cải thiện các vấn đề môi trường lao động; thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức hợp tác công - tư (PPP); cải cách doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán; phương thức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu nguồn điện tốt nhất tại Việt Nam; nỗ lực cải thiện luật quy định liên quan đến việc xây dựng đường ống khí đốt tự nhiên, thúc đẩy nhập khẩu LNG; các vấn đề liên quan đến đất đai; công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và hoạt động đổi mới sáng tạo tại địa phương, doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao.
Đặc biệt, trước bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhất là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất bổ sung 3 nhóm vấn đề mới về: công nghiệp hỗ trợ; đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao nhằm đáp ứng sự dịch chuyển, tái cơ cấu, đa dạng hóa đầu tư của dòng vốn đầu tư sắp tới.
Được khởi xướng từ tháng 4/2003, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua việc thiết lập một diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Sau 18 năm thực hiện, Sáng kiến đã góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua 7 giai đoạn, với 430/525 tiểu hạng mục (tương đương 82%) trong kế hoạch hành động đã được triển khai tốt và đúng tiến độ; 52/52 hạng mục cam kết đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện.
Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan chính phủ Việt Nam trong việc triển khai kế hoạch hành động, minh chứng cho chính sách kiên trì của Chính phủ trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yamada Takio đánh giá cao sáng kiến giai đoạn 8 với các nội dung rõ ràng. Theo đó, các nội dung của giai đoạn này sẽ được đánh giá vào năm 2023.
"Đây cũng là năm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hy vọng, hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác và tích cực triển khai đúng các cam kết trong nội dung kế hoạch hành động để mang đến thành công của giai đoạn 8, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển và thịnh vượng chung của cả cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam", ông Yamada Takio cho biết.
Đặc biệt, bên cạnh các nhóm vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch hành động giai đoạn 8 đã đề cập tới những vấn đề vĩ mô gắn với những khuyến nghị chính sách lớn, khả thi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút thêm đầu tư của Nhật Bản trong giai đoạn tới.
Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản là khuôn khổ đối thoại chính sách thiết thực và hiệu quả. Sự hợp tác tích cực của phía Nhật Bản với các bộ, ngành Việt Nam qua 7 giai đoạn đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
Bình Dương từ '3 tại chỗ' tới 'vùng xanh' vượt qua Covid-19 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp, vùng xanh an toàn và '3 tại chỗ' là hai chiến lược quan trọng giúp Bình Dương vừa đẩy mạnh phòng chống dịch vừa hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Chống dịch theo tình hình mới Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh...