Hội nghị ngoại trưởng EU – AL không ra được tuyên bố chung
Ngày 4/2, hội nghị ngoại trưởng Liên minh Châu Âu (EU) và Liên đoàn Arab (AL) đã kết thúc mà không ra được tuyên bố chung do hai bên tồn đọng bất đồng trong nhiều vấn đề.
Ủy viên EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini và Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit (trái). Ảnh: europa.eu
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Ủy viên EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho hay 2 bên đã đạt được 95% “nền tảng chung”, bao gồm các vấn đề như “ủng hộ việc chuyển tiếp chính trị ở Syria”.
Tuy nhiên, hai bên không thảo luận về những tình huống cụ thể ở Syria.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit lại cho rằng vấn đề phức tạp đang xảy ra ở phía châu Âu, dù bà Mogherini cho biết vấn đề phải là ngược lại.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders cho hay EU và AL đã không thể nhất trí trong vấn đề Syria. Hai bên cần phối hợp với LHQ để tìm ra một giải pháp chính trị đối với quốc gia Trung Đông, trước khi EU xây dựng mối quan hệ mới với chính quyền Damascus.
Hội nghị ngoại trưởng EU và AL diễn ra nhằm chuẩn bị chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào ngày 24 – 25/2 tại Ai Cập. Hiện EU đang nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước Arab, với hy vọng sẽ giúp ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Đông và Bắc Phi.
Tiến Thành (TTXVN)
Theo Tintuc
Đảo chiều thế trận ngoại giao Trung Đông: Thế giới Arab "gõ cửa" Syria
Nhật báo Jomhouri-e-Eslami của Iran đã có bài viết nhận định về những chuyển biến trên mặt trận ngoại giao của Syria trong thời gian gần đây.
Tổng thống Bashar al-Assad tiếp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir. Ảnh: SANA.
Theo Jomhouri-e-Eslami, 7 năm trước - khoảng 10 tháng sau khi xung đột bùng phát ở Syria - Tổng thống Bashar al-Assad nghiêm trang đưa ra một khẳng định mà ngày nay đã trở thành sự thực.
Trong phát biểu trước một nhóm thanh niên Syria, ông nói: "Ngay sau cuộc khủng hoảng, các bạn sẽ thấy các quốc gia Arab hiện đang ấp ủ ý đồ đối đầu với chúng ta sẽ trở lại Damascus để xin lỗi".
Nhà lãnh đạo Syria trả lời câu hỏi về lập trường gây hấn mà một số quốc gia Arab đưa ra nhằm đối đầu với nước này vào thời điểm đó. "Điều này không có gì là mới với chúng tôi. Người Syria chúng tôi là những người Arab cao quý và sẽ không từ bỏ lập trường của mình".
Năm 2011, khi cuộc khủng hoảng xảy ra ở Syria, các nước Arab đóng cửa các cơ quan ngoại giao tại Damascus. Hiện tại, khi quân đội Syria đã giáng đòn mạnh vào những phần tử khủng bốvà giải phóng gần như toàn bộ lãnh thổ, các quốc gia Arab dường như đang trong một cuộc đua để mở lại đại sứ quán của họ ở Damascus.
Tháng trước, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir - người đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Saudi Arabia và các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong những năm qua - trở thành nguyên thủ quốc gia Arab đầu tiên đến thăm Damascus. Các bản tin khác cho biết, lãnh đạo Mauritania cũng đang cân nhắc một chuyến đi tương tự đến quốc gia Trung Đông này.
Bình luận về chuyến thăm bất ngờ của ông Bashir đến thủ đô Syria, nhật báo al-Sudan al-Youm viết: Nhà lãnh đạo Sudan thực hiện chuyến thăm khi ông chắc chắn rằng Syria đã chiến thắng trong cuộc chiến và hiện đang trở lại lộ trình. Ông có thể đã đi đến kết luận rằng, mặt trận đối kháng chiến đã làm thất bại mọi âm mưu chống Syria. Chuyến thăm cũng có thể là một câu trả lời cho các báo cáo gần đây rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ sớm đến Sudan.
Cũng bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Ing. Muhammad Khair al-Akam - chuyên gia về các vấn đề chính trị và quốc tế chia sẻ với Sputnik rằng, chuyến thăm của ông Bashir "có một thông điệp rõ ràng rằng người Arab đang gõ cửa cộng hòa Syria".
Một tuần sau, UAE chính thức nối lại công việc ngoại giao ở Syria. Bahrain cũng nhanh chóng tiếp bước. Bộ Ngoại giao tiểu vương quốc cho biết động thái này xác nhận chính phủ UAE rất muốn khôi phục quan hệ giữa hai nước anh em trở lại bình thường. Cú rẽ ngoặt này của Abu Dhabi diễn ra khoảng 7 năm sau khi UAE - cùng Saudi Arabia, Qatar, Ai Cập và Bahrain - tước bỏ tư cách thành viên của Syria tại Liên đoàn Arab.
Ngoài Sudan, UAE và Bahrain, Jordan cũng được cho là đang xem xét bình thường hóa quan hệ với Syria. Có vẻ như nhà nước đầu tiên công khai ủng hộ các phiến quân chống Damascus hiện đã đổi hướng đi và đang tìm cách trở thành quốc gia đầu tiên cử đại sứ đến Syria.
Nghị sĩ Lebanon Abdul Rahim Mrad, người đóng vai trò như trung gian giữa Damascus và Riyadh cho biết đang tiếp tục nỗ lực sắp xếp một cuộc họp giữa các quan chức Saudi và Ali Mamlouk - cố vấn an ninh của ông Assad.
Tờ Deutsche Welle của Đức nhận định: "Syria bước vào năm 2019 với tất cả dấu hiệu cho thấy nước này đang được chấp nhận trở lại vào thế giới Arab. Sự chuyển biến ngoại giao là một sự thừa nhận rằng cuộc chiến đã thắng lợi và các nước Arab cần ảnh hưởng ở Syria hậu xung đột".
HẢI ANH
Theo Laodong
Đức phản đối triển khai tên lửa tầm trung mới tại châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết nước này sẽ phản đối việc triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung mới tại châu Âu nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn DPA ngày 26/12, ông...