Hội nghị G20: Tin tưởng là chìa khóa cho mọi kết nối

Theo dõi VGT trên

Ấn Độ khép lại nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2023 với thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến.

Diễn ra trong thời điểm thế giới đang chứng kiến những mâu thuẫn nghiêm trọng, hội nghị không chỉ hiện thực hóa cam kết của các nhà lãnh đạo, mà còn thắt chặt hơn cái nắm tay đồng thuận của G20.

Năm Chủ tịch G20 của Ấn Độ với chủ đề “Một Trái đất, Một gia đình, Một tương lai” đã khép lại với hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hiếm hoi do Thủ tướng Narendra Modi chủ trì, nơi “sự đoàn kết, hợp tác đã vượt qua mọi mâu thuẫn”, theo ông Modi. Đây cũng là một sự kiện đặc biệt bởi chưa có nhiệm kỳ Chủ tịch G20 nào mà bao gồm cả thượng đỉnh trực tiếp lẫn trực tuyến diễn ra chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng.

Hội nghị G20: Tin tưởng là chìa khóa cho mọi kết nối - Hình 1
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh G20 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: PM India.

Hội nghị được thực hiện ngày 22/11 (giờ địa phương), đã vượt xa mục tiêu ban đầu là đ.ánh giá lại tiến độ thực hiện các cam kết và hành động đạt được tại hội nghị thượng đỉnh chính thức diễn ra hồi tháng 9 vừa qua tại New Delhi, Ấn Độ. Với sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin; các Thủ tướng: Lý Cường của Trung Quốc, Fumio Kishida của Nhật Bản, Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, Justin Trudeau của Canada, Anthony Albanese của Australia và Luiz Inacio Lula da Silva của Brazil… cùng nhiều nhà lãnh đạo quốc gia, quốc tế khác, hội nghị thượng đỉnh lần này như một minh chứng cho nỗ lực tăng cường kết nối toàn cầu dựa trên các giải pháp công nghệ và sự đồng thuận đưa ra tiếng nói chung trong các vấn đề nóng.

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chia sẻ, những thách thức mới đang xuất hiện trong vài tháng qua, trong đó tình hình bất ổn ở Tây Á đang là vấn đề được tất cả chúng ta quan tâm. Ông khẳng định việc các nhà lãnh đạo có mặt tại hội nghị trực tuyến G20 lần này là minh chứng cho thấy chúng ta lưu tâm tới mọi vấn đề và sát cánh cùng nhau để giải quyết chúng. Và sự đồng thuận của G20 trong vấn đề xung đột Israel – Hamas sẽ là điển hình cho điều đó.

“Chúng tôi tin rằng chủ nghĩa k.hủng b.ố là không thể chấp nhận được. Những bên phải chịu trách nhiệm cho những cái c.hết của dân thường xảy ra ở bất cứ đâu cũng đáng bị lên án”, nhà lãnh đạo Ấn Độ chia sẻ, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 khẩn trương đưa ra các hành động nhằm đảm bảo không để xung đột giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas lan rộng, biến thành một cuộc xung đột khu vực. “Đảm bảo cung cấp viện trợ nhân đạo kịp thời và liên tục là điều bắt buộc. Điều quan trọng nữa là đảm bảo rằng xung đột giữa Israel và Hamas không diễn ra dưới bất kỳ hình thức khu vực nào”, ông bày tỏ.

Sau những giờ thảo luận thực chất và sâu sắc, chia sẻ khi kết thúc hội nghị của Thủ tướng Ấn Độ đã trở thành câu trả lời kiên quyết nhất cho nỗ lực kêu gọi này. Trong tuyên bố kết thúc của mình, ông Modi cho biết sau khi nghe quan điểm của tất cả những người tham gia về tình hình nghiêm trọng ở Trung Đông, ông có thể nói rằng đã có sự đồng thuận trong nội bộ G20 về nhiều vấn đề. “Tất cả chúng tôi đều lên án mạnh mẽ chủ nghĩa k.hủng b.ố và bạo lực; không có sự khoan dung nào đối với chủ nghĩa k.hủng b.ố”, ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc g.iết h.ại những người vô tội, đặc biệt là phụ nữ và t.rẻ e.m, là không thể chấp nhận được.

Đáng chú ý, G20 nhất trí rằng viện trợ nhân đạo phải được cung cấp nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất có thể. Các nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh thỏa thuận ngừng b.ắn nhân đạo và tin tức về việc thả con tin. Cần phải lưu ý rằng, hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 lần này là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo thế giới kể từ khi bùng nổ xung đột giữa Israel và Hamas. Do đó, sự đồng thuận và tiếng nói chung là điều vô cùng cần thiết. Tại hội nghị, các bên đã nhất trí rằng vấn đề xung đột cần được giải quyết thông qua giải pháp hai nhà nước.

“Việc khôi phục hòa bình và ổn định trong khu vực là điều cần thiết”, ông Modi nhấn mạnh, đồng thời khẳng định ngoại giao và đối thoại là cách duy nhất để giải quyết căng thẳng địa chính trị. “G20 sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực này bằng mọi cách có thể”, nhà lãnh đạo Ấn Độ tuyên bố, thay cho quyết tâm của các nhà lãnh đạo trước thách thức chung.

Video đang HOT

Ngay sau khi hội nghị kết thúc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vì sự thành công của hội nghị, trong đó bày tỏ sự đ.ánh giá cao về tính toàn diện và hiệu quả của các cuộc thảo luận dưới sự chủ trì của Ấn Độ.

Bà Von der Leyen cũng hoan nghênh sự tham gia mang tính lịch sử của Liên minh châu Phi với tư cách là thành viên chính thức của G20 trong phiên họp của hội nghị, làm nên tính đa dạng cho các cuộc thảo luận. Thượng đỉnh G20 trực tuyến khép lại với niềm tin và thông điệp mà nước chủ nhà Ấn Độ gửi gắm rằng: “Giữa một thế giới đầy nghi ngờ và thách thức, chính sự tin tưởng lẫn nhau đã ràng buộc chúng ta, kết nối chúng ta với nhau”.

G20 trở thành G21: Chiến thắng cho tất cả

Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 9-10.9 ở Ấn Độ đã có được hai thành tựu quan trọng: Thực hiện đợt mở rộng đầu tiên của khối kể từ năm 1999 và lần đầu tiên ra được Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo.

Báo hiệu sự trỗi dậy của lục địa Đen

Nhóm 20 nền kinh tế giàu có nhất thế giới (G20) vừa đưa ra một quyết định mang tính lịch sử: Cấp quyền thành viên thường trực G20 cho Liên minh châu Phi (AU). Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mời Tổng thống Azali Assoumani của Comoros, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên AU, ngồi vào bàn cùng với các thành viên thường trực khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên kéo dài 2 ngày ở New Delhi vào sáng ngày 9.9. Ông Assoumani được Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hộ tống tới chỗ ngồi và Thủ tướng Modi đứng dậy ôm ông trong tiếng vỗ tay của các đại biểu.

G20 trở thành G21: Chiến thắng cho tất cả - Hình 1
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ôm hôn Tổng thống Azali Assoumani của Comoros, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên AU. Ảnh: AFP

Tư cách thành viên thường trực của G20 báo hiệu sự trỗi dậy của một lục địa có dân số trẻ 1,3 tỷ người, dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2050 và chiếm 1/4 dân số hành tinh.

Gia nhập G20 được coi như là một chiến thắng cho châu Phi, vốn từ lâu đã phàn nàn về việc chỉ có một đại diện duy nhất - Nam Phi - trong khối, đồng thời cho rằng điều này đã phủ nhận vai trò của cả lục địa trong việc ra các quyết định mang tính toàn cầu. Việc trao tư cách thành viên của AU trong G20 là một bước công nhận lục địa này là một cường quốc toàn cầu.

Phát biểu với The Independent tại địa điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ở New Delhi, người phát ngôn của chính phủ Nam Phi Vincent Magwenya ca ngợi đây là "một bước phát triển rất quan trọng... một bước phát triển mà chúng tôi đã ủng hộ từ lâu".

"G20 là nền tảng hàng đầu cho hợp tác kinh tế quốc tế và sẽ không bao giờ bền vững nếu chúng ta loại trừ một lục địa hơn 1,4 tỷ dân. Châu Phi là một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu", ông Magwenya cho biết.

Với vị thế mới, AU có thể đại diện cho một lục địa có khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Châu lục này cũng vô cùng giàu tài nguyên mà thế giới cần để chống lại biến đổi khí hậu.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi (African Development Bank), châu lục này có các nguồn lực quan trọng để giải quyết các thách thức năng lượng ở các nơi trên thế giới, và cũng là nhà cung cấp chính các khoáng sản thô quan trọng trên toàn cầu. "Lục địa Đen" cũng sở hữu 25% đa dạng sinh học tự nhiên toàn cầu, 30% tài nguyên khoáng sản toàn cầu và 45% tiềm năng năng lượng tái tạo toàn cầu.

Châu lục này vẫn kiên cường trước nhiều cú sốc với tăng trưởng trung bình dự kiến sẽ ổn định ở mức 4,1% trong giai đoạn 2023-2024, cao hơn mức 3,8% của chính họ vào năm 2022. Đáng chú ý, mức tăng trưởng 3,8% của châu Phi vào năm 2022 là cao hơn mức trung bình toàn cầu (3,4%).

Ông Premeshin Naidoo, người đứng đầu bộ phận Hành lang Trung Đông và châu Á tại công ty dịch vụ tài chính Absa Group có trụ sở tại Nam Phi, nói với The Independent rằng việc mở rộng khối có thể mở ra những cơ hội hợp tác và đầu tư chưa được khai thác ở châu Phi.

G20 có thành G21?

Việc đưa AU - liên minh gồm 55 quốc gia của "lục địa Đen" - vào nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ có nghĩa là đợt mở rộng đầu tiên của khối kể từ khi khối này được thành lập để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1999, lúc đó bao gồm 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh châu Âu (EU).

Việc AU trở thành thành viên đầy đủ của khối các nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể nghĩa là G20 sẽ cần một cái tên mới. Các nhà quan sát đang làm việc trên cơ sở rằng G20 sẽ được gọi là G21 trong tương lai, mặc dù điều này vẫn chưa được xác nhận.

Tuyên bố của sự đồng thuận

G20 trở thành G21: Chiến thắng cho tất cả - Hình 2
G20 ra tuyên bố chung. Ảnh: AFP

Đây cũng là Hội nghị đầu tiên trong khuôn khổ các cuộc họp của G20 do Ấn Độ làm Chủ tịch trong năm nay, các bên ra được Tuyên bố chung, cho thấy chiến thắng lớn dành cho nước chủ nhà Ấn Độ. Trước đó, giới chuyên gia lo ngại năm nay có thể sẽ là lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 không đạt được tuyên bố chung vì những bất đồng về xung đột Nga - Ukraine.

"Nhờ sự làm việc chăm chỉ của tất cả các nhóm, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận về Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20. Tôi tuyên bố thông qua Tuyên bố này", ông Modi nói với các nhà lãnh đạo, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người đứng đầu chính phủ và nhà nước từ các quốc gia thành viên khác.

Ông Amitabh Kant, người đứng đầu đoàn đàm phán G20 của Ấn Độ, thông tin đã có "100% sự đồng thuận từ tất cả các nước" đối với tất cả 83 đoạn trong tuyên bố chung.

Theo Reuters, tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G20 tránh đề cập trực tiếp hay lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Thay vào đó, tuyên bố chung nhấn mạnh: "Theo Hiến chương LHQ, tất cả các quốc gia phải tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giành lãnh thổ, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền hoặc sự độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào". Các nhà lãnh đạo G20 cũng nói rằng "việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận".

Tuyên bố chung cho biết nhóm G20 cam kết tăng cường và cải cách các ngân hàng phát triển đa phương, chấp nhận đề xuất đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về t.iền điện tử, kêu gọi tăng tốc nỗ lực hướng tới giảm điện than...

Theo ông Kant, để đạt được sự đồng thuận về tuyên bố chung, đã có "những cuộc đàm phán rất khó khăn diễn ra không ngừng nghỉ trong vài ngày và tôi thực sự cảm thấy rằng cuối cùng nó đã được giải quyết nhờ sự lãnh đạo của Thủ tướng (Modi)". Ông nói thêm Brazil và Nam Phi, những nước chủ tịch G20 tiếp theo, đã giúp đạt được thỏa thuận.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào năm ngoái, các nước thành viên đã nhất trí ra tuyên bố chung khá muộn trong ngày.

Ấn Độ giữ chức chủ tịch G20 trong bối cảnh có sự chia rẽ địa chính trị gay gắt liên quan đến xung đột Nga-Ukraine, với việc các quốc gia phương Tây thúc đẩy sự lên án mạnh mẽ đối với Nga trong khi các nước khác lại yêu cầu tập trung vào các vấn đề kinh tế rộng lớn hơn. Trước đó, các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính của G20 thường kết thúc mà không thể ra được tuyên bố chung.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đ.ánh giá cho rằng Tuyên bố chung là "một kết quả tốt và mạnh mẽ".

Không có phản ứng ngay lập tức từ Nga, nước được đại diện bởi Ngoại trưởng Sergey Lavrov. Ông từng nói rằng ông sẽ chặn tuyên bố cuối cùng trừ khi nó phản ánh quan điểm của Moscow về Ukraine và các cuộc khủng hoảng khác.

Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar cho biết Trung Quốc, đồng minh chính của Nga, ủng hộ kết quả này. "Các quan điểm và lợi ích khác nhau đã được trình bày, nhưng chúng ta có thể tìm thấy điểm chung trong mọi vấn đề", ông Jaishankar nói trong một cuộc họp báo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024

Tin đang nóng

Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Diệp mất tích giống Phanh nè hậu bị Chưa Biết tung ghi âm thừa nhận ngoại tình
17:01:49 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Động thái lạ của sao nữ Vbiz khi vướng tin r.ạn n.ứt với bạn trai Việt kiều
16:51:29 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024

Tin mới nhất

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Có thể bạn quan tâm

Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị

Sao thể thao

00:16:51 03/07/2024
Sau trận đấu nhiều cảm xúc trước Slovenia rạng sáng 2-7, Cristiano Ronaldo bị một tờ báo chấm điểm 4/10 và có tờ báo còn kêu gọi không nên để anh đá chính ở trận tứ kết gặp Pháp sắp tới

Bí kíp pha chế trà sữa matcha đậm vị, thơm ngon cực đơn giản

Ẩm thực

23:54:01 02/07/2024
Hương matcha đậm đà kết hợp cùng vị béo ngậy và ngọt của sữa tạo nên một ly trà sữa matcha ngon tuyệt, kích thích mọi giác quan.

5 ưu điểm vượt trội của sữa rửa mặt dạng bọt chị em nên biết

Làm đẹp

23:45:28 02/07/2024
Lớp bọt mịn màng giống như một dụng cụ massage tự nhiên giúp kích thích lưu thông m.áu dưới da. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn cho các tế bào da, giúp da trở nên tươi sáng và khỏe mạnh hơn.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao

Sao việt

23:36:48 02/07/2024
Vào ngày 31/5 vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1995 đã bộc bạch cho biết bản thân đang có tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong nhóm chat trên Instagram.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.