Hội nghị COP 25: Hoãn lại những tham vọng lớn
Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) trong năm nay tại Madrid, cuộc họp dài nhất trong gần 25 năm tiến hành gần như thường niên, kết thúc ngày 15/12.
Các nước gây ô nhiễm chính phản đối lời kêu gọi đẩy nhanh nỗ lực hạn chế tình trạng Trái Đất ấm dần lên.
Hội nghị COP 25 kết thúc với kết quả hạn chế.
Đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc điều tiết các yêu cầu của giới khoa học, những người biểu tình trên đường phố và đại diện các chính phủ trở về nhà, các nhà đàm phán cuối cùng khiến nhiều người thất vọng và “để dành” các cuộc đàm phán về những vấn đề quan trọng sang cuộc họp năm tới tại Glasgow ( Scotland).
Video đang HOT
Trong khi việc đưa ra mục tiêu rõ ràng hơn không được chính thức đề cập đến trong chương trình nghị sự, hầu hết các đại biểu và những nhà quan sát đều nhất trí các cuộc đàm phán của LHQ cần phát đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng các nước sẵn sàng cam kết các mục tiêu rõ ràng hơn trong việc giảm hiệu ứng nhà kính. Điều đó còn tham vọng hơn nhiều so với mục tiêu được đặt ra bởi tuyên bố Thời điểm để hành động Chile-Madrid, theo đó chỉ đơn thuần kêu gọi khẩn cấp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính phù hợp với các mục tiêu mà Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu đã đặt ra.
Các nhà khoa học cho rằng cần bắt đầu giảm nhanh lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và các khí thải gây ô nhiễm khác càng sớm càng tốt để đáp ứng mục tiêu trong Hiệp định Paris nhằm duy trì sự ấm lên của Trái Đất thấp hơn 2 độ C và lý tưởng là 1,5 độ C, vào cuối thế kỷ. Với việc các mục tiêu về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay đặt thế giới vào tiến trình tăng từ 3-4 độ C vào năm 2100, các nhà khoa học cho biết việc giảm mạnh hơn nữa là cần thiết và nên được thông báo trước thềm hội nghị khí hậu vào năm tới tại Glasgow.
Giới khoa học nhấn mạnh các nước càng chần chừ lâu trong việc giảm khí thải, thế giới sẽ càng khó đạt mục tiêu của Hiệp định Paris. Giám đốc Viện Postdam nghiên cứu sự tác động của khí hậu, Johan Rockstrom – cho biết lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần bị cắt giảm 50% vào năm 2030 và mục tiêu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ròng ở mức “0″ phải được hiện thực hóa vào năm 2050. Ông cho rằng mục tiêu này có thể đạt được với những công nghệ và điều kiện kinh tế hiện nay của chúng ta, đồng thời lưu ý: “Cánh cửa cơ hội đang mở ra, nhưng chưa nhiều”.
Theo Hải Quan Online
Kế hoạch lớn của Mark Zuckerberg bị ngăn chặn
Tham vọng kết nối các nền tảng mà Facebook đang sở hữu của Mark Zuckerberg có thể sẽ không thành hiện thực khi bị cơ quan quản lý của Mỹ tìm cách ngăn chặn.
Theo The Verge, đầu năm nay, Mark Zuckerberg tiết lộ một kế hoạch lớn. Đó là hợp nhất tính năng nhắn tin của 3 ứng dụng mà công ty này đang sở hữu gồm Facebook Messenger, Instagram và WhatsApp.
Sau khi ba dịch vụ hợp nhất, một người dùng Facebook có thể gửi tin nhắn đã mã hóa tới một tài khoản WhatsApp, điều không thể thực hiện vào lúc này vì nền tảng khác nhau.
Việc hợp nhất nền tảng nhắn tin của 3 dịch vụ với hàng tỷ người dùng đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Facebook trước những dịch vụ khác như iMessage. Tuy nhiên, kế hoạch của CEO Facebook có thể sẽ không thành sự thật khi Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) dự định can thiệp.
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh muốn hợp nhất cả 3 nền tảng nhắn tin của mình.
Theo Wall Street Journal, các quan chức của FTC đang lo sợ những nỗ lực gắn kết các sản phẩm của Facebook có thể khiến cho cơ quan quản lý như FTC khó can thiệp hoặc tách nhỏ Facebook trong các vụ kiện liên quan đến độc quyền trong tương lai.
FTC muốn ngăn chặn việc Facebook kết nối 3 nền tảng nhằm tránh cạnh tranh không lành mạnh. Để ngăn chặn Facebook, FTC sẽ phải bỏ phiếu về ý kiến này và đạt sự đồng thuận của 3/5 ủy viên.
Facebook lần đầu công bố kế hoạch kết nối 3 nền tảng nhắn tin vào tháng 3 năm nay. "Người dùng muốn có thể lựa chọn nền tảng để kết nối với mọi người. Chúng tôi muốn cho họ lựa chọn để họ có thể kết nối với bạn bè trên bất kỳ nền tảng nào họ đang dùng", CEO Mark Zuckerberg chia sẻ trên blog của công ty.
Vào tháng 7, Facebook tiết lộ họ đang bị FTC điều tra về chống độc quyền. Hiện vẫn chưa có kết luận từ vụ điều tra. Vào đầu tháng 7, FTC công bố mức phạt 5 tỷ USD với Facebook vì không tuân theo các thỏa thuận từ năm 2011.
Ngoài Ủy ban Thương mại, Bộ Tư pháp Mỹ cũng có khả năng phạt Facebook về hành vi độc quyền. Tại một cuộc họp vào đầu tuần này, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết kết luận của Bộ Tư pháp về việc điều tra chống độc quyền Facebook có thể có trong tháng này.
Theo Zing
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng Đây là nội dung được chia sẻ tại Hội nghị an toàn thông tin mạng ngành BHXH năm 2019 được BHXH Việt Nam tổ chức tại TP Đà Nẵng vừa qua. Theo đó, nói về tổng quan tình hình an toàn thông tin ngành BHXH, Phó giám đốc Trung tâm CNTT, BHXH Việt Nam Lê Vũ Toàn cho biết, trong thời gian qua,...