Hội nghị cấp bộ trưởng G7 thảo luận về trao quyền cho phụ nữ sau đại dịch COVID-19
Ngày 24/6, các Bộ trưởng Bình đẳng giới của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã tham dự cuộc họp tại Nhật Bản để thảo luận về chủ đề trao quyền cho phụ nữ trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19 vốn đã làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng giới và làm nổi rõ những bất cân bằng về xã hội và kinh tế giữa nam giới và nữ giới.
Cuộc họp giữa các bộ trưởng G7 được tổ chức ở Nikko, tỉnh Tochigi. Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, dự kiến, các bộ trưởng sẽ thông qua tuyên bố chung trong ngày 25/6 và nhất trí về các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề như chênh lệch lương giữa các giới, cũng như tình trạng suy giảm cơ hội việc làm dành cho phụ nữ.
Trong nhóm các nước thành viên G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU), nam giới được trả mức lương trung bình cao hơn 14,4% so với nữ giới, theo số liệu năm 2021. Trong nhóm các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ này là 11,7% .
Video đang HOT
Các bộ trưởng G7 cũng sẽ thảo luận về cách thức đẩy mạnh việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí việc làm lương cao tại các công ty và xem xét các cách thức để tăng cường tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp liên quan các chính sách bình đẳng giới. Hội nghị cũng sẽ tập trung tháo gỡ những lo ngại rằng đại dịch COVID-19 đã đảo ngược những tiến bộ trong các nỗ lực đảm bảo bình đẳng giới và cùng chia sẻ những lo ngại rằng trong đại dịch, phụ nữ có thể đã buộc phải cắt giảm giờ làm nhiều hơn nam giới để trông coi trẻ em, dựa trên những số liệu về chênh lệch tiền lương.
Ngoài ra, các bộ trưởng còn xem xét báo cáo về thực trạng gia tăng bạo lực gia đình trong các đợt phong tỏa để kiểm soát đại dịch.
Bộ trưởng Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Nhật Bản Masanobu Ogura chủ trì hội nghị.
Đối diện 37 cáo buộc "có 1 không 2", cựu Tổng thống Trump nói gì?
Các công tố viên Mỹ ngày 9/6 (giờ địa phương) đã công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống lại cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro với một số bí mật an ninh của đất nước sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2021.
Bản cáo trạng cho biết, cựu Tổng thống Donald Trump đã xử lý sai các tài liệu được phân loại mật bao gồm thông tin về chương trình hạt nhân bí mật của Mỹ cũng như các lỗ hổng tiềm tàng trong nước trong trường hợp bị tấn công.
Ông Trump cũng được cho là đã thảo luận với các luật sư của mình về khả năng che giấu các quan chức chính phủ đang tìm cách thu hồi tài liệu mật; cũng như cất giấu và di chuyển một số tài liệu xung quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của mình ở Florida để tránh bị phát hiện.
Các công tố viên cho rằng việc tiết lộ trái phép các tài liệu mật gây ra những nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh quốc gia, quan hệ đối ngoại và thu thập thông tin tình báo của Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục vướng vòng lao lý. Ảnh: Reuters
Bộ Tư pháp Mỹ đã công khai các cáo buộc hình sự nhắm vào ông Trump trong một ngày đầy biến động, trong đó hai luật sư của ông Trump là John Rowley và Jim Trusty đã từ chức. Một cựu trợ lý khác của ông Trump, Walt Nauta, đang phải đối mặt với cáo buộc là đồng phạm của ông.
Việc truy tố một cựu Tổng thống Mỹ về các cáo buộc cấp liên bang là chưa từng có trong lịch sử nước này và xuất hiện vào thời điểm ông Trump đang là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa để tham gia đường đua Tổng thống vào năm tới.
Theo Reuters, ông Trump sẽ xuất hiện lần đầu tiên trong vụ kiện tại tòa án Miami vào ngày 13/6 tới. Ông liên tục phủ nhận toàn bộ cáo buộc nhằm vào mình và tuyên bố mình vô tội.
"Luật của chúng ta về bảo vệ thông tin quốc phòng là rất quan trọng đối với sự an toàn và an ninh của Mỹ, và chúng phải được thực thi", công tố viên đặc biệt Jack Smith khẳng định trong cuộc họp báo hôm 9/6.
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 11/2022 bổ nhiệm công tố viên đặc biệt Jack Smith giám sát các cuộc điều tra ông Trump, liên quan tới nỗ lực thay đổi kết quả bầu cử năm 2020 và vụ bạo loạn ở Đồi Capitol ngày 6/1/2021 cùng vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thu được tài liệu mật ở dinh thự Mar-a-Lago hồi tháng 8/2022.
Thủ tướng Đan Mạch sẽ thăm Mỹ vào tháng 6 để bàn về vấn đề Ukraine Ngày 23/5, Nhà Trắng thông báo Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen sẽ thăm Mỹ vào ngày 5/6 tới. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết Thủ tướng Frederiksen sẽ có cuộc hội đàm tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề Ukraine, hợp tác an ninh...