Hội nghị bất thường và những thách thức chiến lược
Diễn ra trong ngày 17 và 18/4, Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại thủ đô Brussels (Bỉ) hướng đến mục tiêu đạt được sự nhất trí, trong việc đối phó với những thách thức hiện tại.
Tuy nhiên, có vẻ như kể cả với hàng loạt thông điệp mang tính đồng thuận được đưa ra, giới quan sát quốc tế vẫn dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bế tắc chiến lược, đối với châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung.
Từ những lời cam kết
Điểm nhấn trong ngày bế mạc là việc các nhà lãnh đạo EU một lần nữa thể hiện quyết tâm đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza và trả tự do cho tất cả các con tin Israel một cách vô điều kiện, giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Tuy nhiên, cũng chính là ở “tiêu điểm” này, trạng thái “quay đi mắc núi, trở về vướng sông” của cựu lục địa được bộc lộ khá rõ ràng. Một mặt, Hội đồng châu Âu (EC) tuyên bố tập trung vào nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, dựa trên “giải pháp hai nhà nước”, đồng thời thực thi Nghị quyết 2728 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – vừa được thông qua ngày 25/3/2024.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Hội nghị Ngoại trưởng G7.
Mặt khác, Chủ tịch EC Charles Michel vẫn tái khẳng định tình đoàn kết với Israel và hé lộ rằng EU sẽ triển khai các biện pháp hạn chế mới đối với Iran. Gần như ngay lập tức sau đó, nước Mỹ thêm một lần dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn dự thảo của Hội đồng Bảo an, liên quan tới việc ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Đương nhiên, với lá phiếu phủ quyết này, Hội đồng Bảo an đã không thể thông qua bản dự thảo. Đây cũng là lần thứ 5 Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an, kể từ khi vòng xoáy xung đột mới nhất bùng phát ở Dải Gaza. Và, với điều đó, những tuyên bố khép lại Hội nghị thượng đỉnh EU cuối cùng vẫn chỉ là những diễn ngôn, chứ chưa thể trở thành hành động thực tế.
Không chỉ vậy, việc ủng hộ Israel thông qua các biện pháp cứng rắn áp đặt lên Iran, cho dù không làm ai bất ngờ, nhiều khả năng cũng chỉ khiến tình hình căng thẳng chung tại Trung Đông thêm gay gắt.
Cùng lúc (ngày 18/4), trên đảo Capri của Italy, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng bắt đầu nhóm họp. Tại phiên khai mạc, Ngoại trưởng nước chủ nhà Italy Antonio Tajani làm rõ: “Chúng tôi sẽ thảo luận những hình thức áp đặt trừng phạt đối với Iran”, trong khi Ngoại trưởng Anh David Cameron kêu gọi G7 thông qua những “biện pháp trừng phạt phối hợp” nhằm vào Tehran. Nhưng, trong thông báo chính thức, mục tiêu chính của hội nghị này cũng vẫn là việc tìm ra biện pháp hướng tới một giải pháp chính trị đáng tin cậy nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực.
Bên cạnh đó, Hội nghị thượng đỉnh bất thường EU cũng nhắc lại chính sách ủng hộ dành cho Ukraine và người dân nước này. Lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine, cùng các thiết bị bảo vệ dân sự như máy phát điện và máy biến thế, nhằm giúp đỡ quốc gia Đông Âu đối phó với những thách thức hiện tại.
Hơn thế, Thủ tướng Đức Olaf Scholz còn hy vọng các quốc gia thành viên NATO sẽ nhanh chóng bàn giao 6 hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine. Ông khẳng định: “Tôi cũng sẽ nhân cơ hội ở đây để thúc đẩy đề xuất này trong nhiều cuộc thảo luận”. Ngay sau đó, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng G7, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo: “Chúng tôi đã tổng hợp dữ liệu về các hệ thống phòng không khác nhau mà chúng tôi có trong NATO và tập trung vào các hệ thống Patriot. Chúng tôi cũng đang làm việc với các đồng minh để đảm bảo rằng họ sẽ tái triển khai một số hệ thống của mình tới Ukraine”. Hỗ trợ phòng không cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự với Nga, tất nhiên, cũng là một chủ đề chính của cả hai hội nghị – những hội nghị bàn thảo các động thái mang tính chiến lược của phương Tây.
Việc Iran phóng tên lửa và máy bay không người lái tấn công trả đũa Israel là một trong những vấn đề quan tâm tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo EU.
Đến thách thức về cấu trúc chiến lược
Nguy cơ lớn nhất mà EU nói riêng cũng như phương Tây nói chung đang phải đối mặt, tại Trung Đông, không chỉ là nguy cơ xung đột vũ trang giữa Israel với Iran vượt tầm kiểm soát để khiến ngọn lửa chiến tranh lan rộng thêm, mà còn là những hệ lụy của việc “chọn phe”.
Việc phương Tây chọn đứng về phía Israel không phải điều bất ngờ. Tuy vậy, với những gì đã và đang diễn ra, lựa chọn này có thể làm xói mòn tính chính danh của cả các đại cường Mỹ, Anh lẫn EU. Bởi lẽ, những hành động cứng rắn đến cực đoan của quân đội Israel, từ tấn công cả các nhân viên đang thực hiện sứ mệnh nhân đạo trên Dải Gaza đến không kích cơ quan ngoại giao của Iran ở Syria – là rất khó có thể biện minh, trong mắt bất cứ đại biểu hay người quan sát trung lập nào. Cũng cần nhấn mạnh, sau những sự suy giảm ảnh hưởng ở nhiều khu vực trên thế giới, việc vãn hồi mối quan hệ với các nước châu Phi cũng đã là một phần nghị sự quan trọng, trong nghị trình của Hội nghị Ngoại trưởng G7. Thêm vào đó, sự vụ Washington dùng quyền phủ quyết để chặn dự thảo về tư cách thành viên Liên hợp quốc của Palestine lại càng trở nên đầy cạm bẫy.
Israel trở thành ưu tiên hàng đầu, và những nguồn lực dành cho Ukraine, vì thế, cũng không thể còn dồi dào như năm 2022 – đây là điều đã được tiên liệu kể từ cuối năm 2023, khi xung đột trên Dải Gaza bùng phát, để rồi nhanh chóng trở thành hiện thực. Rất nhanh, sau sự tiến triển của các diễn biến thời sự, châu Âu cảm nhận được gánh nặng trọng trách mỗi lúc một khó “cáng đáng” hơn, nhưng lại không thể thoái thác. Trên góc nhìn bao quát, ai cũng có thể thấy, trước khi các gói viện trợ cho Kiev được Hạ viện Mỹ thông qua, EU bắt buộc phải “sắm vai chính” thay thế. Tuy nhiên, hiện trạng kinh tế – xã hội ở rất nhiều nước trong khối khiến không ít lời hứa hẹn trở nên không thể thực hiện.
Cứ nhìn cách những người nông dân Ba Lan tìm cách đóng cửa biên giới ngăn nông sản Ukraine đi qua lãnh thổ, ai cũng có thể cảm nhận được sự mệt mỏi mà cuộc xung đột kéo dài mang đến đã chạm đến mức độ nào. Nếu tiếp tục phải hy sinh lợi ích của mình để “tiếp tế” cho sự vô vọng tại Ukraine, tình trạng hỗn loạn trong lòng châu Âu có thể sẽ còn bùng lên gấp bội. Và, như “xát thêm muối vào các vết thương”, trong một động thái liên quan, ngày 18/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định: Cho dù Mỹ (hay EU) có cung cấp cho Kiev những gói viện trợ mới thì “cục diện chiến trường cũng sẽ chẳng có gì thay đổi”. Đó là chưa kể, một cách cụ thể, EU cũng như NATO sẽ lấy các hệ thống phòng không hiện đại (như HIMARS, Patriot hay NASAMS) ở đâu để viện trợ cho Ukraine? Hoặc, nói đúng hơn, phương Tây sẽ lấy tiền từ đâu để mua những hệ thống tân tiến đó?
Hội nghị thượng đỉnh bất thường EU diễn ra trong bối cảnh đầy thách thức.
Bởi, thực chất, thách thức cốt lõi mà phương Tây đang phải đối diện chính là nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Bị tác động bởi các cuộc xung đột, bị cuốn vào những trận chiến trừng phạt – cấm vận và bị đe dọa tổn thương bởi rất nhiều vấn đề (từ giá năng lượng, an ninh lương thực, chi phí sinh hoạt đến chi phí sản xuất), nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) còn đang phải cân nhắc không cắt giảm lãi suất trong năm nay (nhằm tiếp tục ngăn ngừa lạm phát), thì EU đang thực sự ngày càng mất vị thế so với các đối thủ chính.
Do đó, phần ít được nhắc đến, nhưng lại chiếm vai trò then chốt trong Hội nghị thượng đỉnh bất thường EU là việc đề xuất các biện pháp kích thích kinh tế để tái tạo sức mạnh kinh tế của khu vực. Các biện pháp này có thể bao gồm việc đầu tư vào các ngành công nghiệp tiên tiến, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, cũng như tăng cường hợp tác thương mại quốc tế. Ngoài ra, các cuộc thảo luận cũng tập trung vào việc xem xét lại các chính sách kinh tế hiện có và tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới để tăng cường sức cạnh tranh của châu Âu trên thị trường toàn cầu. Đồng thời, việc thúc đẩy môi trường kinh doanh tích cực và đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong các quan hệ thương mại cũng được coi là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi và phát triển kinh tế châu Âu.
Nhưng, trên thực tế, ít nhất trong ngắn hạn, các dự án tái thiết này vẫn sẽ phải chấp nhận bị che khuất, lùi về phía sau, để nhường điểm sáng cho những lời cam kết không mấy khả thi, về hòa bình Trung Đông hay chiến sự ở Ukraine…
Tổng thống Ukraine được mời dự hội nghị thượng đỉnh EU
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã chính thức mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trực tiếp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) dự kiến được tổ chức tại thủ đô Brussels của Bỉ trong tuần này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trong cuộc họp báo chung ở Kiev, ngày 19/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trên mạng xã hội Twitter, phát ngôn viên của Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Barend Leyts, thông báo: "Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trực tiếp tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU. Vì lý do bảo mật, sẽ không cung cấp thêm thông tin".
Nếu ông Zelensky đến thăm Brussels, đây sẽ là chuyến thăm EU đầu tiên và là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Zelensky kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine gần 1 năm trước. Vào tháng 12/2022, ông Zelensky đã đến thăm Washington, gặp Tổng thống Joe Biden và có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ.
Trước đó, Hội đồng châu Âu thông báo hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra từ ngày 9 - 10/2. Lãnh đạo nhà nước và chính phủ các nước EU sẽ thảo luận các vấn đề về kinh tế, di cư, cũng như việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay.
Tấn công bằng dao tại ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels Rạng sáng 31/1 (giờ Việt Nam), một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại ga tàu điện ngầm Schuman, cách trụ sở của Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels của Bỉ vài chục mét. Ga tàu điện ngầm Schuman nằm ở trung tâm khu EU của Brussels. Ảnh: politico.eu Theo phóng viên TTXVN tại...