Hồi ký của con gái Steve Jobs hé lộ mặt xấu xí của thiên tài
“Đây không phải con tôi”, Jobs nói khi bay tới một trang trại ở Oregon (Mỹ) để thăm con gái đầu của ông, khi đó mới được vài ngày tuổi.
Lisa Brennan-Jobs, đứa con từng bị huyền thoại công nghệ Apple chối bỏ nhiều năm, sẽ xuất bản cuốn hồi ký Small Fry vào ngày 4/9. Một đoạn trích đăng trên Vanity Fair đã mang đến một góc nhìn khác về ông: một người cha lạnh lùng và tàn nhẫn.
Steve Jobs khắc nghiệt với con gái trong đoạn trích hồi ký Small Fry.
Đoạn trích khắc họa chân dung một phụ nữ luôn cảm thấy sợ cha mình – người đã liên tục không nhận cô là con gái. Năm 1978, khi 23 tuổi, Jobs làm bạn gái Chrisann Brennan có thai nhưng không kết hôn. Là đồng sáng lập công ty máy tính nổi tiếng Apple, ông vẫn để mẹ con Lisa Brennan-Jobs phải sống trong cơ cực.
Thậm chí, ông còn khẳng định với tòa rằng mình bị vô sinh nên không thể có con. Thế nhưng năm 1991, ông cưới Laurene Powell và có tới ba người con. Jobs chỉ chấp nhận chu cấp tiền nuôi con khi có kết quả xét nghiệm ADN cho thấy ông thực sự là cha của Lisa.
Lisa Brennan-Jobs, hiện 40 tuổi, cho biết dù sao cha vẫn thi thoảng bay tới thăm mẹ con cô. Năm 1983, máy tính cá nhân đầu tiên có giao diện đồ họa (GUI) của Apple mang tên Lisa ra đời. Lúc này, Jobs vẫn chưa nhận mình là cha của Lisa và giải thích tên máy tính là viết tắt của Local Integrated Software Architecture chứ không liên quan gì tới đứa bé kia.
Video đang HOT
“Tôi không quan tâm tới máy tính, nhưng tôi thích cái ý nghĩ rằng mình được kết nối với cha theo cách đó. Có nghĩa, tôi được chọn và có một vị trí nhất định, dù thực tế ông tỏ ra xa lánh. Cha nổi tiếng, lái một chiếc Porsche. Nếu máy tính Lisa được đặt theo tên tôi, tôi là một phần trong đó”, Lisa viết.
Jobs cuối cùng cũng công nhận. Nhưng không phải do Lisa hỏi. Năm cô 27 tuổi, Jobs dẫn cô tới thăm nhà Bono. Ca sĩ chính của nhóm nhạc U2 hỏi ông liệu máy tính Lisa có phải được đặt theo tên con gái và Jobs lưỡng lự gật đầu. “Đây là lần đầu tiên cha thừa nhận”, Lisa nói với Bono. “Cảm ơn chú vì đã hỏi”.
“Như thể, người nổi tiếng cần đến những người nổi tiếng khác xung quanh để tiết lộ bí mật của họ vậy”, cô viết trong hồi ký. Lisa giờ cũng đã nổi tiếng và tự tiết lộ những bí mật của riêng cô. Cô cho biết mình viết ra để để hàn gắn những tổn thương trong quá khứ và để tha thứ cho cha.
Trong cuộc trò chuyện với New York Times giữa tháng 8, Lisa lo ngại độc giả sẽ chỉ chăm chăm nhìn vào cái xấu của cha mình, chứ không phải tình yêu của cô dành cho con người đầy phức tạp và mâu thuẫn ấy.
Nỗi lo của Lisa không phải không có cơ sở. Trong trích đoạn được đăng, Jobs hiện lên là một người cha tồi tệ. Ở tuổi thiếu niên, khi Lisa tới sống cùng, ông đã cấm cô gặp mẹ trong suốt 6 tháng. Khi nói với cha và mẹ kế Laurene Powell-Jobs rằng cô cảm thấy cô đơn và mong họ chúc mình ngủ ngon mỗi tối, bà Powell-Jobs trả lời: “Ba mẹ là những người lạnh lùng”.
Thậm chí, có lần Jobs có những hành động nhạy cảm với vợ trước mặt Lisa, ông còn yêu cầu cô ở lại phòng để chứng kiến “khoảnh khắc gia đình”. Ông cũng thường xuyên từ chối cho tiền Lisa và nói cô sẽ không nhận được gì từ tài sản kếch xù của ông, thậm chí còn không lắp máy sưởi trong phòng của cô. Một lần khác, hàng xóm đã lo ngại và cho cô ở tạm trong nhà họ, giúp cô trả học phí đại học.
Theo Business Insider, nhiều người đã biết Jobs là người khắc nghiệt tới mức tàn nhẫn, nhưng cuốn hồi ký cho thấy ông còn tàn nhẫn với cả con mình.
Và Lisa, trong nỗ lực tìm cách tha thứ và cố gắng hiểu ông, đã hành động giống như nhiều người khác là tiếp tay cho ông thay vì đứng lên chống lại ông. Trong công việc, không ít nhân viên mô tả Jobs giống như kẻ độc tài, thành công là vì những người xung quanh phục tùng và chấp nhận sự tồi tệ của ông.
Tuy vậy, đây cũng chỉ là một góc nhìn và đoạn trích chưa thể hiện đầy đủ cuốn hồi ký. Nhìn theo cách khác, Steve Jobs là một thiên tài khi đã hồi sinh Apple, giúp hàng nghìn người không mất việc. Sự tỉ mỉ và khắc nghiệt của ông đã thay đổi thế giới thông qua những sản phẩm như iPhone, iPad, iPod, MacBook… Nếu không có ông, những sản phẩm đó có thể chưa bao giờ được tạo ra.
Theo vnexpress
Cố CEO của Apple - Steve Jobs luôn đổi xe mỗi 6 tháng và đây là lí do tại sao
Trong suốt 4 năm ở thung lũng Silicon, Steve Jobs luôn đuổi xe mỗi 6 tháng một lần. Tuy nhiên, lý do mà vị cố CEO của Apple luôn đổi xe không như những gì mà chúng ta thường nghĩ.
Trong suốt 4 năm ở thung lũng Silicon, cố CEO của Apple - Steve Jobs luôn thay mới ô tô mỗi 6 tháng một lần. Mặc dù, không ai biết rõ nguyên nhân cho điều kỳ lạ này nhưng đã có nhiều đồn thổi rằng Steve Jobs luôn thay xe mới mỗi khi xe hơi của mình có một vết xước dù là nhỏ. Cộng với sự kỹ tính của mình, lời đồn đại này rõ ràng là có cơ sở để mọi người tin tưởng.
Theo luật pháp California, nơi Steve Jobs sinh sống, làm việc và qua đời, bất kỳ ai muốn sở hữu một chiếc xe mới cũng phải đăng ký gắn biển số trong vòng 6 tháng.
Cụ thể, các đại lý xe thường phải tốn 30 ngày để nộp các loại hồ sơ đăng ký cần thiết, lên cơ quan quản lý phương tiện giao thông mỗi khi có ai mua xe mới hoặc xe đã qua sử dụng. Sau đó, việc cấp biển số có thể tốn gần 4 đến 6 tuần để bàn giao cho chủ xe. Trong suốt thời gian đó, chủ xe phải treo hoặc gắn một biển đăng ký tạm thời phía cửa sổ bên người lái. Và Steve Jobs đã tận dụng triệt để điều luật này để tránh không phải gắn biển cho chiếc xe của ông.
Được biết, cố CEO của Apple đã ký một thỏa thuận với công ty cho thuê xe. Theo đó, ông sẽ luôn thay xe mới xe trong khoảng thời gian 6 tháng bằng một chiếc xe Mercedes SL55 AMG màu bạc khác giống y hệt như chiếc ban đầu. Do đó, lúc nào Jobs cũng lái một chiếc xe có thời hạn sử dụng ít hơn 6 tháng, và vì thế không phải gắn biển cho bất kỳ chiếc xe nào mình sử dụng.
Một giả định nữa cũng được đưa ra là do Steve Jobs muốn giữ sự riêng tư và không muốn bị chú ý. Tuy nhiên, ở một bang nơi mà những chiếc SL55 khá phổ biến thì đây không phải là một cách hay để tránh sự tò mò.
Theo Tri Thuc Tre
Lê Việt Quốc: Thiên tài khiêm tốn người Việt ở Google Năm 2014, Lê Việt Quốc đã lọt vào danh sách 35 nhà sáng chế trẻ dưới 35 tuổi của Học viện Công nghệ Massachuset (MIT), Mỹ. Mảnh dẻ, trầm tĩnh đằng sau cặp kính cận, Lê Việt Quốc hoàn toàn không có vẻ gì là người đang dẫn đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở Google....