Hồi kết cho những cửa hàng nhái Apple Store ở Trung Quốc
Từng rộ lên cách đây vài năm, nhưng các cửa hàng Apple Store “nhái” ở Trung Quốc hiện giảm mạnh vì nhiều nguyên nhân.
Vài năm qua, sự phát triển nhanh và mạnh của ngành kinh doanh di động tại Trung Quốc kéo theo sự nở rộ của các cửa hàng “nhái” Apple Store, chuyên kinh doanh iPhone, iPad, MacBook.
Một cửa hàng hoành tráng tại Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), có logo táo khuyết lớn, cửa kính và cách thiết kế giống hệt với Apple Store “xịn”.
Chủ những cửa hàng này rất chịu chi khi bàn gỗ, tường thạch cao, ánh sáng trắng và “nhái” theo cách sắp đặt của Apple. Tuy nhiên, chúng vẫn không đạt đến sự đơn giản tinh tế của Apple Store thật.
Hầu hết sản phẩm này là hàng “xách tay”, hoặc nhập lậu số lượng lớn. Thậm chí có cả hàng nhái, bán với giá rẻ.
Video đang HOT
Nhân viên ở một Apple Store “nhái” ở Thẩm Quyến, Trung Quốc thậm chí mặc đồ có logo táo và đeo thẻ như thật.
Tuy nhiên, theo Reuters, từ cuối 2015 đến nay, số lượng cửa hàng chuyên bán iPhone và nhái Apple Store đã giảm mạnh, chỉ còn 1/3 ở Trung Quốc. Sự phát triển như vũ bão của các thương hiệu nội địa như Xiaomi, Huawei, Oppo, Vivo… khiến các cửa hàng nhỏ lẻ chuyển hướng làm đại lý cho các thương hiệu này, nhằm nhận được mức chiết khấu cao thay vì bán iPhone nhái lợi nhuận thấp.
Dù không ít người cuồng iPhone, nhưng phần lớn người dân Trung Quốc chọn mua điện thoại nội địa vì mức giá dễ chịu, trải nghiệm tương đối tốt.
Thay vì chọn iPhone nhái, nhiều người có xu hướng mua điện thoại Android giá rẻ cấu hình mạnh của Xiaomi, Vivo. Đây là sức ép tự nhiên khiến các cửa hàng nhái Apple Store, dù bán iPhone nhái hay iPhone xách tay, lâm vào cảnh ế ẩm. Dân buôn iPhone trở thành “đầu nậu”, xuất hàng đi các nước lân cận thay vì bán lẻ như trước.
“Việc sở hữu một chiếc iPhone không còn ‘ngầu’ như trước nữa”, Cai, một nhân viên 23 tuổi đang làm việc tại một cửa hàng “nhái” Apple Store ở Thâm Quyến nói với NDTV.
Trong hai năm qua, Apple đã mở thêm nhiều cửa hàng Apple Store tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thành Đô…
Chính những cửa hàng Apple Store “xịn” này đã đặt dấu chấm hết cho các cửa hàng nhái Apple tại Trung Quốc.
Duy Nguyễn
Ảnh: Reuters, Business Insider
Theo Zing
Apple đang tìm mọi cách 'lấy lòng' Trung Quốc
Chuyến thăm Bắc Kinh của CEO Tim Cook tuần này nhằm tỏ rõ thiện chí bằng việc gặp gỡ với các quan chức chính phủ, thăm các Apple Store và nói chuyện với người dân địa phương.
Với 40,4 triệu iPhone bán ra, Apple tiếp tục có quý kinh doanh thất bại thứ hai liên tiếp trong năm 2016 với mức giảm lên tới 15%, thấp nhất trong 13 năm qua. Kết quả này bị tác động bởi các thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc với mức giảm lên tới 31,7% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 12,6 triệu máy xuống còn 8,6 triệu. Từ thị trường trọng điểm thứ hai của Apple sau Mỹ, giờ Trung Quốc đã tụt xuống vị trí thứ ba sau khi để châu Âu vượt lên.
Tim Cook đang có chuyến thăm Trung Quốc.
Vì vậy, Tim Cook đã thực hiện chuyến thăm Trung Quốc trong tuần này, không ngoài mục đích tạo sự thiện chí. Trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ ở Bắc Kinh ngày 16/8, Cook cam kết xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đầu tiên tại đây. Một ngày sau, ông tới Trùng Khánh và gặp gỡ thân mật các nhân viên của mình tại Apple Store cùng thị trưởng thành phố.
Hành động của Apple là sự nhượng bộ đáng chú ý sau nhiều lần chính phủ Trung Quốc muốn dựa vào lượng dân số khổng lồ (số người dùng smartphone và Internet lớn nhất thế giới) để đổi lấy việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng, phát triển kinh tế địa phương thông qua đầu tư và chuyển giao công nghệ... nhưng không được chấp thuận. Trước đó, Apple cũng chấp nhận đầu tư 1 tỷ USD vào Didi Chuxing, dịch vụ đi nhờ xe lớn nhất Trung Quốc.
"Cook cố gắng chứng tỏ mình đang lắng nghe, tiếp thu, học hỏi cũng như đánh giá cao nền văn hóa địa phương. Đây sẽ là cách để Apple xây dựng mối quan hệ tốt với chính phủ Trung Quốc", Kitty Fok, giám đốc nghiên cứu khu vực Trung Quốc của IDC, nhận định.
Apple đứng cuối cùng trong 5 hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc quý II/2016.
Đáp lại, phía Trung Quốc cũng có những động thái quan tâm đến Apple, không phải bây giờ mà từ nhiều tháng trước, nhưng họ lo cho các doanh nghiệp gia công sản phẩm nhiều hơn. Hồi tháng 5/2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ sự quan tâm đến iPhone khi hỏi Terry Gou, Chủ tịch Foxconn, rằng "có phải sản lượng iPhone năm nay đang giảm?". Ông Gou đã cố gắng né tránh câu hỏi này bằng câu trả lời "xu hướng năm nay đều giảm".
Thực tế, lợi nhuận ròng của Foxconn trong quý II/2016 cũng giảm mạnh, lên tới 31% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà phân tích, việc bị quản lý quá chặt chẽ từ chính quyền Trung Quốc khiến Apple chuyển hướng đến các công ty gia công có nguồn gốc Ấn Độ bởi chi phí rẻ hơn và chính sách thông thoáng hơn, tác động đến quyết định rút vốn tại Foxconn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông nhà nước, như tờ Global Times, nhanh chóng bác bỏ khi cho rằng "việc thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài như Apple đầu tư tại miền tây Trung Quốc vẫn tốt hơn so với Ấn Độ".
Theo WSJ, việc Cook nhượng bộ Trung Quốc đến từ sự chèn ép của chính phủ nước này như vụ iTunes và iBooks bị cấm, tranh chấp thương hiệu iPhone hay đòi được chia sẻ mã nguồn các sản phẩm quan trọng... Trung Quốc đã ban hành một số luật an ninh mạng mới, trong đó có những điều khoản gây áp lực lên các công ty nước ngoài có lưu trữ dữ liệu tại đây, cũng như phải chia sẻ khi họ yêu cầu. Thế nên, động thái của Apple không quá khó hiểu, khi mà tình hình kinh doanh của hãng đang có dấu hiệu lao dốc.
Bảo Lâm
Theo VNE
Tim Cook đến Trung Quốc sau tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD Tim Cook có mặt tại Bắc Kinh sau khi tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD vào "Uber của Trung Quốc" nhằm tìm hướng giải quyết các vướng mắc của Apple và chính phủ nước này. Thương vụ này có thể làm ấm lại quan hệ giữa Apple và Bắc Kinh, cũng như cho Tim Cook thêm lợi ích khi gặp gỡ các...