Hồi kết cho giấc mơ chinh phục J.League của người Thái?
Bốn cầu thủ Thái Lan đá chính ở J.League từ năm 2017, nhưng đến nay 2 trong số đó đã về nước, 2 người ở lại thì một phải dự bị, một đang chật vật với chấn thương.
Tháng 3/2017, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và Nhật Bản (JFA) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện. Một trong những nội dung thỏa thuận hợp tác cam kết sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho chiến lược xuất khẩu cầu thủ Thái Lan.
4 tháng sau, Chanathip Songkrasin – ngôi sao sáng giá nhất tuyển Thái Lan lúc bấy giờ – được gửi đi Consadole dưới dạng cho mượn và lập tức khẳng định vị trí ở CLB. Anh được đội bóng Nhật Bản mua đứt và ký bản hợp đồng có thời hạn 6 mùa (từ 1/2/2019 đến 31/1/2025).
Chanathip là người mở đường, cũng có thể sẽ là người cuối cùng cho giấc mơ chinh phục J.League của cầu thủ Thái Lan. Ảnh: Minh Chiến.
Chanathip, người đầu tiên và cuối cùng
Bước tiến trong sự nghiệp của Chanathip cũng là bước tiến lớn của bóng đá Thái, khi những thành công của anh đã mở ra giấc mơ chinh phục Nhật Bản của giới cầu thủ xứ chùa Vàng. Chữ “J” trong biệt danh “Messi J” mà người hâm mộ Thái Lan đặt cho Chanathip chính là niềm hy vọng mang tên J.Leauge.
Nhiều thành viên của tuyển Thái Lan sau đó tiếp bước Chanathip sang Nhật Bản và cũng thể hiện được năng lực. Nhưng sau 4 năm, chỉ mình “Messi J” là thực sự còn chỗ đứng.
Video đang HOT
Mùa giải 2019, Thitiphan Puangchan chơi 20 trận, nhưng chỉ đá chính 12, trung bình 50 phút một trận và không có bàn thắng hay pha kiến tạo nào. Anh cũng nhiều lần dính chấn thương, nên không được CLB Nhật Bản tiếp tục mượn hay mua đứt từ Pathum, buộc phải trở về Thai League.
Teerasil Dangda cũng không thể hiện được nhiều trong màu áo Shimizu S-Pulse do tuổi tác. Giữa việc ở lại Nhật Bản để dự bị và trở lại Thái Lan thi đấu AFC Champions League trong màu áo nhà vô địch BG Pathum United, anh không ngần ngại chọn phương án 2. Tiền đạo lão tướng này thậm chí xin rút khỏi đội tuyển quốc gia trong 3 trận cuối vòng loại thứ hai World Cup 2022 để bảo vệ sự nghiệp tại CLB.
Trường hợp của Kawin Thamsatchanan còn thảm hơn. Sau 28 trận dự bị cho Consadole, thủ môn này đứng trước 2 sự lựa chọn: Về Muangthong United cạnh tranh vị trí với Đặng Văn Lâm hoặc quay lại OH Leuven dù biết rõ không chắc có nhiều cơ hội bắt chính. Kawin trở lại Bỉ không lâu, thì Văn Lâm nhận lời gia nhập Cerezo Osaka, khiến Muangthong rơi vào cảnh không còn thủ môn đẳng cấp nào trong đội hình.
Theerathon Bunmathan gặp phải biến cố lớn sau khi HLV Ange Postecoglou chia tay Yokohama vào ngày 10/6. Ông Postecoglou đã đưa Bunmathan về đội và trao cho anh suất đá chính trước khi nâng tầm đẳng cấp của hậu vệ này bằng danh hiệu vô địch J1 League 2019. Vị trí của Bunmathan vốn đang không thể thay thế, nhưng sự xuất hiện của HLV người Nhật Bản Hideki Matsunaga thay đổi tất cả.
Dưới thời Matsunaga, Bunmathan đá chính 1 trận trước Consadole vào ngày 13/6 tại J.League Cup. Bốn trận kế tiếp ở J1 League, anh ngồi dự bị. Thất bại duy nhất của Yokohama trong chuỗi trận này đến khi gặp Consadole. 4 trận còn lại, đội bóng toàn thắng.
HLV Matsunaga chưa hề lên tiếng giải thích cho việc Bunmathan ngồi dự bị. Bunmathan không chấn thương và còn khẳng định: “Cuộc cạnh tranh ở Marinos là điều tốt cho tất cả”.
Vị trí của Bunmathan tưởng như bất khả xâm phạm ở Yokohama F.Marinos cho tới khi HLV Matsunaga xuất hiện. Ảnh: Minh Chiến.
Đến lúc kết thúc giấc mơ?
Trong nhóm 5 người thuộc thành viên của lứa thế hệ vàng tuyển Thái Lan góp mặt ở J1 League, chỉ còn một mình Chanathip đứng vững. Bất chấp những chấn thương liên miên, tính tới 10/7, “Messi Thái” vẫn đá chính 13 trong số 20 trận tại J1 League mùa này.
Chanathip là tia sáng cuối cùng đang giúp người Thái níu kéo giấc mơ chinh phục sân chơi cao nhất Nhật Bản. Bởi những năm qua, bóng đá xứ chùa Vàng không sản sinh thêm nhân tài sau lứa thế hệ vàng của “Messi Thái”.
U23 Thái Lan bị loại từ vòng bảng SEA Games 2019 và trắng tay ở U23 châu Á 2020. Tuyển Thái Lan cũng thất bại toàn tập ở AFF Cup, Asian Cup và vòng loại World Cup. Riêng AFC Champions League, nơi tốt nhất nhất để cầu thủ Thái “chào hàng” sang Nhật Bản cũng không có dấu ấn nào của các đại diện Thai League trong những năm qua.
Dangda và Thitiphan đều đang cùng BG Pathum Utd đại diện cho Đông Nam Á thi đấu AFC Champions League 2021. Nhưng ngay cả khi nhà vô địch Thai League tiến sâu ở đấu trường châu lục, cơ hội trở lại J.League của các tuyển thủ Thái Lan cũng không còn nhiều như trước với lý do tuổi tác.
“Tôi nghĩ đó là dấu hiệu tốt để thấy J.League là sân chơi đẳng cấp như thế nào. Đó là lời nhắc nhở cho nhiều đội bóng Đông Nam Á và các cầu thủ về mức độ cải thiện của họ. Chanathip và Bunmathan đều đã tạo ra tác động tốt trước đây, tôi nghĩ giấc mơ của người Thái có thể vẫn tiếp tục nhưng đây là thực tế để kiểm tra xem đẳng cấp thực sự của họ như thế nào.
Nếu các cầu thủ Thái Lan hoặc các cầu thủ Đông Nam Á khác muốn thành công, họ cũng phải duy trì được năng lực bền bỉ của mình. Tôi nghĩ các CLB Thái Lan vẫn đang làm tốt trong việc phát huy sức trẻ ở các cấp độ giải đấu, giống như Buriram United”, nhà báo Gabriel Tan của ESPN chia sẻ với Zing .
Cerezo Osaka thua trận thứ 2, Đặng Văn Lâm nóng lòng sang Nhật
Thủ thành Đặng Văn Lâm tiếp tục phải chứng kiến đội nhà Cerezo Osaka thất bại ở J-League, tuy nhiên anh vẫn chưa thể sang Nhật Bản để có cơ hội ra sân.
Chiều 6/3, trong chuyến làm khách FC Tokyo tại vòng 3 J-League, đội bóng thủ thành Đặng Văn Lâm chuẩn bị đầu quân là Cerezo Osaka dù có bàn dẫn trước nhưng đã thua ngược 2-3.
Như vậy, đây là trận thua liên tiếp thứ 2 của Cerezo Osaka. Trước đó, đội bóng Nhật Bản cũng thua ngược 2-3 trước Kawasaki Frontale ở vòng 2.
Kim Jin Hyeon để thủng lưới 6 bàn trong 2 trận
Sau 3 trận, thu môn dày dặn kinh nghiệm Kim Jin Hyeon đã phải vào lưới nhặt bóng tới 6 lần. Đây thực sự là khởi đầu rất tệ với huyền thoại CLB Cerezo Osaka.
Chứng kiến Cerezo Osaka thua trận thứ 2 liên tiếp, từ Thái Lan, chắc chắn Đặng Văn Lâm rất sốt ruột. Thủ thành Việt kiều rất muốn có cơ hội ra sân để thể hiện mình, nhưng anh lại đang bị mắc kẹt ở đất nước Chùa vàng vì dịch Covid-19.
Đặng Văn Lâm vẫn chưa thể sang Nhật Bản
Theo thông tin mới nhất, Bộ Y tế Nhật Bản đã đề xuất cấm nhập cảnh thêm hai tuần, tới ngày 21/3 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Điều đó khiến ngày thủ môn Đặng Văn Lâm có thể hội quân cùng CLB Cerezo Osaka vẫn chưa được xác định.
Đó là chưa kể sau khi có mặt tại Nhật Bản, Đặng Văn Lâm phải cách ly thêm 10 ngày nữa, khiến anh mất ít nhất 7 vòng đấu tại J-League.
Vì sao Cerezo Osaka chiêu mộ Văn Lâm Cerezo Osaka tìm tới Văn Lâm khi 3 trong tổng số 4 thủ môn của CLB này sẽ hết hạn hợp đồng vào cuối tháng 1. Cerezo Osaka có 4 thủ môn, ở các độ tuổi khác nhau. Nếu tính cả Văn Lâm sắp gia nhập, đội bóng Nhật Bản sẽ có 5 thủ môn. Đây không phải con số lý tưởng trong...