Hội Hữu nghị Việt Nga đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Với nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đối ngoại nhân dân, Hội Hữu nghị Việt – Nga vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý do Nhà nước trao tặng.
Phần thưởng cao quý
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Việt – Xô/Ngày truyền thống Hội Hữu nghị Việt – Nga (23/5/1950 – 23/5/2020), Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao tặng Hội Hữu nghị Việt – Nga phần thưởng cao quý.
TBT Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với Hội Hữu nghị Nga Việt (1).jpg
Tại Quyết định số 482/QĐ-CTN ngày 13/4, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng tập thể Hội Hữu nghị Việt – Nga Huân chương Lao động hạng Nhì vì “đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai các dự án hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, góp phần đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga”.
Tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 26/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen cho ông Đỗ Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga, vì “đã có thành tích trong tổ chức triển khai các dự án hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, góp phần đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay ông Đỗ Xuân Hoàng trong lễ đón đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức LB Nga tại sân bay Vnukovo ở Matxcơva vào tháng 5/2019. (Ảnh: TTXVN)
Ông Đỗ Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga, là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga nhiều năm nay.
Là một nhà doanh nghiệp tại Nga, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho cộng đồng người Việt ở nước bạn; phối hợp, hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga trong nhiều hoạt động; nhiệt tình giúp đỡ Hội Hữu nghị Nga – Việt và các đoàn thể xã hội Nga.
70 năm hoạt động đoàn kết, hữu nghị
Cách đây 70 năm, gần 4 tháng sau khi Việt Nam và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Hữu nghị Việt – Xô chính thức được thành lập vào ngày 23/5/1950.
Chủ tịch đầu tiên của Hội là nhà cách mạng Tôn Đức Thắng.
Hội Hữu nghị Việt – Xô góp phần to lớn vào việc phát triển, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân Liên Xô; động viên sự ủng hộ và viện trợ quý báu của Liên Xô đối với sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước Việt Nam.
Video đang HOT
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Nga V. Chernomyrdin ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và LB Nga tại Matxcơva vào ngày 16/6/1994. (Ảnh: TTXVN)
Sau khi Liên Xô tan rã, Hội Hữu nghị Việt – Xô tiếp tục hoạt động, nỗ lực giữ gìn, phát triển quan hệ với nhân dân Liên bang Nga và các nước cộng hòa Xô Viết trước đây.
Thời gian này, Hiệp hội những người Việt Nam tốt nghiệp đại học Liên Xô (Vinacorvuz) có nhiều đóng góp nổi bật, tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ hữu nghị với các đối tác Nga và Liên Xô trước đây.
Ngày 19/12/1994, sau khi 2 nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt – Nga ra đời, kế thừa truyền thống và cơ cấu tổ chức của Hội Hữu nghị Việt – Xô, thúc đẩy hoạt động đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Liên bang Nga trong giai đoạn mới.
Đại hội V Hội Hữu nghị Việt – Nga vào tháng 12/2016 thông qua Chương trình hành động toàn khóa. (Ảnh: Tiến Dũng)
Chủ tịch đầu tiên của Hội Hữu nghị Việt – Nga là Giáo sư Đặng Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ông Đặng Hữu cũng là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô từ năm 1988.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nga hiện nay là ông Trần Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (được bầu tại Đại hội đại biểu lần thứ V Hội Hữu nghị Việt – Nga ngày 10/12/2016).
Trong 70 năm hình thành và phát triển, tập thể Hội Hữu nghị Việt – Xô/Hội Hữu nghị Việt – Nga được tặng những phần thưởng cao quý của Nhà nước Việt Nam và Liên Xô:
- Huân chương Lao động hạng Nhì (2020);
- Huân chương Lao động hạng Nhất (2015);
- Huân chương Độc Lập hạng Nhì (2003);
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008);
- Huân chương Hữu nghị giữa các dân tộc của Liên Xô (năm 1975).
Israel phá hủy cùng lúc 6 tổ hợp phòng không của Syria trong trận oanh kích?
Trang Avia của Nga cho biết, hậu quả từ cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel đối với lực lượng phòng không quân đội chính phủ Syria là rất nặng nề, với nhiều tổ hợp vũ khí bị phá hủy.
Trong cuộc không kích diễn ra vào đêm 19, rạng sáng 20-11, máy bay chiến đấu Israel đã phá hủy nhiều mục tiêu là cơ sở hạ tầng trên đất Syria mà họ cáo buộc là do lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran sử dụng.
Phòng không Syria trong trận đánh trên cũng đã đưa ra phản ứng rất quyết liệt nhưng hiệu quả không được như mong muốn khi chẳng thể bảo vệ an toàn mục tiêu mặt đất.
Không chỉ có vậy, bản thân lực lượng này cũng bị cho là đã phải hứng chịu thiệt hại đáng kể từ đòn phản kích của máy bay chiến đấu không quân Israel, đúng như tuyên bố của Tel Aviv là sẽ giáng trả nếu cảm thấy bị đe dọa.
Trang Avia của Nga cho biết, cuộc tấn công tên lửa mới đây của Israel nhằm vào Syria hóa ra còn nhằm mục đích khác đó là đánh sập tinh thần chiến đấu của lực lượng phòng không Syria.
Tiêm kích Israel được báo cáo đã phóng đi 40 tên lửa hành trình Delilah, tiêu diệt 6 tổ hợp phòng không Syria, một trong số chúng có thể là hệ thống Pantsir-S1.
Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng thực chất tổ hợp Pantsir-S1 mà Israel báo cáo đã phá hủy chỉ là hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka lạc hậu mà thôi.
Ngay tại thời điểm này, thông tin về việc phá hủy các hệ thống phòng không của Syria là rất mơ hồ, chưa thực sự rõ chủng loại của chúng cũng như vũ khí mà Israel sử dụng.
Đặc biệt, các nguồn tin cho biết, tên lửa của Israel đã phá hủy ít nhất 2 radar, 1 hệ thống phòng không S-75 Dvina và một số tổ hợp khác tại một trong những khu vực gần Damascus.
Cần thâýrõ rằng cuộc tấn công của Israel đã trở thành một trong những hành động thể hiện tham vọng lớn nhất nhằm khuất phục tinh thần binh lính Syria.
Trong sự kiện vừa diễn ra, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PM nâng cấp của Syria lại một lần nữa "tắt tiếng" cho dù chứa đựng trong mình vô số hy vọng.
Sự kém hiệu quả của các hệ thống phòng không Nga đã khiến chính quyền Damascus thời gian gần đây phải quay sang để mắt đến những tổ hợp do Iran hay Trung Quốc sản xuất.
Lý do là bởi Syria lo ngại rằng giữa Nga và Israel có thỏa thuận ngầm, theo đó mã nguồn cũng như bí mật lẩn tránh radar của những tổ hợp phòng không này đã lọt vào tay Israel.
Đây có thể là lý do chính khiến cho các hệ thống phòng không trong tay quân đội chính phủ Syria có màn thể hiện quá thất vọng so với những gì trình diễn trong tập trận.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Syria vẫn chưa đưa ra thông cáo hay bình luận chính thức về những thông tin được phía Israel và cả trang Avia của Nga đăng tải.
Bạch Dương
Theo anninhthudo.vn
Thành viên của Ủy ban Nghị viện Ai Cập: Ai Cập có thể độc lập đưa ra quyết định về các cơ chế hợp tác kỹ thuật quân sự Áp lực Mỹ gây ra cho Ai Cập vì các chính sách đối ngoại độc lập và mong muốn phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự của nước này với Nga, cũng như các mối đe dọa gần đây của chính quyền ông Trump đã vi phạm các quy tắc ngoại giao và là sự can thiệp "quá giới hạn" vào vấn...