Hối hận vì bầu bí không ăn tinh bột
Thấy các mẹ đua nhau mách chiêu ăn kiêng để bớt tăng cân trong thai kỳ, tôi lại nhớ những ngày này trước đây 2 năm của mình và hối hận…
Hình như xu hướng của các mẹ hiện đại bây giờ là ăn thật ít cho dù có đang bầu bí. Tôi cho rằng suy nghĩ này quá ích kỷ. Vì sao tôi dám khẳng định thế? Bởi tôi cũng đã trải qua một lần sinh nở và cũng nằm trong số những người mẹ ích kỷ đó. Đến bây giờ, sau khi đã sinh nở gần 2 năm, tôi thấy hối hận vô cùng nhưng tất cả đã quá muộn.
Tôi làm trợ lý tổng giám đốc cho một công ty lớn ở Hà Nội. Công việc thường xuyên phải gặp gỡ với đối tác của sếp và đi lại nhiều khiến 2 năm sau ngày cưới tôi vẫn chưa thể bố trí được thời gian để mang bầu. Bố mẹ chồng dường như mong ngóng chuyện con cái của chúng tôi lắm nhưng tôi còn trẻ – mới chỉ 27 tuổi, vả lại sự nghiệp của tôi đang lên ầm ầm, nói thật là tôi không hề muốn có con. Tôi thường thủ thỉ với chồng rằng tôi chưa đủ bản lĩnh, tự tin để làm mẹ nên xin được hoãn chuyện này. Chồng tôi cũng thuộc tuýp người ham chơi nên dường như chưa thực sự muốn có con. Có chồng ủng hộ nên chúng tôi cứ thỏa thuê chơi bời. Cho đến một ngày, không may tôi bị lỡ kế hoạch… Khi biết tin có thai, em bé đã được 9 tuần tuổi.
Thực sự lúc đó tôi không muốn giữ con một chút nào bởi tôi chưa sẵn sàng làm mẹ. Tôi sợ việc mang bầu sẽ ảnh hưởng đến công việc và có thể tôi còn bị đuổi việc. Thế nhưng chồng bắt tôi phải giữ con bởi đứa con có tội tình gì đâu, mà không trước thì sau tôi cũng phải sinh nở.
Tôi buồn rầu giữ lại con nhưng quyết tâm không bồi bổ, không ăn uống thả ga như những mẹ mang bầu khác. Tôi chẳng nói với ai trong cơ quan việc tôi bầu bí và để giữ kín được chuyện này, tôi đã lên mạng học hỏi rất nhiều chiêu để ăn uống làm sao trong thai kỳ giúp mẹ không tăng cân. Thật may tôi được nhiều mẹ hiện đại khác cũng có chung tâm lý này và những điều tôi học được là nói không với tinh bột, chỉ ăn chất và uống sữa.
Trong thời gian mang bầu, tôi thực sự không muốn tăng cân nhiều. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ngày đó, mỗi ngày tôi uống 2-3 ly sữa. Tôi chỉ ăn thịt và rất hạn chế ăn cơm cũng như bánh kẹo. Vì khi chưa bầu bí, tôi cũng ăn kiêng nên khi mang bầu, dù không bồi bổ nhiều tôi vẫn chẳng thấy đói. Tôi hài lòng với chế độ ăn của mình bởi suốt 3 tháng đầu tôi chẳng tăng một lạng nào. Tôi vẫn có thể mặc quần jeans, vẫn tiếp đối tác, vẫn đi máy bay bình thường. Đến khi tôi mang bầu 5 tháng mà nhiều người còn không biết tôi bầu bí. Cả thai kỳ đó, tôi chỉ tăng vỏn vẹn 7kg và con chào đời nặng 2,7kg.
Nằm trong bệnh viện sau khi sinh nở, tôi hơi buồn bởi cân nặng của con. Trong khi những em bé khác nặng đến 4kg, 3,8kg hoặc ít ra cũng 3,2kg thì con tôi chỉ được 2,7kg. Dường như bản năng làm mẹ khiến tôi biết ghen tỵ với những bà mẹ khác rằng mình không khéo đẻ, không biết chăm con. Không chỉ có thể, có lẽ do tôi tăng cân trong thai kỳ ít quá mà mãi vẫn chẳng có sữa. Khi sữa về thì cũng chỉ rỉ ra được vài giọt, chẳng đủ để con ăn. Tệ hại hơn, tôi nghĩ rằng khi mang bầu tôi ăn uống kiêng khem nên khi ấy sữa chẳng có chất. 1 tháng mà con tôi chỉ tăng được 4 lạng.
Đúng như mục đích của tôi mang bầu vẫn giữ eo thon, sau ca sinh nở 2 tuần, tôi đã về với số cân nặng như hồi chưa bầu bí nhưng đáng buồn là chẳng ai khen ngợi tôi việc này. Người thân ai đến thăm tôi cũng ái ngại: “Mới đẻ mà sao gầy thế?”, “Gầy thế này làm gì đủ sữa cho con ăn?”, “Bị hậu sản à?” Vậy là những nỗ lực ăn kiêng suốt 9 tháng mang bầu của tôi bị trả giá thế này đây.
Tôi còn hối hận về việc ăn kiêng của mình hơn nữa là đứa con của tôi cũng ăn uống chảnh chọe đúng như tôi những ngày mang bầu. Mỗi cữ, bé chỉ ăn được 90ml trong khi các bé khác ăn đến 150-200ml. Đã thế, cứ ăn xong được khoảng 5-10 phút là con trớ bằng sạch. 6 tháng đến tuổi ăn dặm nhưng con tôi chẳng chịu hợp tác. Đến bây giờ khi đã được 1,5 tuổi mà con mới nặng 8kg. Ăn uống thì khó vô cùng, chẳng tự nguyện ăn bất cứ một thứ gì, thậm chí tôi còn phải dùng xi-lanh để đút sữa cho con.
Tôi nghĩ tất cả đều do khi tôi bầu bí ăn uống kiêng khem, tâm lý không thoải mái đón nhận con nên giờ phải chịu hậu quả thế này. Thực sự tôi hối hận vô cùng.
Theo Khampha
Bầu bí, phải tránh ăn gì?
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong thai kỳ giúp cho sự phát triển hoàn thiện của bé, tuy nhiên không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng đều tốt cho thai kỳ.
Thận trọng khi ăn cá
Nhóm thủy hải sản là một trong những nguồn cung cấp chất đạm, sắt cho mẹ và bé. Acid béo omega-3 trong một số loại cá giúp não bộ của trẻ phát triển và hoàn thiện. Một chế độ ăn ít hải sản trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và các vấn đề về phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, nên tránh dùng nhóm hải sản chứa nhiều thủy ngân hay nhiều chủng loại cá biển và hải sản có vỏ khác (sò, trai, cua, tôm...) có thể chứa một hàm lượng thủy ngân nguy hiểm cho sức khỏe.
Nồng độ thủy ngân cao trong chế độ ăn của mẹ có thể làm tổn thương hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Những loại cá càng to và càng già chứa hàm lượng thủy ngân càng cao. Thai phụ nên tránh ăn những loại cá kiếm, cá mập, cá thu vua... Thai phụ có thể ăn khoảng 340 g/tuần các loại hải sản như tôm, cá ngừ đóng hộp (giới hạn phi lê cá không quá 170 g/tuần), cá hồi, cá trê, cá tuyết.
Một số loại thủy sản nếu không được đun nấu kỹ lưỡng hoặc được đánh bắt ở những vùng ao hồ bị ô nhiễm hóa chất có thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé khi sử dụng trong thai kỳ. Do đó cần tránh sử dụng cá sống và hải sản sống hay các loại hải sản đông lạnh hun khói (có thể sử dụng với điều kiện đã được nấu chín/đóng hộp), các loại cá ở những vùng sông hồ, suối bị ô nhiễm.
Trong cá có nhiều chất bổ sung trí não nhưng thai phụ cần thận trọng khi ăn các loại cá to và già. Ảnh: N.Phương
Đề phòng ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn
Trong quá trình mang thai, những thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thức ăn và phản ứng của cơ thể trong những trường hợp này sẽ nặng nề hơn khi không mang thai, làm cho thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Không nên sử dụng thịt bò và thịt gia cầm nấu tái vì có thể nhiễm vi khuẩn coli, toxoplasma, samonella.
Khi mang thai cũng không nên mua gia cầm tươi đã được dồn thịt hoặc tẩm ướp sẵn vì dung dịch trộn dùng để dồn vào gia cầm có thể là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đối với gia cầm đông lạnh được tẩm ướp - dồn thịt, có thể sử dụng an toàn nếu nấu trực tiếp không rã đông .
Còn trứng tươi có thể bị nhiễm khuẩn samonella, nhất là những thực phẩm được chế biến trứng chưa được nấu chín như xốt mayonaise, kem tươi làm từ lòng trắng trứng, món sữa trứng... Xúc xích nóng hay xông khói có thể chứa mầm bệnh listeria, vi khuẩn này có thể xuyên qua nhau thai gây nhiễm trùng, nhiễm độc huyết thai nhi có thể gây sẩy thai hoặc trẻ chết non. Thai phụ tránh ăn quá nhiều gan vì đây là thực phẩm giàu vitamin A, quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Sữa và nhiều sản phẩm tách béo làm từ sữa bò như sữa gầy, phô mai mềm làm từ sữa tách béo có thể là một nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ sử dụng khi đã được tiệt trùng (trên nhãn hàng có ghi sản phẩm đã được tiệt trùng). Nếu không nó có thể là nguồn lây bệnh, thai phụ sẽ có nguy cơ nhiễm listeria. Cũng cần tránh các loại rau củ sống, trái cây chưa rửa, trái cây hư để tránh nguy cơ nhiễm toxoplasma (vì đất trồng cây có thể nhiễm loại này).
Các loại thức uống cần hạn chế
Ngoài các loại thức uống có chất kích thích như rượu, cà phê thì thai phụ cũng nên tránh uống trà thảo mộc trong lúc mang thai mặc dù trà thảo mộc có tính dịu nhẹ.
Có một số ít bằng chứng cho thấy trà thảo mộc có ảnh hưởng trên sự phát triển của thai nhi, ngay cả loại trà thảo mộc được quảng cáo dành riêng cho phụ nữ mang thai. Nếu dùng số lượng lớn, một vài loại trà thảo mộc (ví dụ loại làm từ lá mâm xôi) có thể gây co thắt tử cung.
Theo Nld
Những thời điểm CẤM mang thai Để thai nhi phát triển bình thường và khoẻ mạnh thì phụ nữ cần cân nhắc thời điểm thụ thai vì có những thời điểm thụ thai sẽ không tốt cho cả mẹ và con. Sức khoẻ yếu Sức khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định xem khi nào là thời điểm hai bạn nên thụ thai và khi...