Hội động quản trị Twitter xem xét dùng chiến lược phòng thủ “thuốc độc” trước lời đề nghị sóng gió của Elon Musk
Chiến lược phòng thủ “thuốc độc” cho phép cổ đông hiện hữu có quyền mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu, pha loãng ảnh hưởng của bên thù địch một cách hiệu quả.
Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Hội đồng quản trị của Twitter đang xem xét sử dụng biện pháp phòng thủ, giúp bảo vệ công ty khỏi những lời đề nghị có thể gây tác động xấu tới doanh nghiệp. Các biện pháp này được xem xét sau khi người giàu nhất thế giới Elon Musk, vốn đã sở hữu tới 9% cổ phần Twitter, đưa ra lời đề nghị tư nhân hóa mạng xã hội này với giá 43 tỷ USD.
Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên cho biết một trong những lựa chọn đang được cân nhắc có tên là “thuốc độc” nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông. Có thể, Twitter sẽ công bố thực thi biện pháp này trong ngày 16/4. Một kịch bản khác cũng đang được xem xét sẽ tuyên bố giá mà Elon Musk đề nghị để tư nhân hóa Twitter là quá thấp.
Elon Musk gây sóng gió hôm 14/4 sau khi đề nghị mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu bằng tiền mặt. Lời đề nghị này đồng nghĩa với Twitter được định giá 43 tỷ USD. Musk cũng nói rằng đây là lời đề nghị “tốt nhất và cuối cùng” của mình. Nếu không được đáp ứng, Musk sẽ có những kế hoạch khác dựa trên quyền lợi của mình là một nhà đầu tư.
Hội đồng quản trị Twitter đã họp để xem xét đề xuất của Musk nhằm xác định xem nó có mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty và các cổ đông hay không. Tuy nhiên, công ty từ chối đưa ra bình luận về lợi đề nghị của Musk hay chiến lược mà hội đồng quản trị sẽ thực thi.
Chiến lược phòng thủ bằng thuốc độc cho phép các cổ đông hiện hữu có quyền mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu, từ đó pha loãng ảnh hưởng của bên thù địch. Phương pháp này thường phổ biến trong các doanh nghiệp đang gặp vấn đề khi các nhà đầu tư gây áp lực lên ban lãnh đạo hoặc trong các tình huống mà “những người thù địch” muốn tiếp quản công ty.
Trong hồ sơ mà Musk nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ, vị tỷ phú giàu nhất thế giới tiết lộ đây là mức giá cao và các cổ đông sẽ thích. Tuy nhiên, ít nhất một nhà đầu tư danh tiếng đã nói rằng mức giá này là quá thấp và phản ứng của thị trường dường như đồng tình với quan điểm này. Hoàng tử Alwaleed bin Talal của Ả Rập Xê-út cho biết thỏa thuận này không “tiệm cận giá trị nội tại” của mạng xã hội tiếng tăm này.
Về phần mình, Musk cũng đã nói về kế hoạch B nếu đề nghị tư nhân hóa Twitter không trở thành hiện thực. Vị tỷ phú nói rằng ông không chắc chắn có thể thực sự đạt được kế hoạch tư nhân hóa Twitter và trong trường hợp đó, ông cần một phương án khác.
Video đang HOT
Trong phiên giao dịch ngày 14/4, cổ phiếu Twitter đã giảm 1,7%, cho thấy thị trường tin rằng thương vụ này nhiều khả năng sẽ đổ bể.
Bloomberg không phải hãng tin duy nhất nói về khả năng Twitter sẽ dùng tới phương pháp phòng về “thuốc độc”. Trước đó, Wall Street Journal cũng đã nói rằng mạng xã hội có trụ sở chính tại San Francisco đang xem xét sử dụng phương pháp này.
Elon Musk toan tính gì khi từ chối vào ban lãnh đạo Twitter
Mua lượng lớn cổ phiếu nhưng từ chối vào ban quản trị công ty, Elon Musk có thể đang có những toan tính khác.
Nắm giữ 9,2% cổ phiếu với tổng giá trị lên đến 2,9 tỷ USD, Elon Musk hiện là cổ đông lớn nhất của Twitter nhưng từ chối tham gia vào hội đồng quản trị.
Nhưng điều nghịch lý là trước đó cả Elon Musk và CEO Parag Agrawal đều tỏ ra hào hứng với việc Musk sẽ ngồi vào ghế ban quản trị của của công ty. Musk thậm chí còn chia sẻ rằng ông rất mong được làm việc với ban giám đốc của Twitter để tạo ra đóng góp nhiều cải tiến cho mạng xã hội này trong tương lai.
Cả Elon Musk và CEO Twitter đều không tiết lộ lý do thật sự đằng sau quyết định này. Song, nhiều ý kiến xoay quanh vụ việc đã liên tục nổ ra, đặc biệt là sau khi Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC) công bố hồ sơ mới nhất.
Mua nhiều cổ phiếu hơn để thâu tóm Twitter
Cụ thể, theo SEC, không gia nhập vào hội đồng quản trị sẽ đồng nghĩa với việc vị tỷ phú giàu nhất hành tinh sẽ không bị hạn chế về số lượng cổ phiếu có thể sở hữu. Ông không cần phải tuân thủ cam kết về việc không nắm giữ hơn 14,9% cổ phiếu của công ty từ nay cho đến khi diễn ra cuộc họp cổ đông thường niên vào năm 2024.
Nhiều người cho rằng vị tỷ phú đang tìm cách gây áp lực lên Twitter.
Trong hồ sơ của SEC, Musk khẳng định "chưa có kế hoạch hay dự định gì" về việc mua thêm cổ phiếu nhưng ông có thể sẽ thay đổi suy nghĩ này bất cứ lúc nào. Ông hoàn toàn có thể sở hữu thêm cổ phiếu và tăng quyền lực của mình trong công ty.
Tuy nhiên, bất cứ khoản đầu tư nào của CEO Tesla đều sẽ bị các nhà quản lý giám sát. Nhưng Bloomberg nhận định sở hữu khối tài sản trị giá 260 tỷ USD của mình, Musk hoàn toàn có thể thâu tóm toàn bộ công ty Twitter.
SEC còn cho biết Musk sẽ tham gia thảo luận với hội đồng quản trị về các chiến lược và thương vụ hợp tác của công ty. Ông thậm chí còn có thể bày tỏ quan điểm của mình với ban giám đốc hoặc trên mạng xã hội và các kênh thông tin khác.
Đồng thời, rời khỏi ghế hội đồng quản trị, Musk sẽ tránh được những tranh cãi liên quan đến việc sở hữu quá nhiều cổ phiếu. Bởi nhiều người cho rằng với lượng cổ phiếu khổng lồ đang nắm giữ, vị tỷ phú sẽ có ảnh hưởng lớn khi tham gia vào các quyết định của Twitter.
Tiếp tục chế nhạo Twitter
Mặt khác, trong thông báo trước đó của CEO Twitter, ngồi vào ghế hội đồng quản trị Elon Musk phải "làm những điều tốt nhất vì lợi ích của công ty và các cổ đông khác". Điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ phải hạn chế chia sẻ những bài đăng gây tranh cãi hay lên án Twitter như trước đây.
Elon Musk thường xuyên đăng bài chỉ trích Twitter.
Thế nhưng, Musk vốn nổi tiếng với tính cách khó đoán và thẳng tính của mình. Ông thường xuyên sử dụng Twitter để chỉ trích, chế giễu người khác. Do đó, nếu không tham gia hội đồng quản trị, vị tỷ phú sẽ không cần phải tuân thủ các nguyên tắc của Twitter như hành xử đúng mực trên mạng xã hội để không ảnh hưởng đến hãng và các cổ đông khác.
Bằng chứng là mới đây Musk đã tỏ ra đùa cợt khi đề xuất bỏ chữ cái w trong tên Twitter hay biến trụ sở của hãng ở San Francisco thành nơi ở cho người vô gia cư vì không có nhân viên đến làm việc.
"Từ trước đến nay, Twitter vẫn luôn tồn đọng nhiều vấn đề trong cách thức hoạt động. Nhưng ít nhất chúng tôi chưa từng bị bất cứ thành viên nào trong hội đồng quản trị lợi dụng chính nền tảng này để chơi khăm hay chế nhạo", Jason Goldman, người từng tham gia sáng lập và quản trị Twitter, khẳng định. "Elon Musk chỉ toàn làm những chuyện mà người bình thường chẳng bao giờ nghĩ tới", Ele Klein, làm việc tại công ty luật Schulte Roth & Zabel, bày tỏ.
Bên cạnh đó, Natasha Lamb, đối tác quản lý của Arjuna Capital cho rằng Musk không sử dụng Twitter chỉ để nói lên quan điểm của mình. "Ông ấy chỉ muốn đùa giỡn với Twitter mà thôi", bà cho biết.
Nhiều nhân viên Twitter tỏ ra vui mừng khi Musk không tham gia hội đồng quản trị.
Đồng tình với ý kiến này, nhiều nhân viên Twitter cũng tỏ ra phản đối việc CEO Tesla giữ chức trong hội đồng quản trị của công ty. Họ phẫn nộ trước những bài đăng chỉ trích sản phẩm của Twitter và cho rằng ông chẳng biết gì về lộ trình hoạt động từ trước đến nay của họ. Một số người thậm chí còn vui mừng khi nghe tin ông từ chối ghế ban quản trị Twitter.
Song, theo The New York Times, niềm vui này của họ sẽ không kéo dài lâu do Musk có thể mua thêm cổ phiếu của Twitter bất cứ lúc nào, từ đó tăng cường sức ảnh hưởng của mình trong các chiến lược của công ty.
Trước đó, Musk cũng tỏ ra thiếu tôn trọng những chính sách quản lý khác. Năm 2018, ông từng bị SEC khởi kiện vì tội lừa đảo chứng khoán sau phát ngôn liên quan đến việc tư nhân hóa Tesla trên Twitter. Ông thỏa thuận chịu phạt 20 triệu USD và mất ghế chủ tịch Tesla trong vòng 3 năm. Đến năm 2019, ông lại tiếp tục đối mặt với cáo buộc vi phạm thỏa thuận năm 2018 với SEC về việc sử dụng Twitter.
Elon Musk muốn thay đổi Twitter, nhưng từ chối vào ban lãnh đạo Sau khi trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter, Elon Musk đưa ra hàng loạt đề xuất cho nền tảng này. Tuy nhiên, ông từ chối tham gia hội đồng quản trị công ty. Sau khi chi 2,9 tỷ USD để mua 9,2% cổ phiếu của Twitter, Musk được ban lãnh đạo công ty này mời vào hội đồng quản trị. Đề...