Hội đồng Bảo an LHQ báo động Boko Haram đưa quân giúp IS
Hôi đông Bảo an Liên Hiêp Quôc ngày 13.5 báo đông vê viêc nhóm vũ trang cực đoan Boko Haram liên kêt với IS. Cùng ngày, các quan chức Mỹ nói rằng có thê Boko Haram đang gửi các tay súng cho IS tại Libya.
Boko Haram đươc cho đang gưi quân sang Libya gia nhâp ISAFP
Đại diện 15 nước thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quy mô báo động do Boko Haram gây ra, theo Tân Hoa xã ngày 14.5.
Theo đó, có 2,2 triệu người Nigeria đã mất nhà cửa và hơn 450.000 người mất chỗ ở và tị nạn tại Cameroon, Chad và Niger. Khoảng 4,2 triệu người tại khu vực hồ Chad đối mặt với khủng hoảng an ninh lương thực.
Boko Haram được cho là đã sát hại cả chục ngàn người và khiến hàng triệu người mất nhà cửa. Nigeria đang dẫn đầu lực lượng quân sự chung cùng các nước Cameroon, Chad, Niger và Benin chống lại tổ chức này. Liên quân được thành lập vào tháng 3.2015.
Nigeria cũng đã đề nghị Mỹ bán máy bay chiến đấu để chống Boko Haram, tổ chức đã cam kết trung thành với IS tại Syria, Iraq và Libya. Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 13.5 nói rằng có dấu hiệu cho thấy Boko Haram đang đưa các tay súng sang gia nhập IS tại Libya, tăng cường hợp tác giữa 2 nhóm, theo Reuters.
Việc mở rộng hợp tác giữa 2 nhóm cực đoan này vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên chính phủ các nước phương Tây lo ngại sự xuất hiện của IS tại Bắc Phi và liên kết với Boko Haram có thể là bàn đạp giúp nhóm này mở rộng lãnh thổxuống phía nam, ở vùng sa mạc Sahara và tiến hành nhiều cuộc tấn công.
Video đang HOT
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay có những tin đồn rằng Boko Haram đang đưa quân sang Libya để lợi dụng tình hình an ninh bất ổn tại đây hòng giành lợi thế.
Mỹ có thể sẽ bán 12 máy bay tấn công A-29 cho Nigeria chống Boko Haram. KHÔNG QUÂN MỸ
Theo ông Blinken, khả năng liên lạc của Boko Haram đã trở nên hiệu quả và được IS hỗ trợ: “Những yếu tố đó cho thấy có thể 2 nhóm này đang liên lạc và hợp tác với nhau nhiều hơn. Đó là điều mà chúng tôi đang theo dõi rất cẩn thận vì chúng tôi muốn cắt đứt mối liên lạc đó”.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Mỹ đang giúp trang bị thêm các xe bọc thép cho Nigeria để chống Boko Haram. Tuy nhiên ông Blinken không bình luận về việc bán chiến đấu cơ cho Nigeria.
Các quan chức Mỹ mới đây tiết lộ Mỹ muốn bán 12 chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ A-29 Super Tucano cho Nigeria như động thái hoan nghênh những cải cách quân đội của Tổng thống Muhammadu Buhari. Thoả thuận này vẫn phải có sự thông qua của Quốc hội Mỹ.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Các nữ sinh Chibok quay về từ địa ngục
Đã 2 năm kể từ khi nhóm phiến quân Boko Haram đột nhập một trường học bắt đi 276 nữ sinh ở thị trấn Chibok, tại Nigeria. Tuy vậy, đến cuối tháng 4-2016, một số gia đình mới thực sự tin rằng con mình còn sống. Đó là tia hy vọng cho một số bậc cha mẹ ở Chibok, nhưng việc đón nhận các phụ nữ này trở về với gia đình còn gặp nhiều thách thức.
Những người mẹ Nigeria xúc động khi thấy hình ảnh con gái bị bắt cóc vẫn còn sống
Thắp lên hy vọng
"Saratu con gái tôi", bà Rifkatu Ayuba nghẹn ngào khi ngắm hình ảnh cô con gái 17 tuổi của mình trên chiếc máy tính xách tay. Trong 2 năm qua, chưa bao giờ bà được thấy con ở khoảng cách gần như thế. "Nếu được, tôi chỉ muốn gỡ nó ra khỏi màn hình để về với tôi", người mẹ thốt lên. Saratu Ayuba là một trong số 15 cô gái xuất hiện trong đoạn băng hình được thực hiện từ cuối tháng 12 năm ngoái như một phần của cuộc đàm phán giữa Chính phủ với nhóm Boko Haram.
Trong một đoạn video mà những kẻ bắt cóc gửi cho các nhà đàm phán của Chính phủ về "bằng chứng sống", 15 cô gái, lần lượt từng người một tự giới thiệu về mình. Đoạn băng được phát để những bậc cha mẹ của các cô gái sau 2 năm mòn mỏi chờ đợi thắp lên hy vọng rằng con gái họ vẫn còn sống và để thúc giục Chính phủ nỗ lực, cương quyết hơn nữa trong việc giải thoát cho các con tin.
Sự việc xảy ra hồi tháng 4-2014, khi 276 nữ sinh ở Chibok, Nigeria bị bắt cóc từ ký túc xá trong đêm đã làm dấy lên sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Hồi ấy, các bậc phụ huynh đã lần theo dấu vết con mình đến bìa rừng Sambisa. Nhưng khu rừng vẫn là lãnh địa đầy nguy hiểm của các chiến binh Boko Haram.
Quân đội Nigeria đã mở nhiều cuộc tìm kiếm quy mô, lực lượng tình báo cũng được triển khai để lần theo từng manh mối cũng như được sự hỗ trợ của 30 chiếc máy bay không người lái làm nhiệm vụ do thám. Tuy vậy, câu hỏi hiện các nữ sinh Chibok đang ở đâu vẫn là một thách thức đối với nhà chức trách Nigeria.
Vượt qua nhiều rào cản
Thông tin các nữ sinh Chibok còn sống là tia hy vọng cho một số bậc cha mẹ ở Chibok, nhưng làm sao để giúp các cô gái trẻ này trở về hòa nhập với cộng đồng cũng cần phải tính đến.
Dyan Mazurana, chuyên viên nghiên cứu tại trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, Hoa Kỳ cho rằng, không ai biết chắc chắn những gì đã xảy ra với các cô gái Chibok trong 2 năm qua, khi mà phần lớn bọn họ đều rơi vào cảnh hôn nhân cưỡng bức, bị hiếp dâm, lạm dụng thể chất và tinh thần hay ép buộc có thai.
Chiến thuật của Boko Haram là như vậy. "Chúng bắt cóc, lạm dụng phụ nữ như một cách khủng bố dân chúng để buộc họ phải hành xử theo cách mà chúng muốn, đồng thời là cách củng cố tổ chức hoặc giữ chân các thành viên nhóm", bà Dyan Mazurana phân tích.
Bà Mazurana cho rằng, những phụ nữ bị giam cầm này thực sự phải sống với bạo lực còn hơn những thanh niên trực tiếp đi chiến đấu. Chính những đứa con là lời nhắc nhở hàng ngày về mối liên hệ của họ với nhóm khủng bố. Điều đó cũng có nghĩa là các cô gái trẻ, quay trở lại cộng đồng với đứa con sinh ra trong thời kỳ bị bắt cóc đối mặt với thách thách hơn, bởi khi tái hòa nhập, họ gặp khó khăn hơn so với thanh niên nam giới.
Đặc điểm khác là những cô gái này thường bị bắt giữ lâu hơn so với các tay súng nhỏ tuổi là các bé trai. Trong nghiên cứu của mình, bà Mazurana cho hay, có lúc bà đã chứng kiến những nhóm vũ trang giải phóng hàng trăm binh lính trẻ em cùng lúc, nhưng tất cả chỉ có chưa đầy 5 cô gái được thả.
"Khi những cô gái này trở về, đặc biệt là khi họ về cùng với con, cộng đồng luôn nhìn họ với định kiến là có liên quan với tổ chức khủng bố. Vì thế, những chiến binh trẻ em nam sau này hàn gắn vết thương tâm lý nhanh hơn, dễ tìm được việc và xây dựng cuộc sống mới tốt hơn so với phụ nữ".
Cùng với đó, Boko Haram cũng ngày càng sử dụng trẻ em vào việc đánh bom tự sát. Một nghiên cứu mới của UNICEF cho thấy số lượng trẻ em tham gia vào các vụ tấn công tự sát ở Nigeria, Cameroon, Chat và Niger đã tăng 10 lần trong năm qua. Và trong số này, 75% là nữ. Những con tin này thường được coi là mối đe dọa an ninh khi được thả về nhà và sự không tin tưởng của cộng đồng trở thành rào cản trong việc hòa nhập cuộc sống của thế hệ tiếp theo.
Theo_An ninh thủ đô
Bắn tên độc diệt nữ khủng bố sắp đánh bom ở Cameroon Một nhóm tự vệ địa phương ở Cameroon đã can thiệp và tiêu diệt kịp thời nữ khủng bố đánh bom tự sát bằng một phát tên tẩm độc chí mạng. Một người thuộc lực lượng tự vệ địa phương sát biên giới Nigeria. Nữ chiến binh 40 tuổi gắn đai bom quanh người đến từ Nigeria cùng con gái 14 tuổi. Cư...