Hội đồng Bảo an kêu gọi các bên đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử sắp tới tại Somalia
Ngày 17/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình Somalia và hoạt động của Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại nước này (UNSOM).
Toàn cảnh một phiên họp của HĐBA LHQ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ kiêm Trưởng UNSOM James Swan, Đại diện Đặc biệt của Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (SRCC) tại Somalia kiêm Trưởng Phái bộ Liên minh Châu Phi tại Somalia (AMISOM) Francisco Madeira và Giám đốc điều hành Tổ chức Sáng kiến Lãnh đạo của Phụ nữ Somalia Asha Siyad đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, các báo cáo viên ghi nhận kết quả bầu cử Thượng viện tại Somalia với 54 ghế được bầu và bày tỏ kết quả này sẽ tạo thêm động lực cho các cuộc bầu cử Hạ viện và bầu cử Tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, các báo cáo viên cũng cho rằng tỷ lệ 26% nữ đại diện tại Thượng viện chưa đạt yêu cầu đề ra, do đó mong muốn tại cuộc bầu cử Hạ viện, các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đạt chỉ tiêu 30% nữ giới trong Quốc hội. Lo ngại về tình hình bạo lực và các vụ tấn công, giết hại dân thường, quan chức chính phủ, nhân viên LHQ và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Somalia, các báo cáo viên đề nghị LHQ, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Phi tiếp tục hỗ trợ cả về tài chính, kỹ thuật trong cuộc bầu cử tại Somalia và phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quân đội thực hiện các biện pháp bảo vệ cử tri tham gia bỏ phiếu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Các nước thành viên HĐBA phát biểu ghi nhận bước phát triển tích cực trong tổ chức bầu cử Thượng viện và cho rằng các bên cần nỗ lực hơn nữa trong tổ chức bầu cử Hạ viện và Tổng thống. Các nước ghi nhận nỗ lực của chính phủ trong giải quyết vấn đề còn tồn tại của lãnh đạo Chính phủ hướng tới đồng thuận chính trị về tổ chức bầu cử các cấp. Các nước cũng nêu quan ngại về các vụ tấn công của lực lượng Al-Shabaab nhằm vào dân thường và lực lượng của LHQ. Nhiều nước tiếp tục chia sẻ những khó khăn mà Somalia đang đối mặt, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19, hạn hán kéo dài. Các nước ủng hộ vai trò, hoạt động của UNSOM, AMISOM và các tổ chức khu vực trong hỗ trợ Chính phủ Somalia.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà đánh giá bước phát triển tích cực gần đây, đặc biệt là việc Thượng viện đã bầu đủ 54 ghế. Đại diện Việt Nam nhấn mạnh giai đoạn cuối 2021 và đầu 2022 đóng vai trò quyết định đối với Somalia trong tổ chức bầu cử Quốc hội và Tổng thống, mong muốn các bên liên quan đạt được đồng thuận chính trị và tổ chức bầu cử theo thời gian đề ra.
Đại diện Việt Nam nhấn mạnh tiến trình chính trị do Somalia làm chủ và dẫn dắt cần tính đến nguyện vọng và mối quan tâm của tất cả các bên, trong đó cần bảo đảm đại diện đầy đủ của phụ nữ, người thiểu số và giới trẻ.
Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Chính phủ Somalia trong việc giảm bớt các tác động kinh tế- xã hội do các mối đe dọa, thách thức từ nạn châu chấu, lũ lụt, hạn hán và đại dịch COVID-19.
Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Somalia (UNSOM) được thành lập năm 2013 có nhiệm vụ hỗ trợ tiến trình hòa bình và hòa giải cho Chính phủ Liên bang Somalia.
Ethiopia đứng trước nguy cơ Balkan hóa với điểm nóng Tigray
Hai năm sau khi Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed nhận giải Nobel Hòa bình, quốc gia vùng Sừng châu Phi này đang đứng trước nguy cơ nội chiến với ảnh hưởng bất ổn tới cả khu vực, mạng tin DW (Đức) bình luận.
Người dân phải rời nhà cửa do xung đột đợi nhận lương thực cứu trợ tại một trại tị nạn ở Tigray, Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên Mỹ phụ trách khu vực Sừng châu Phi Jeffrey Feltman ngày 4/11 đã lên đường thăm Ethiopia trong 2 ngày. Đây được coi là nỗ lực mới nhất và cũng được coi là hy vọng cuối cùng để hạ nhiệt căng thẳng, giúp Ethiopia tránh được một cuộc nội chiến.
Sứ mệnh của ông Feltman tại thủ đô Addis Ababa sẽ là thuyết phục ông Ahmed đồng ý đạt thỏa thuận ngừng bắn, khôi phục lại đàm phán hòa bình, giúp chấm dứt xung đột giữa quân chính phủ với "Mặt trận giải phóng Nhân dân Tigray" (TPLF), lực lượng đại diện cho nhóm sắc tộc thiểu số chiếm chỉ khoảng 6% dân số ở miền bắc Ethiopia.
Xung đột ở Ethiopia đã kéo dài hơn một năm, khởi đầu từ Tigray và hiện đã lan rộng, tàn phá hơn một nửa đất nước. Ngày 2/11, Ethiopia đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi TPLF giành quyền kiểm soát nhiều phần lãnh thổ và dự định tiến vào thủ đô Addis Ababa. Lần gần đây nhất Ethiopia phải ban bố tình trạng khẩn cấp là tháng 2/2018, kéo dài trong 6 tháng trước khi chuyển giao quyền lực cho Thủ tướng Abiy Ahmed. Các lệnh giới nghiệm đã được thực thi và hoạt động đi lại của người dân bị hạn chế.
Các nước láng giềng như Sudan, Eritrea cùng với các quốc gia khác như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Nga, Trung Quốc cũng đã nỗ lực vào cuộc để giảm căng thẳng. Vùng Sừng châu Phi là vùng có vai trò địa chính trị rất quan trọng. Xung đột ở Ethiopia kéo theo nguy cơ đẩy khu vực lâm vào bất ổn trong nhiều năm nữa.
"Mùa xuân Ethiopia" kết thúc như một thảm kịch ở nhiều góc độ. Đó là việc 110 triệu người dân mòn mỏi, mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn sau thỏa thuận hòa bình năm 2018 ký với Eritrea tháng 7/2018. Kế đến, nền kinh tế vốn bị tàn phá bởi lạm phát và đại dịch sẽ lại phải hứng chịu gánh nặng chiến tranh, xung đột trong nhiều năm. Vòng xoáy luẩn quẩn về nghèo đói lại tiếp diễn.
Thủ lĩnh Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) tại Ethiopia. Ảnh: Getty
Nói là thảm kịch còn bởi lẽ những diễn biến tại Ethiopia chỉ ra rằng trước thời điểm rối loại nghiêm trọng xuất hiện ở Afghanistan, các đối tác phương Tây của Ethiopia đã mắc sai lầm ở Ethiopia. Mỹ và một số đồng minh đã vội vã khi ra mặt ủng hộ người được đề cử giải Nobel về Hòa bình nắm quyền lãnh đạo tại Addis Ababa. Ông Abiy được đề cử chỉ là nhờ vào thỏa thuận hòa bình với Eritrea.
Chính phủ nhiều nước phương Tây đã bị che mờ bởi xu hướng háo hức ủng hộ cải cách. Phương Tây ở thời điểm đó chỉ đơn giản muốn chứng minh hậu thuẫn đối với một vị thủ tướng trẻ tuổi, có sức hút, lôi cuốn, người hứa hẹn mang lại hòa bình, ổn định cho quốc gia đông dân thứ hai ở châu Phi.
Nhưng họ đã đánh giá sai những vận động, dịch chuyển tại một đất nước có tới 80 sắc tộc. Chỉ cần nhìn thoáng qua lịch sử cũng đủ để thấy rằng có sự đối đầu sâu sắc giữa sắc tộc Oromo và Amhara. Còn với người thuộc nhóm thiểu số Tigray, họ không chấp nhận một nền chính trị mang tính biểu tượng. Việc Liên minh châu Phi (AU) - tổ chức đặt trụ sở ở Addis Ababa, một lần nữa thất bại trong việc chuyển hóa cam kết về "giải pháp châu Phi cho những vấn đề của châu Phi" đã nói lên nhiều điều.
Rất dễ đổ lỗi cho công đồng quốc tế về thất bại cải cách mới nhất ở Ethiopia. Nhưng cần phải thấy rằng Ethiopia có một nề văn hóa nghi ngờ, nghi kỵ lẫn nhau. Rất khó để đoán biết tương lai quyền lực ra sao nếu nhìn vào liên minh vụ lợi giữa người Tigray và người Oromo.
Nhưng có thể khẳng định rằng nếu thiếu đi một vòng đối thoại quốc gia nghiêm túc, có sự tham gia của tất cả thành phần, lực lượng, sắc tộc liên quan, nhất là thủ lĩnh tôn giáo, giới cầm quyền truyền thống, đại diện xã hội dân sự, sẽ rất khó để ngăn chặn xu hướng Balkan hóa ở Ethiopia.
Đảo chính tại Sudan: Quan chức Sudan tiết lộ các sáng kiến hòa giải Ngày 28/10, quan chức phụ trách điều hành công việc tại Bộ Ngoại giao Sudan, ông ALi Al-Sadiq tiết lộ đang có các sáng kiến và các động thái hòa giải các bên liên quan giai đoạn chuyển tiếp ở nước này. Lực lượng an ninh Sudan được triển khai tại Khartoum ngày 25/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Al-Sadiq tiết lộ thông tin trên...