Hội đồng Bảo an bỏ phiếu kín chọn Tổng thư ký mới
Sau nhiều tháng tranh luận và điều trần mở trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 21-7, 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an bắt đầu vòng bỏ phiếu kín đầu tiên chọn ra người kế nhiệm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.
Một phiên họp mở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2015 – Ảnh: Reuters
Theo AFP, lần lượt 12 ứng cử viên được đánh giá thông qua ba lá phiếu “tín nhiệm”, “không tín nhiệm” và “không có ý kiến”. Kết quả cuối cùng không được công bố trước toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hay báo giới.
Chỉ có những quốc gia đề cử ứng cử viên mới được thông báo kết quả.
Video đang HOT
AFP nhận định, tiến trình bầu chọn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc năm nay được đánh giá là rõ ràng và minh bạch hơn những lần trước.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, các ứng cử viên được tham gia các buổi tranh luận và phiên điều trần công khai trước Đại hội đồng.
Họ trình bày về các chính sách cũng như những ưu tiên và trách nhiệm khi trở thành người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh trước tất cả đại diện các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Trước đây, các quốc gia thường phàn nàn rằng, việc chọn Tổng thư ký không phải dựa vào năng lực điều hành của người đó, mà chủ yếu là dựa vào việc người đó có “phục vụ” năm nước thường trực Hội đồng Bảo an hay không.
Một điều thú vị là, trải qua tám đời Tổng thư thư ký là đàn ông, Hội đồng Bảo an đang đứng trước lời kêu gọi nên chọn một người phụ nữ cho nhiệm kỳ 5 năm sắp tới.
Người này cũng nên được chọn trong số các ứng cử viên đến từ Đông Âu, khu vực duy nhất chưa có đại diện làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Trong số 12 ứng cử viên, có 6 người là nữ, 8/12 ứng cử viên đến từ Đông Âu.
Theo Tuổi Trẻ
Ai Cập ngăn Hội đồng Bảo an lên án đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua không ra được tuyên bố lên án bạo lực và bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị Ai Cập phản đối.
Những người ủng hộ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua xuống đường ở Ankara. Ảnh: Reuters
Bản tuyên bố do Mỹ soạn thảo kêu gọi tất cả các bên "tôn trọng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được bầu một cách dân chủ". Văn bản cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nước này, kêu gọi các bên kiềm chế, tránh bạo lực hay đổ máu, kêu gọi chấm dứt ngay khủng hoảng và trở lại với pháp quyền.
Các thông cáo của Hội đồng Bảo An (HĐBA) gồm 15 thành viên phải được nhất trí dựa trên đồng thuận.
Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên cho hay Ai Cập phản bác rằng HĐBA không ở vị thế thích hợp để xác định xem liệu một chính phủ đã được bầu một cách dân chủ hay chưa. Phái đoàn Ai Cập tại Liên Hợp Quốc không phản hồi ngay lập tức trước yêu cầu bình luận.
Lực lượng trung thành với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua nhìn chung dẹp tan âm mưu đảo chính quân sự, sau khi những đám đông đáp lại lời kêu gọi của ông, xuống đường để ủng hộ chính phủ và hàng chục quân nổi dậy bỏ xe tăng. 265 người thiệt mạng, khoảng 1.440 người bị thương và 2.839 nhân viên quân sự bị bắt trong cuộc đảo chính.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tranh chấp Biển Đông, biển Hoa Đông có thể ra Hội đồng Bảo an LHQ Hội đồng Bảo an sẽ bàn luận về vấn đề tranh chấp biển giữa Trung Quốc và các nước nếu có yêu cầu từ các nước thành viên. Đại sứ Nhật Bản ở Liên Hợp Quốc, ông Koro Bessho, hôm 1.7 bày tỏ những lo ngại về tranh chấp lãnh hải trên biển giữa Trung Quốc và các nước. Trong buổi họp báo...