Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Bệnh nhân ung thư có tiêm phòng được không?
Hàng chục câu hỏi của bệnh nhân ung thư gửi đến báo Dân trí, hỏi chuyên gia họ là bệnh nhân ung thư có được/có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 hay không?
Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp… gửi câu hỏi đến báo Dân trí, mong được tư vấn xem có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 hay không.
Dưới đây là một số câu hỏi của độc giả:
- Tôi năm nay 50 tuổi, đang điều trị ung thư tuyến giáp. Tôi đã cắt toàn bộ tuyến giáp và điều trị Iot phóng xạ đến nay được 6 tháng. Tình trạng sức khỏe hiện tại ổn định. Tôi xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi có tiêm vắc xin được không. Nếu tiêm thì cần lưu ý với những loại vắc xin nào?
- Tôi bị ung thư tuyến giáp và bị cắt toàn bộ từ năm 2013, hiện nay hàng năm vẫn tái khám tại bệnh viện. Tôi bị thêm bệnh sỏi và Polyp mật, bệnh máu nhiễm nữa. Hỏi tôi có đủ sức khỏe để tiêm vắc xin không ạ?
- Tôi bị ung thư vú đã điều trị khỏi được 3 năm, hiện tại đang uống thuốc nội tiết mỗi ngày và đi khám định kỳ 4 tháng/1 lần. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có thể tiêm vắc xin Covid-19 này không? Xin cảm ơn bác sĩ.
- Con gái tôi bị ung thư trung thất từ năm 9 tuổi, nay đã điều trị khỏi được 9 năm, hiện sức khỏe bình thường, con tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 hay không?
- Tôi bị ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm, chỉ nội soi hớt lớp niêm mạc tổn thương. Bệnh đã ổn định 2 năm nay, tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 hay không?…
Video đang HOT
PGS.TS Đào Xuân Cơ , Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời:
Những người mắc ung thư, đang điều trị ổn định, nên tiêm vắc xin Covid-19. Bởi đây là nhóm bệnh nhân dễ bị diễn biến nặng nhất khi Covid-19 tấn công. Khi mắc Covid-19, mang sẵn bệnh nền, bệnh dễ diễn biến nặng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Trong hướng dẫn tiêm phòng vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế cũng đã nêu rõ, những người có bệnh nền, bệnh mãn tính thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm phòng, nhưng hoàn toàn có thể tiêm phòng khi được khám, sàng lọc kỹ.
GS.TS Mai Trọng Khoa , nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai, nguyên Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, tại thời điểm này, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu không có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin.
Hướng dẫn lâm sàng tạm thời của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng đã bàn luận về những người bị suy giảm miễn dịch. Hướng dẫn nêu rõ: “Những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về các vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa rõ trong quần thể bị suy giảm miễn dịch cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin và cần phải tiếp tục tuân theo tất cả những hướng dẫn hiện hành để tự bảo vệ mình chống lại Covid”.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 mang lại lợi ích và điều quan trọng là làm giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư khi nhiều bằng chứng gần đây cho thấy họ có tỉ lệ nhiễm trùng nặng cao hơn.
Vì thế, những bệnh nhân ung thư đang điều trị ổn định, hoàn toàn có thể yên tâm đăng kí tiêm vắc xin Covid-19. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn theo dõi sau tiêm vắc xin.
Phát hiện ung thư bàng quang sau cơn tiểu khó
Người đàn ông 68 tuổi, đi tiểu buốt, tiểu khó kèm máu cục, đến bệnh viện cấp cứu phát hiện ung thư bàng quang di căn hạch chậu.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Khoa Ung bướu 1, Bệnh viện Bãi Cháy, ngày 5/8, cho biết bệnh nhân tiền sử đái tháo đường, đã phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang hai năm trước. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bàng quang, đưa niệu quản da, cấp cứu người bệnh.
Trong lúc mổ, bác sĩ phát hiện toàn bộ bàng quang là khối kích thước 10x15 cm cứng chắc, xâm lấn thanh mạc, phúc mạc, tiểu khung, dính vào mặt trước trực tràng hạch chậu hai bên cứng chắc. Phẫu thuật viên đã cắt toàn bộ bàng quang, vét hạch chậu hai bên, loại bỏ nhân di căn phúc mạc, đưa niệu quản ra da hai bên với mục tiêu điều trị triệt căn ung thư và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
"Kỹ thuật này khó, chuyên sâu trong phẫu thuật tiết niệu, được chỉ định cho bệnh nhân ung thư bàng quang xâm lấn lớp cơ khi không thể phẫu thuật nội soi", bác sĩ nói.
Sau mổ, kíp tiếp tục theo dõi, phòng các tai biến như chảy máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, tắc dẫn lưu niệu quản ra da, tắc ruột, dính ruột....
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp thứ hai trong các loại ung thư đường tiết niệu và có xu hướng tăng do hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất... Bệnh phổ biến ở cả nam giới và nữ giới.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm cần lưu ý như tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu đau, đau hông hoặc lưng, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông...
Bệnh có thể được phát hiện sớm bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc MRI để đánh giá mức độ lan rộng của khối u, tình trạng di căn hạch trong khung chậu hoặc sau phúc mạc, di căn tạng, phổi, xương và tình trạng tắc nghẽn đường niệu...
Về điều trị, ở giai đoạn sớm, khối u chưa xâm lấn lớp cơ bàng quang, bác sĩ có thể cắt đốt nội soi để điều trị, phối hợp với liệu pháp bơm hóa chất nội bàng quang dự phòng tái phát tại chỗ. Những trường hợp đa u, u tái phát nhiều lần, tái phát nhanh, xâm lấm sâu tới lớp cơ bàng quang mà còn chỉ định phẫu thuật có thể cân nhắc cắt bán phần hay toàn bộ bàng quang tùy vào vị trí, độ xâm lấm và số lượng u.
Để phòng tránh bệnh ung thư bàng quang, bác sĩ Dũng khuyến cáo người dân bỏ thói quen hút thuốc lá, không hút thuốc lá ở nơi công cộng, bảo hộ đầy đủ khi làm việc tại môi trường độc hại.
Một số bệnh lý như viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu... cần được điều trị dứt điểm để tránh những tổn thương tại bàng quang.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có bất thường cần đến cơ sở chuyên khoa tiết niệu, ung bướu để được tư vấn, điều trị hiệu quả.
Thủ thuật 15 phút giúp giảm nguy cơ mắc loại ung thư phải cắt "cậu nhỏ" 90% bệnh nhân ung thư dương vật bị hẹp bao quy đầu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nam giới cần thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu để giảm nguy cơ mắc loại ung thư dẫn đến phải cắt "cậu nhỏ". Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp nam giới trưởng thành đến viện trong...