Hỏi đáp cùng nhóm phát triển tướng Vel’koz trong Liên Minh Huyền Thoại
Sau một thời gian dài ấp ủ thì cuối cùng Vel’koz – thành viên mới của Hư Không – đã sẵn sàng cho chiến trường Liên Minh Huyền Thoại.
Nhóm phát triển Vel’koz Liên Minh Huyền Thoại của Riot trong thời gian gần đây cũng đã mở một chủ đề thảo luận trên Reddit nhằm giải đáp các thắc mắc của người chơi về vị tướng này.
Ai là người đã đưa ra ý tưởng về Vel’koz? Sự cố rò rỉ thông tin có phải đã được lên kế hoạch trước không? Nếu không thì Riot đã phản ứng thế nào và quyết định thay đổi chiến lược ra sao? Vel’koz sẽ ra mắt kèm theo một sự kiện nào đó chăng?
Tôi (RiotOpeli) và Alex “Skribbles” Yee cùng ngồi trong một căn phòng lên kế hoạch cho vị tướng tiếp theo. Anh ta đã đùa rằng tôi có thể sử dụng ý tưởng của anh ta từ mấy năm trước. Tôi hỏi đó là gì và câu trả lời là “Một con mực nằm trên đám mây cầu vồng”
Chúng tôi không có kế hoạch về sự kiện cho sự ra mắt của Vel’koz nhưng sự hào hứng của các bạn khiến chúng tôi thực sự muốn được làm một điều gì đó trong tương lai.
Điều thú vị nhất khi thiết kế Vel’koz là gì?
Khi nhìn thấy bản vẽ của Larry, tôi đã nghĩ rằng vị tướng này rất hợp với việc bắn những tia sáng chết người. Vậy là tôi thử thiết kế cho Vel’koz bắn ra tia laser. Phải công nhận rằng bản vẽ đó đã giúp chúng tôi có rất nhiều ý tưởng về lối chơi và việc đó thật sự thú vị.
Còn điều khó chịu nhất là gì?
Đối đầu với Vel’koz trong giai đoạn thử nghiệm. Với một Q hồi chiêu sau 3 giây còn R thì gấp đôi sát thương hiện tại thì bạn biết điều gì xảy ra rồi đấy.
Độ khó của việc khắc họa chuyển động của xúc tu so với các tướng khác?
Chúng tôi chưa bao giờ có một vị tướng kiểu Vel’koz trước đây nên những cái xúc tu chính là thử thách lớn nhất cho bộ phận kỹ thuật. Đã có thời điểm chúng tôi không chắc có thể hoàn thành Vel’koz bởi những khó khăn đó. Lúc đầu ý tưởng là sử dụng hoàn toàn công nghệ vi tính nhưng cuối cùng để khắc họa sống động nhất chuyển động của mấy cái xúc tu, chúng tôi đã phải dùng đến tay và thể hiện chuyển động của mỗi xúc tu qua 15 khớp được gắn lên chúng.
Các bạn mất bao lâu để tạo ra một Vel’koz hoàn chỉnh?
Gần một năm, chúng tôi bắt đầu lên ý tưởng hình ảnh vào Tháng ba năm ngoái.
Bạn đã có thêm ý tưởng trang phục nào cho Vel’koz chưa?
Rất nhiều, các bạn hãy chờ xem nhé. Bản thân tôi thích nhất ý tưởng tạo ra một Quý ông Vel’koz như Cho’gath.
Sáng tạo ra một vị tướng không thuộc phạm trù loài người có đem lại khó khăn nào không?
- Làm thế nào để khắc họa trí thông minh của hắn? Chẳng có cách nào ngoài việc dùng giọng nói và một phần thông qua lối chơi.
- Vel’koz sẽ di chuyển kì lạ và đáng sợ ra sao?
- Giọng của Vel’koz như thế nào? Hắn có biết nói không? Nếu không thì âm thanh phát ra sẽ ra sao?
Video đang HOT
- Không có chân thì hiệu ứng Vệ Quân sẽ diễn tả thế nào? (Các bạn có thể theo dõi clip về vị tướng này tại đây).
Vel’koz là một loài có xúc tu, trong khi những vị tướng Hư Không khác thường giống bọ hơn. Liệu Vel’koz nằm ở đẳng cấp cao hơn hay đơn giản là một loài khác?
Một loài khác.
Bức tường của Yasuo có thể chặn tia laser của Vel’koz không?
Không. Ngay cả những bức tường cố định của bản đồ cũng không làm được điều đó (giống Lux).
Vel’koz có thể di chuyển khi dùng chiêu cuối được không?
Không. Chúng tôi muốn người chơi phải cẩn trọng khi sử dụng chiêu cuối, nó thực sự rất mạnh.
Điều gì khiến cho các pháp sư có tốc độ di chuyển thấp như hiện tại? Phải chăng đó là cái giá phải trả cho lượng sát thương mà họ gây ra?
Chúng tôi không có quy tắc nhất định cho việc đó, nó còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Đối với Vel’koz, vị tướng này không có kỹ năng mang tính cơ động hay gây hiệu ứng (choáng, làm chậm, trói chân,..) bù lại khả năng gây sát thương tầm xa lại rất khủng khiếp. Ban đầu tốc độ di chuyển của Vel’koz còn thấp hơn hiện tại nhưng sau một vài trận đấu thử nghiệm, chúng tôi thấy rằng Vel’koz thường xuyên bỏ mạng trong các tình huống băng trụ.
Đó là lý do vì sao chúng tôi đã tăng một chút tốc độ cho vị tướng này. Đây thực sự là một quyết định khó khăn. Mặc dù đã cố tình gán Vel’koz với điểm yếu thiếu sự cơ động nhưng cuối cùng chúng tôi lại tăng thêm tốc độ di chuyển cho hắn. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng ít nhất Vel’koz có thể theo kịp các pha giao tranh.
Đại gia đình Hư Không.
Sự thiếu cơ động có thể khiến Vel’koz khó có cửa nếu phải đối đầu với các vị tướng có khả năng áp sát đang rất phổ biến như LeBlanc. Phải chăng Vel’koz không được sáng tạo ra để dành cho phiên bản hiện tại?
Chúng tôi làm ra Vel’koz mà không nhắm đến bất cứ phiên bản cố định nào. Không thể phủ nhận sự yếu ớt của Vel’koz trước các sát thủ như LeBlanc nhưng nếu giao tranh tổng nổ ra thì Vel’koz sẽ phát huy được sức mạnh trên diện rộng của mình.
Tại sao tỷ lệ tăng sức mạnh phép thuật của Vel’koz thấp và chỉ số cơ bản lại cao? Nếu tôi không nhầm thì Vel’koz sẽ mạnh mẽ về cuối trận hơn nếu ta làm ngược lại?
Chiêu cuối có tỷ lệ tăng sức mạnh phép thuật thấp là do chúng tôi muốn người chơi sử dụng thật hợp lý chiêu cuối. Nếu sức mạnh phép thuật tăng quá nhanh, Vel’koz có khả năng áp đảo hoàn toàn kẻ địch và trở nên mất cân bằng. Do đó việc giảm tỷ lệ vẫn giúp người chơi cảm thấy mình khỏe hơn khi vượt lên dẫn trước đồng thời đối thủ không bị bỏ quá xa.
Liệu Vel’koz có thể trở thành một lựa chọn khả dĩ ở vị trí đi rừng mùa giải bốn không?
Tôi không nghĩ Vel’koz phù hợp với vị trí đó. Vi/Elise/Lee Sin có thể dễ dàng hành hạ Vel’koz ở trong rừng, nhưng ai biết đấy là đâu.
Tại sao là một pháp sư mà không phải là xạ thủ hay hỗ trợ mới đến từ hư không?
Vị tướng này được bắt đầu với một ý tưởng tạo hình, và nó có dáng vẻ tự nhiên của một pháp sư.
Vel’koz sẽ mạnh nhất ở giai đoạn nào?
Giữa và đầu giai đoạn cuối trận.
Liệu Vel’koz có trở nên quá bá đạo không? Khả năng gây sát thương chuẩn có thể khiến mọi người đánh giá quá cao Vel’koz.
Chúng tôi không thực sự quan tâm đến vấn đề này lắm. Nếu gặp phải vấn đề về sự mất cân bằng thì việc điều chỉnh không quá khó: giảm tốc độ chạy, hạn chế khả năng làm chậm hay đẩy ngược lại,.. Xét cho cùng sát thương chuẩn cũng chỉ là một yếu tố luôn xuất hiện trong LMHT nên đó không nên là một vấn đề.
Liệu chúng ta có thể thấy được Vel’koz xuất hiện ở đấu trường chuyên nghiệp ngay khi vừa ra mắt hay sẽ chỉ là một lựa chọn mang tính đột phá? Vị tướng này thực sự không có được sự cơ động cần thiết.
Chúng tôi hy vọng rằng các game thủ chuyên nghiệp sẽ để mắt Vel’koz. Nếu xây dựng được một chiến thuật phù hợp thì sức mạnh của Vel’koz sẽ được phát huy tối đa. Ngược lại việc chọn đội hình khắc chế cũng hoàn toàn có thể xảy ra vậy nên thật khó để đánh giá chính xác.
Theo VNE
Poohmandu Chiến binh thầm lặng của LMHT SKT T1
Tạm xa rời đấu trường chuyên nghiệp vì lí do sức khỏe, người hâm mộ sẽ nhớ đến Poohmandu như một game thủ có ngoại hình bình thường nhưng sở hữu lối chơi vô cùng táo bạo cũng như là người chơi vị trí Hỗ Trợ tốt nhất trong Liên Minh Huyền Thoại (LMHT).
Hãy cùng nhìn lại chặng đường từ một người chơi bình thường lên đến đỉnh thế giới của game thủ LMHT tài năng này.
Poohmandu.
Khởi đầu gian nan
Poohmandu là một trong những game thủ LMHT có thứ hạng cao tại máy chủ Hàn Quốc. Xuất hiện lần đầu tiên trong màu áo GSG (đội sau đó sáp nhập với một đội khác để thi đấu tại OGN Mùa Đông 2012 - 2013), Poohmandu đã kịp để lại ấn tượng với việc lần đầu tiên sử dụng LeBlanc cho vị trí Hỗ trợ. Trong trận đấu với KTB, game thủ này đã thật sự tỏa sáng với chiến thuật LeBlanc hỗ trợ cầm Dịch Chuyển, đạt chỉ số 6/5/13 và thể hiện lối chơi vô cùng "hổ báo". GSG không thành công tại giải đấu năm đó, nhưng Poohmandu đã bước đầu để lại dấu ấn trên đấu trường LMHT chuyên nghiệp Hàn Quốc.
Đội GSG sau đó bị đẩy xuống chơi ở giải NLB (giải hạng dưới OGN tại Hàn Quốc), và đó cũng là nơi câu chuyện cổ tích của Poohmandu bắt đầu. Tại NLB, Poohmandu vẫn liên tục sử dụng LeBlanc để hỗ trợ, cho đến khi chính anh ra mắt một vị tướng mới: Elise. Tháng 1 năm 2013, game thủ này chính thức sử dụng Elise Hỗ trợ trong một trận đấu chính thức đầu tiên. Chỉ số 4/3/10 cuối trận đã cho thấy quyết định của game thủ này tuy táo bạo nhưng vẫn rất hiệu quả. Một điểm mạnh nữa của Poohmandu là kho tướng khá dồi dào. Chỉ trong một mùa NLB, game thủ này đã chơi qua 10 vị tướng khác nhau trong 19 trận đấu.
LeBlanc Hỗ trợ là một trong những vị tướng yêu thích của Poohmandu.
Màn trình diễn ấn tượng của GSG đã kéo họ đến trận chung kết gặp CJ Entus, lúc đó toàn những gương mặt "hảo thủ" như dade, Space, Longpanda và inSec. Và không phụ lòng mong đợi, trận chung kết ấy được ghi vào lịch sử LMHT với chiến thuật vô cùng đặc biệt của GSG mà nhân tố chủ chốt không ai khác chính là Poohmandu.
Cầm Heimerdinger Hỗ trợ với phép bổ trợ Trừng Phạt, Poohmandu đã làm đội hình "toàn sao" của CJ Entus phải bất ngờ với chiến thuật tranh cướp bùa và đẩy đường nhanh hết mức có thể. SGS chiến thắng và vô địch NLB mùa đông, nhưng trong khi tất cả các đồng đội đều nhanh chóng được MPV ký hợp đồng thì Poohmandu lại bị cho "ra rìa" với lý do... lười luyện tập.
Bắt đầu chinh phục vinh quang
Sau một quãng thời gian im hơi lặng tiếng, Poohmandu trở lại với bản hợp đồng cùng SKT T1 K (Lúc ấy có tên là SKT T1 2) tiếp tục ở vị trí Hỗ trợ quen thuộc. Anh tiếp tục để lại ấn tượng khi cùng đồng đội chiến thắng chỉ với 11 phút trong một trận đấu tại giải Olympus Champions Spring. Thresh của anh với chỉ số 6/1/3 đã thật sự tỏa sáng chỉ trong quãng thời gian ngắn ngủi. Một dấu ấn khác là việc Poohmandu chọn Soraka với Bùa Xanh ngay đầu trận, từ đó đè bẹp bộ đôi đường dưới của đối phương với những loạt Mưa Sao Băng liên tục.
Những thay đổi về lối chơi đã khiến LeBlanc cùng Elise không còn hữu dụng ở vị trí Hỗ trợ như trước. Tuy nhiên, với kho tướng phong phú của mình, Poohmandu tiếp tục gọi tên Fiddlesticks đi Hỗ trợ và vị tướng này nhanh chóng trở nên "hot" tại Hàn Quốc. Trong mùa giải đó, Poohmandu xếp thứ 2 ở vị trí Hỗ trợ cùng với Lustboy và đứng thứ 12 trên bảng tổng sắp các game thủ ở mọi vị trí.
Poohmandu là đội trưởng SKT T1 K.
Đến giải đấu OGN Mùa hè, Poohmandu liên tục sử dụng Nami và cho thấy khả năng kết hợp Thủy Ngục và Sóng Thần vô cùng tinh tế. Khi Nami bị cấm, game thủ này sử dụng nhiều sự lựa chọn khác để thay thế như Thresh hay Sona, nhưng vị tướng để lại nhiều ấn tượng nhất không ai khác chính là Zyra.
Trong trận chung kết OGN đó, với việc bị KT Rolster Bullets dẫn trước 2 - 0 và khi tất cả đều tưởng kết quả đã an bài, Poohmandu đã cùng đồng đội tạo nên cuộc lội ngược dòng ngoạn mục khởi đầu là pha phản gank mẫu mực khi giữ chân Score ở bên ngoài và vô hiệu hóa KaKAO. Một chuỗi những pha xử lý đẳng cấp sau đó đã mang lại cho game thủ này 3 mạng cùng một lúc, giúp SKT T1 K lật ngược thế cờ cũng như chiến thắng cả ba ván sau để lên ngôi vô địch và từ đó, mở ra sự thống trị của người Hàn Quốc trong đấu trường LMHT chuyên nghiệp. SKT T1 K tiếp tục đánh bại KTB một lần nữa để giành suất tham dự vòng Chung kết thế giới mùa 3.
Game 3 trận chung kết SKT T1 K vàKT Rolster Bullets.
Lên đỉnh thế giới
Poohmandu bước vào giải đấu quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp, thi đấu trong một phiên bản LMHT với sự "bá đạo" của các sát thủ đường giữa, có thể giết tướng Hỗ trợ chỉ trong nháy mắt. Dù vậy, game thủ này vẫn giữ được lối chơi "hổ báo" của mình và sẵn sàng đổi mạng khi cần thiết. Trong 18 trận tại vòng Chung kết thế giới, Poohmandu sử dụng tổng cộng 5 vị tướng và nhiều nhất vẫn là Zyra. Phong độ ổn định trong tất cả các trận đấu của giải, SKT T1 K sẽ không thể lên ngôi vô địch nếu thiếu đi Poohmandu - tác nhân quan trọng ở đường dưới và trong các giao tranh tổng về cuối trận đấu.
Khoảnh khắc SKT T1 K lên đỉnh thế giới.
Trở về sau khi đã trở thành "nhà vua", SKT T1 K thất bại khi tham dự vòng đấu loại World Cyber Game, nhưng đó chỉ là bước chuẩn bị để đội tiếp tục thi đấu xuất sắc và vô địch OGN Champions mùa đông ngay sau đó. Poohmandu tiếp tục cho thấy tài năng với các vị tướng cả cũ lẫn mới như Nami, Thresh hay Annie, Alistar và Taric. Trong 15 trận đấu, Poohmandu sử dụng 8 vị tướng với chỉ số KDA ngất ngưởng, và SKT T1 K tiếp tục sở hữu chuỗi thành tích bất bại đáng mong ước.
Lối chơi
Poohmandu là một game thủ sáng tạo khi liên tục sử dụng các vị tướng mới cho vị trí Hỗ trợ, vốn thường bị coi là nhàm chán và ít giá trị. Chính anh cùng "thánh kéo" Madlife đã góp phần khẳng định rằng người chơi Hỗ trợ vẫn có thể "gánh" đội, quyết định thắng thua chỉ trong một khoảnh khắc của trận đấu. Lối chơi mạnh mẽ, không ngại va chạm của anh như bổ sung cho phong cách của Xạ thủ Piglet ở đường dưới, thêm "chất lửa" cho đội hình SKT T1 K. Trong đội hình với một Faker "thần thánh", Impact đa năng, Bengi cơ động và Piglet an toàn, Poohmandu vẫn thầm lặng đóng góp cho đồng đội của mình để cho đến nay, "đế chế" mà SKT T1 K tạo dựng vẫn chưa có dấu hiệu sụp đổ.
Faker và Poohmandu.
Thông báo tạm xa rời LMHT là một quyết định khá "sốc" đối với người hâm mộ cũng như một lỗ hổng khá lớn trong đội hình SKT T1 K. Chúng ta cùng hy vọng Poohmandu mau bình phục và tiếp tục tỏa sáng trên Chiến Trường Công Lý một ngày không xa.
Cùng xem lại những pha xử lý đẳng cấp của game thủ này trong sự nghiệp của mình nhé.
Theo VNE
Những pha xử lí hay của Bjergsen trong tuần 1 LMHT LCS Bắc Mĩ Lần đầu ra quân dưới màu áo Team SoloMid, Bjergsen đã để lại ấn tượng trong lòng nhiều khán giả LMHT LCS Bắc Mĩ với 3 vị tướng: Gragas, Zed và LeBlanc. Bjergsen là thành viên mới nhất của Team LMHT SoloMid song đồng thời cũng là nhân vật hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi mang tính tích cực cho cả...