Hội chứng nghiện dao kéo của các cô nàng Trung Quốc
Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Cùng với xu hướng trẻ hóa, nhiều ứng dụng phẫu thuật thẩm mỹ bắt đầu trở nên phổ biến hơn ở quốc gia tỉ dân này.
Cô Wu Xiaochen cho biết cô đã phẫu thuật thẩm mỹ từ năm 14 tuổi. Tại lần phẫu thuật đầu tiên, cô đã tiến hành phẫu thuật hút mỡ ở bắp đùi.
Vào thời điểm đó, cô đã được chẩn đoán mắc chứng tự miễn dịch (một tình trạng phát sinh từ một phản ứng miễn dịch bất thường đối với phần bình thường trên cơ thể), điều này khiến cô buộc phải dùng một loại hormone có tên glucocorticoids.
“Tôi đã bị tăng cân mất kiểm soát và luôn cảm thấy khó chịu trên da”, cô Wu nói. Wu hiện đã 30 tuổi, là một người mẫu kiêm doanh nhân và đang sống ở Bắc Kinh. “Tôi đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều sau khi đụng dao kéo”.
Kể từ sau lần phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên này, cô Wu đã thực hiện hơn 100 ca phẫu thuật khác, tiêu tốn khoảng 4 triệu NDT (hơn 12 tỷ đồng), đây là một số tiền rất lớn.
Cô Wu cũng nổi tiếng là một người ủng hộ ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Cô đã mở hai thẩm mỹ viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để có được đôi mắt to hơn, gò má cao, mũi hẹp hay một đôi chân gầy. Giống như cô Wu, nhiều người đang chạy đua để tìm kiếm ý tưởng làm đẹp lấy cảm hứng từ các yếu tố truyện trang manga của Nhật Bản, K-Pop của Hàn Quốc và văn hóa phương Tây.
Vào năm 2014, hơn 7 triệu người Trung Quốc đã làm phẫu thuật thẩm mỹ, theo Hiệp hội Thẩm mỹ và Chỉnh hình Trung Quốc. Chỉ ba năm sau, dữ liệu được tổng hợp bởi các chuyên gia tư vấn của công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan tại Thượng Hải cho thấy con số này đã lên tới gần 16,3 triệu người.
Theo các chuyên gia được CNN phỏng vấn, sự gia tăng số lượng người phẫu thuật thẩm mỹ ở Trung Quốc nguyên nhân một phần là do các ứng dụng hỗ trợ phẫu thuật thẩm mỹ như So-Young và GengMei, cho phép các khách hàng tiềm năng xem xét các bức ảnh trước và sau khi phẫu thuật, đặt lịch phẫu thuật, thậm chí là đăng ký thẻ tín dụng để thanh toán.
“Ở Trung Quốc, rất khó để tìm kiếm được các thông tin đáng tin cậy về các phòng khám, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ hơn”, ông Tony DeGennaro, đồng sáng lập Dragon Social, một công ty phân tích thị trường của Trung Quốc cho biết. “Nhiều người đã không còn tin tưởng các kết quả tìm kiếm trên Baidu (một công cụ tìm kiếm tương tự như Google phổ biến ở Trung Quốc) sau một số vụ bê bối y tế liên quan đến nền tảng. Do đó, những ứng dụng mới này đã được sử dụng như một hướng dẫn không chính thức của các bác sĩ phẫu thuật.
Cô Wu lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Thẩm Dương, một thành phố công nghiệp lớn ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Khi còn là một cô bé tuổi teen, cô đã theo đuổi nghệ thuật và mơ ước được trở nên nổi tiếng. Cô muốn được trở thành một nữ diễn hoặc một người mẫu.
Nhưng cô vẫn luôn tự ti về ngoại hình của mình, cô không hài lòng về đôi mắt nhỏ và khuôn mặt bầu bĩnh của mình. Vì vậy, sau ca phẫu thuật thành công đầu tiên, cô đã tiếp tục chọn cách hút mỡ mặt với mong muốn có một khuôn mặt thon gọn. Sau đó, cô ấy còn phẫu thuật tạo đường nét trên khuôn mặt để có được một vẻ ngoài góc cạnh hơn bằng cách cấy thêm silicone vào xương gò má.
Cô Wu trên bàn phẫu thuật thẩm mỹ
Vào năm 16 tuổi, cô Wu đã nâng mũi để làm cho mũi của cô ấy trông trở nên cao hơn và dài hơn. Chưa dừng lại, các cuộc “dao kéo” như tạo hình khuôn mặt V-line, nâng ngực, nhấn mí của cô vẫn tiếp tục tiếp diễn. “Cứ hai đến ba năm, tôi lại có thêm một vài cuộc phẫu thuật. Tôi đã trở thành một con nghiện phẫu thuật thẩm mỹ”, cô Wu chia sẻ.
Phẫu thuật thẩm mỹ đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến hơn ở các thành phố cấp hai và ba của đất nước, theo báo cáo của nền tảng So-Young vào năm 2019, dựa trên sự phân tích dữ liệu của chính công ty này và ở các phòng khám.
Hơn một nửa phụ nữ Trung Quốc đi phẫu thuật thẩm mỹ thuộc độ tuổi dưới 26, báo cáo này cho biết. Trong khi đó, số phụ nữ Mỹ dưới 30 tuổi đi phẫu thuật thẩm mỹ chỉ chiếm 6%.
Đối với giới trẻ Trung Quốc, phẫu thuật thẩm mỹ là một cách để trở nên nổi bật hơn trong những buổi hẹn hò và trong công việc. “Trung Quốc vẫn là một xã hội rất gia trưởng”, một giảng viên chuyên nghiên cứu về giới và xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ của Đại học Hồng Kông cho biết. “Trở nên xinh đẹp hơn là một cách để đảm bảo bạn sẽ thành công trong công việc và tìm kiếm được một người chồng lý tưởng”, ông Brenda nói.
Trước sự phổ biến của mạng internet, với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh như Meitu, chúng cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh selfie bằng cách loại bỏ những khuyết điểm trên khuôn mặt, khiến những bức ảnh tự sưởng trở nên hoàn hảo hơn. Vô tình, những app photoshop này đã khuyến khích xu hướng “dao kéo”. “Mọi người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ nhằm hiện thực hóa hình ảnh của họ trên các ứng dụng này”, Tiến sĩ Stephanie Lam, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Hồng Kông cho biết.
Video đang HOT
Các ứng dụng tìm hiểu về các bác sĩ và phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc.
Ứng dụng phổ biến nhất, GengMei đã có hơn 36 triệu người dùng và liệt kê thông tin của hơn 20.000 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trên nền tảng của mình, một phát ngôn viên của công ty xác nhận. Ngoài GengMei, một ứng dụng phẫu thuật thẩm mỹ khác là So-Young cũng có hơn 2,47 triệu người dùng hoạt động và gần 6000 bác sĩ phẫu thuật trên nền tảng, theo phát ngôn viên của ứng dụng.
Các ứng dụng này cung cấp các thông tin chứng thực từ các bệnh nhân đã từng phẫu thuật thẩm mỹ với các bức ảnh trước và sau khi thẩm mỹ cũng như các đánh giá về bác sĩ phẫu thuật.
GengMei còn có một tính năng mở rộng giúp phân tích và chấm điểm khuôn mặt của người dùng dựa trên các tiêu chí như tính linh hoạt, hấp dẫn và đối xứng của khuôn mặt. Sau đó, nó đưa ra các gợi ý phẫu thuật chẳng hạn như làm lại mí hay tiêm filler (chất làm đầy) trên một số bộ phận.
“Qua GengMei, chúng tôi chỉ cần ở nhà mà vẫn có thể truy cập vào tất cả các thông tin của các cơ sở làm đẹp”, cô Wu nói về ưu điểm của một ứng dụng phẫu thuật thẩm mỹ.
“Đây là một sự phản ánh sự phát triển của xã hội và nó là một mô hình thu nhỏ cho sự thay đổi lối sống của chúng tôi”, cô Wu nêu quan điểm.
Với những người không đủ kinh phí thực hiện phẫu thuật, các ứng dụng này thậm chí còn cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các khoản vay từ dịch vụ cho vay Huabei của Alipay.
Vào kỳ nghỉ hè, thời gian được nhiều phụ nữ trẻ lựa chọn để đi phẫu thuật nhằm tìm kiếm một diện mạo mới trước khi năm học mới bắt đầu, một số phòng khám đã tận dụng để tung ra các gói khuyến mại đặc biệt. “Các cô gái thường đi phẫu thuật theo nhóm để hưởng lợi từ các gói ưu đãi như ba người phẫu thuật nhưng chỉ với giá hai người”, Giảng viên Alegre của Đại học Hồng Kông cho biết.
Trong các phòng khám này, phẫu thuật mắt hai mí chỉ tốn 1000 NDT (khoảng 3,2 triệu đồng), theo DeGennaro từ Dragon Social.
Những bệnh nhân giàu có thường tìm đến các cơ sở thẩm mỹ viện ở Hàn Quốc, Thái Lan hoặc Hồng Kông, nơi mà họ tin rằng các bác sĩ ở đây đáng tin cậy hơn, cô DeGennaro cho biết. Các thẩm mỹ viện ở đây thường được thiết kế rất sang trọng, trông chúng giống như một spa cao cấp hơn là một phòng khám.
“Chúng tôi tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ Trung Quốc đại lục”, Tiến sĩ Gordon Ma, người đứng đầu Trung tâm Phẫu thuật và Chỉnh hình ở Hồng Kông cho biết. Trong số những người trẻ tuổi đến đây, phẫu thuật mắt hai mí là phổ biến nhất, ông cho biết.
“Một vài khách hàng trong số đó muốn tiến càng xa càng tốt”, ông cho biết. “Họ không chỉ muốn cải thiện vẻ đẹp tự nhiên của họ mà còn muốn thay đổi ngoại hình một cách rõ rệt”.
Với một đôi mắt to, chiếc mũi dài thẳng và đôi môi chúm chím, ngoại hình của cô Wu hoàn toàn xa lạ so với bức ảnh chụp cùng gia đình từ thời niên thiếu.
“Trong một thời gian dài, tôi đã cố gắng sao chép khuôn mặt của Angelababy” [một nữ diễn viên kiêm người mẫu nổi tiếng ở Trung Quốc], cô Wu nói. “Nhưng sau đó, tôi dẫn thoát khỏi khuôn mẫu này và bắt đầu tự phát triển một diện mạo của riêng mình bằng cách kết hợp những đặc điểm phù hợp với tính cách và khuôn mặt của bản thân”.
Hiện tại, khi nhìn bản thân ở trong gương, cô ấy nói cô ấy đã tìm được một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Wu Xiaochen, ảnh thuở bé, thiếu niên và hiện tại. Diện mạo của Wu đã thay đổi rất nhiều sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
Gương mặt của hai nữ minh tinh Angelababy và Phạm Băng Băng vẫn luôn được đem ra làm tiêu chuẩn để tham khảo của các tín đồ nghiện phẫu thuật mỹ trẻ.
Cô Wu cho biết việc hai nữ diễn viên này được chọn mặt gửi vàng là bởi khuôn mặt của họ đạt chuẩn tỷ lệ vàng “ba phần và năm mắt” của phụ nữ châu Á.
Theo quan điểm của những nhà nhân trắc học, một khuôn mặt đẹp là khuôn mặt khi nhìn thẳng, theo chiều dọc sẽ có 3 phần lớn bằng nhau: chân tóc đến điểm giữa 2 lông mày, từ lông mày đến chân mũi nơi tiếp giáp với nhân trung và từ đó đến đỉnh cằm. Còn tỷ lệ chiều rộng khuôn mặt chuẩn sẽ được đo bằng đúng năm mắt.
Để có được vẻ ngoài như mong muốn, một số phụ nữ cần đến phẫu thuật, trong khi những người khác chuyển sang dùng chất làm đầy rẻ tiền.
“Tiêm filler có thể giúp làm đầy đặn xương gò má, cằm nhọn hơn thậm chí là nâng mũi”, Lam, một bác sĩ phẫu thuật cho biết.
Một số phụ nữ khác lại dùng những thủ thuật phức tạp hơn như sử dụng chính xương sườn hoặc xương hông của mình để nâng mũi, theo bà Lam.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hướng tới những tiêu chuẩn làm đẹp truyền thống này. “Họ tìm kiếm những diện mạo mang tính cá nhân hơn, ví dụ như một khuôn mặt với các đặc điểm giống như yêu tinh hay một khuôn mặt chán nản với cả thế giới”, ông DeGennaro nói.
Nhiều trong số xu hướng này bắt nguồn tư GengMei. Khuôn miệng hình chữ M là một trong số những xu hướng được thảo luận sôi nổi trên ứng dụng này.
Một người dùng chia sẻ cô đã quyết định tiêm axit hyaluronic vào môi để có được đôi môi hình chữ M giống các ngôi sao K-Pop như Yoon Eun-hye và Lee Sung-kyung.
Một số người nổi tiếng (từ trái qua phải): Nữ diễn viên Trung Quốc Angelababy đôi môi “hình chữ M” của nữ diễn viên Hàn Quốc Yoon Eun-hye khuôn mặt không tuổi của nữ diễn viên Hàn Quốc Goo Hye-sun mí mắt của người mẫu Trung Quốc Liu Wen. Ảnh: CNN
Một diện mạo mới cũng hot không kém, đó là một gương mặt “baby face” – gương mặt trẻ con. Đó là một khuôn mặt tròn, đầy đặn với cằm ngắn, trán cao, mắt to và đỉnh mũi nhỏ, theo mô tả được đăng trên ứng dụng. Chất làm căng da mặt cũng như phẫu thuật mắt và mũi được khuyến khích để có được diện mạo như vậy.
Một chủ đề phổ biến khác trên GengMei là làm thế nào để làm cho mí mắt trở nên hấp dẫn hơn, thay vì dùng đến phẫu thuật mắt hai mí. Đó là kéo dài mí mắt nhưng vẫn đảm bảo chúng không bị chảy xệ và quá dài, một người dùng viết dựa trên tham khảo mí mắt của người mẫu Liu Wen của Trung Quốc và ngôi sao Jacklyn Wu Chien-lien của Đài Loan.
Nhưng không phải tất cả các ca phẫu thuật đều thành công. Truyền thông Trung Quốc thường xuyên đưa tin về các ca phẫu thuật “hỏng” thậm chí là tử vong ngay trên bàn mổ. Các sai sót y khoa thường xảy ra ở những phòng khám nhỏ không có giấy phép phẫu thuật.
“Một số phòng khám này sử dụng chất làm đầy không đạt tiêu chuẩn và thuốc tiêm chống lão hóa có chứa chất độc hoặc có các thành phần vượt quá mức cho phép”, bà Lam cho biết.
Ông Ma từ Bệnh viện Hồng Kông cho biết có khá nhiều bệnh nhân đã tìm đến họ sau những lần “dao kéo hỏng” ở nước ngoài, kể cả ở Trung Quốc. Có trường hợp bệnh nhân không thể nhắm mắt sau khi phẫu thuật cắt mắt hai mí, ông Ma nói.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác định có 2.772 trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ bất hợp pháp trong một cuộc điều tra kéo dài một năm bắt đầu từ tháng 5/2017. Từ đây, đã có hơn 1.200 vụ bị truy tố trách nhiệm hình sự, theo thông cáo của chính phủ. Ủy ban này cũng đang xem xét việc tạo ra một danh sách đen các bác sĩ phẫu thuật rởm.
Cô Wu cho biết bản thân cũng đã trải qua một vài cuộc phẫu thuật thất bại và cô đã phải đi phẫu thuật chỉnh sửa ngay sau đó.
Bất chấp những rủi ro, Trung Quốc đã nhanh chóng nổi lên như một thiên đường thẩm mỹ. Đến năm 2023, tổng doanh thu dự kiến của ngành công nghiệp này được dự kiến sẽ vượt quá 360 tỷ NDT (1,2 nghìn tỷ VNĐ), trích dẫn số liệu từ các chuyên gia của Frost & Sullivan.
Wu là một nhân chứng sinh động về sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp thẩm mỹ tại Trung Quốc.
“10 năm trước, thật khó để tìm kiếm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng ngày nay, thật khó để tìm ra một vài người không thực hiện điều đó”, cô Wu nói.
Theo viettimes.vn
Bác sĩ chia sẻ những điều cần biết khi sửa mũi hỏng
Theo bác sĩ Trịnh Quang Đại - Trưởng khoa Phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, khách hàng nên chọn cơ sở uy tín để phẫu thuật sửa mũi hỏng.
Nâng mũi là dịch vụ thẩm mỹ đang được ưa chuộng. Bên cạnh những ca phẫu thuật thành công, không ít trường hợp khách hàng phải lo lắng vì mũi hỏng, biến chứng sau nâng. Trong chuyên mục "Vui sống mỗi ngày" phát sóng trên VTV3, bác sĩ Trịnh Quang Đại - người có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ - đã có những chia sẻ thiết thực về điều này.
Làm gì khi phẫu thuật mũi bị hỏng?
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi hỏng, biến chứng sau nâng đến từ sử dụng chất liệu không đảm bảo, bác sĩ tay nghề yếu; hoặc do quá trình nâng mũi không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn. Từ đó mũi bị nhiễm trùng, bóng đỏ, lộ sóng, tụt sụn, vẹo lệch gây mất thẩm mỹ; nặng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ Trịnh Quang Đại.
Khách hàng có thể tự nhận biết mũi sau nâng có dấu hiệu bất thường hay không theo các mốc thời gian 24 tiếng, 48 tiếng, 1 tuần, 3 tháng, 6 tháng... Điều cần làm sau khi phát hiện mũi hỏng là nên tham vấn trực tiếp với bác sĩ có tay nghề cao, bình tĩnh chờ đợi thời gian thích hợp để sửa lại.
Bác sĩ Trịnh Quang Đại trao đổi về vấn đề sửa mũi hỏng .
So với phẫu thuật nâng mũi lần đầu thì kỹ thuật sửa mũi hỏng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố. Ở mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có cách xử lý riêng, cách tốt nhất là khách hàng nên nói rõ tình trạng của mình trước khi thăm khám.
Đối với trường hợp vừa mới nâng xong, nếu phát hiện mũi bị lệch sống, lộ sóng, hay máu bầm không thể lưu thông ra ngoài..., bác sĩ sẽ can thiệp xử lý nhanh. Vì lúc này, sụn chưa bám dính chặt vào khung xương mũi, dễ can thiệp.
Đối với trường hợp mũi nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn mũi ra, theo dõi tình trạng khách hàng, rồi mới cân nhắc có nên đặt sụn khác hay không.
Thời gian nhận biết mũi hỏng rõ nhất là sau 3 tháng, vì lúc này mũi đã ổn định và về phom. Nếu thấy các dấu hiệu bóng đỏ, lệch, vẹo sống, lộ sóng..., khách hàng cần báo lại với bác sĩ sớm. Thời gian ít nhất để sửa lại một chiếc mũi hỏng là 4-6 tháng.
Giải pháp sửa mũi hỏng an toàn
Một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ thẩm mỹ lựa chọn để khắc phục tình trạng mũi hỏng là nâng mũi tái cấu trúc. Về dáng mũi sẽ có nhiều kiểu như S line, L line, Latin... tùy thuộc lựa chọn của khách hàng.
Khách hàng nâng mũi cấu trúc sửa lại dáng Latin.
Tái phẫu thuật mũi là một ca thẩm mỹ phức tạp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành rút sụn cũ và thay thế bằng sụn mới chất lượng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo lại dáng mũi theo yêu cầu. Trường hợp mũi dính silicon hoặc tiêm filler sẽ được nạo sạch hoặc tiêm tan trước khi sửa lại.
Với tình trạng mũi bị hỏng vì sửa nhiều lần (đầu mũi to, lỗ mũi không đều, sóng mũi cong, da mũi mỏng...), bác sĩ sẽ tái cấu trúc toàn bộ bên trong mũi, kết hợp sử dụng sụn megaderm, surgiform bao bọc mũi để kéo dài và nâng cao đầu mũi an toàn.
Khách hàng nâng mũi cấu trúc sửa lại dáng Latin.
Để hạn chế biến chứng mũi, bác sĩ Trịnh Quang Đại khuyên khách hàng nên cân nhắc, lựa chọn địa điểm thẩm mỹ uy tín. Nếu không may đã thẩm mỹ mà xuất hiện biến chứng xấu, hãy tìm kiếm những nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi để phẫu thuật.
Theo news.zing.vn
Trị nám bằng laser: Muốn nám mờ đi mỗi ngày cần biết các nguyên tắc sau Điều trị nám bằng laser hiện đang là phương pháp được rất nhiều chị em tin tưởng và sử dụng. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp chữa trị mãi không khỏi, thậm chí nám bám càng sâu và càng nhiều hơn. Cùng lắng nghe bác sĩ chuyên khoa Da liễu Đỗ Hồng Hạnh chỉ ra những vấn đề về nám, nguyên...