Hội chứng gây căng cơ
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, còn gọi hội chứng tennis elbow, là tình trạng chấn thương do cổ tay và khuỷu tay hoạt động quá mức gây căng cơ.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bình Minh, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM Cơ sở 3, cho biết “tennis elbow” là “khuỷu tay của người chơi tennis”, song thực tế không chỉ vận động viên tennis mới gặp phải tình trạng này. Những người làm công việc như thợ ống nước, thợ sơn, thợ mộc, người bán thịt, đầu bếp, nhân viên văn phòng… đều có thể mắc hội chứng tennis elbow.
Người bệnh sẽ có biểu hiện đau vùng khuỷu tay, chủ yếu mặt ngoài khuỷu tay, có thể lan xuống cẳng tay và cổ tay. Khuỷu có thể sưng, đỏ hoặc không.
“Bệnh nhân sẽ có cảm nhận đau nhiều hơn khi nắm chặt một vật, hoặc nâng một vật lên, xoay tay nắm cửa, vắt khăn, mở nắp chai nước, nâng cao tay hoặc duỗi cổ tay”, bác sĩ Bình Minh cho biết.
Nguyên nhân gây ra viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là do sự co cơ lặp đi lặp lại của các nhóm cơ duỗi cổ tay, duỗi ngón tay. Các chuyển động lặp đi lặp lại và căng cơ có thể dẫn đến các vết rách nhỏ ở các gân cơ và gây viêm.
Hội chứng tennis elbow có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là độ tuổi từ 30 đến 50. Tỷ lệ mắc bệnh phổ biến ở những người có công việc liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay.
Hội chứng tennis elbow được chẩn đoán khá dễ dàng qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể tạo áp lực lên vùng khuỷu hoặc yêu cầu người bệnh duỗi cổ tay, duỗi các ngón tay. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chẩn đoán xác định qua hình ảnh trên siêu âm mô mềm. Nếu được điều trị sớm bệnh khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng.
Để điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động như duỗi cổ tay, nâng vật nặng. Sử dụng băng thun quấn cố định vùng khuỷu, thuốc chống viêm giảm đau, tập vật lý trị liệu. Nếu bệnh nhân dùng thuốc nhưng không giảm đau sau 6-12 tháng, có thể được chỉ định phẫu thuật.
Theo bác sĩ Minh, các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền cũng rất hiệu quả đối với hội chứng tennis elbow. Như dùng các bài thuốc có tác dụng hành khí hoạt huyết, châm cứu, điện châm, laser châm cấy chỉ, bó thuốc, xoa bóp bấm huyệt.
Ưu điểm của các phương pháp y học cổ truyền kể trên là hiệu quả giảm đau rõ rệt ngay sau 1 lần điều trị, và không có tác dụng phụ. Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ nghi ngờ các nguyên nhân khác, họ có thể đề nghị chụp X-quang hoặc đo điện cơ.
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay hay còn gọi là hội chứng tennis elbow. Ảnh: Medicinaatualcancee
Video đang HOT
Bị đầy hơi, chướng bụng hay táo bón, chỉ cần day bấm 5 huyệt vị "vàng mười" này là xong!
Bấm huyệt bàn tay và bàn chân là những cách bấm huyệt mà bạn có thể được thực hiện thoải mái tại nhà.
Bấm huyệt là một kỹ thuật mà người tập sử dụng ngón tay, lòng bàn tay, khuỷu tay, bàn chân hoặc các thiết bị cụ thể để tạo áp lực lên các điểm thiết yếu khác nhau của cơ thể. Nó cũng liên quan đến việc kéo căng hoặc xoa bóp.
Như các nghiên cứu và các chuyên gia trị liệu chỉ ra, bấm huyệt nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, thể lực và sự ổn định của cơ thể bạn, bằng cách điều chỉnh các lực đối lập của âm (năng lượng âm) và dương (năng lượng dương). Nghệ thuật chữa bệnh cổ xưa này giúp kích thích khả năng tự chữa bệnh theo cách tự nhiên của cơ thể. Nó rất hữu ích cho các bệnh liên quan đến căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bấm huyệt bàn tay và bàn chân là những cách bấm huyệt mà bạn có thể được thực hiện thoải mái tại nhà. Các điểm day bấm huyệt trong cơ thể của bạn cực kỳ nhạy cảm và có thể giúp kích thích cơ thể giảm đau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực khi chạm vào các điểm áp lực có thể có đối với sức khỏe của bạn. Nó giúp giảm đau và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, đồng thời khôi phục sự cân bằng trong cơ thể.
5 điểm bấm huyệt chính trong y học cổ truyền giúp giảm các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, táo bón...
Không nhất thiết phải đến trung tâm hay phòng khám mới có thể thực hiện bấm huyệt. Bạn có thể tự thực hiện nhưng khi bấm huyệt để tự xoa bóp thì bạn phải kiên nhẫn. Các điểm bấm huyệt nằm trên khắp cơ thể của chúng ta và được gọi là kinh lạc hoặc đường dẫn năng lượng. Mỗi kinh mạch trong cơ thể đại diện cho cơ quan nội tạng nằm ở đó. Mỗi điểm huyệt được đặt tên theo vị trí của nó dọc theo kinh tuyến.
Thao tác trên các huyệt đạo này để nạp khí và các bệnh nhẹ khác về dạ dày có thể giúp giải phóng khí bị mắc kẹt. Từ đó giúp giảm đầy hơi và có thể giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa nói chung.
1. Huyệt khí hải
Huyệt khí hải.
Huyệt khí hải nằm trên đường thẳng chạy dọc rốn và ngực, nằm dưới rốn khoảng 1,5cm.
Cách thực hiện: Đặt hai đến ba ngón tay vào vị trí điểm. Sau đó, nhẹ nhàng di chuyển các ngón tay của bạn theo chuyển động tròn. Đảm bảo không ấn quá mạnh và tiếp tục xoa bóp trong 2-3 phút.
2. Huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao.
Huyệt tam âm giao nằm ở mặt trong của chân, ngay trên mắt cá chân.
Cách thực hiện: Đếm 4 đốt ngón tay theo chiều rộng phía trên mắt cá chân rồi tác động một lực sâu một chút vào phía sau xương chân (xương chày), day theo hình tròn hoặc lên xuống trong vòng từ 4-5 giây.
3. Huyệt vị du
Huyệt vị du.
Huyệt nằm bên dưới gai đốt sống lưng thứ 12, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Đây là huyệt vị chuyên điều trị bệnh viêm loét dạ dày, sa dạ dày, liệt cơ bụng và tiêu chảy mãn tính.
Cách thực hiện: Đặt một đến hai ngón tay lên điểm đó và ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Massage trong vòng 1-2 phút.
4. Huyệt trung quản
Huyệt trung quản.
Huyệt trung quản nằm ở vị trí rốn hướng thẳng lên khoảng 4 thốn, hay vị trí điểm giữa của đoạn ống nối rốn và nơi giao nhau của 2 bên sườn.
Cách thực hiện: Đặt hai đến ba ngón tay lên điểm đó và nhẹ nhàng tạo áp lực theo chuyển động tròn. Massage trong 2-3 phút.
5. Huyệt túc tam lý
Huyệt túc tam lý.
Huyệt nằm ở chân (túc) ở dưới lõm khớp gối 3 (tam) thốn.
Cách thực hiện: Đặt hai ngón tay lên vị trí huyệt. Nhẹ nhàng di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn. Massage trong 2-3 phút và lặp lại ở chân còn lại.
Tự bấm huyệt tại nhà - Chuyên gia lưu ý!
Theo lương y Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), khi bấm huyệt chú ý dùng lực ấn sâu và chắc để xoa bóp và kích thích từng điểm. Khi xoa bóp huyệt, cố gắng thư giãn ở tư thế thoải mái, nhắm mắt và hít thở sâu. Lặp lại việc xoa bóp bao nhiêu lần tùy thích; không giới hạn số lần trong ngày. Bên cạnh việc tự xoa bóp những điểm này, bất kỳ ai cũng có thể giúp bạn xoa bóp để được hiệu quả như mong đợi.
"Bấm huyệt giải phóng căng thẳng, làm tăng tuần hoàn và giảm đau. Tuy nhiên cần chú ý phân biệt được châm cứu và bấm huyệt. Bấm huyệt được thực hiện bằng tay hoặc bằng jimmy, một dụng cụ giống như bút trong khi châm cứu được thực hiện với sự trợ giúp của kim", chuyên gia cho biết.
Đau phía sau đầu gối cảnh báo bệnh gì, khi nào là nghiêm trọng? Đau phía sau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do căng cơ hoặc viêm khớp. Nhưng trong một số trường hợp, đau phía sau đầu gối là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Những cơn đau phía sau đầu gối kèm theo sưng có thể là do nhiễm trùng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...