Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chung sức cùng người dân vượt bão lũ
Theo thông tin mới cập nhật từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 31-10, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã cứu trợ khẩn cấp đồng bào các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng mưa lũ và các cơn bão số 5,6,7,8,9 với tiền và hàng hóa trị giá hơn 77 tỷ đồng.
Chỉ trong thời gian ngắn các tỉnh miền Trung đã liên tiếp hứng chịu những cơn bão làm tổn thất nặng nề về người và tài sản, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã liên tiếp cử các đoàn cứu trợ khẩn cấp đến với bà con vùng lũ.
Ngay khi mưa lũ xảy ra tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam vào đầu tháng 10-2020, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp bước đầu cho các gia đình bị thiệt hại bởi mưa lũ tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.
Đội Chữ thập đỏ xung kích huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thu dọn cây cối ngã đổ thông đường phục vụ dân sinh sau bão số 9.
Ngay sau đó, ngày 13-10, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chuyển tiền và hàng hóa cứu trợ khẩn cấp đợt 2 cho các gia đình bị thiệt hại bởi mưa lũ tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, với tổng trị giá hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ tỉnh Quảng Bình: 200 triệu đồng, 190 thùng hàng gia đình, 100 hộp bột lọc nước P&G (240 gói/hộp), tổng giá trị 340 triệu đồng; tỉnh Quảng Trị: 250 triệu đồng, 200 thùng hàng gia đình, 100 hộp bột lọc nước P&G, tổng giá trị gần 397 triệu đồng; tỉnh Thừa Thiên-Huế: 300 triệu đồng; 300 thùng hàng gia đình, 200 hộp bột lọc nước P&G, tổng trị giá gần 530 triệu đồng; Tỉnh Quảng Nam: 150 triệu đồng tiền mặt, 100 hộp bột lọc nước P&G, tổng trị giá hơn 169 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nạn nhân vụ sạt lở tại xã Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam.
Để ứng phó với mưa lũ trong suốt các ngày tháng 10-2020, tại các tỉnh miền Trung, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã liên tiếp chuyển tiền, hàng hỗ trợ tới bà con vùng lũ. Cùng với việc chuyển tiền và hàng hỗ trợ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã cử các đoàn công tác đến các điểm nóng của mưa lũ để thăm hỏi, cứu trợ bà con địa phương. Các đoàn công tác của các đồng chí Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội; Trần Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội; Nguyễn Thị Hồng An, Phó chủ tịch Hội; Nguyễn Hải Anh, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội tới các địa phương Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam đã kịp thời hỗ trợ những hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải sống trong cảnh thiếu thức ăn, nước uống sạch.
Nhiều học sinh mồ côi sau trận lở núi ở Trà Leng
Sau vụ sạt lở núi ở xã Trà Leng, nhiều trẻ bỗng chốc không có nơi nương tựa khi cả cha mẹ bị đất đá vùi chôn mãi.
Video đang HOT
Sau một ngày nhận tin dữ, ngày 30/10, Hồ Văn Hải (học sinh lớp 10) và Lê Thanh Tú (học sinh lớp 11) cùng các thầy cô Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My vượt 35 km đường đèo sạt lở, để trở về điểm sạt lở thôn 1 (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) - nơi người thân, cha mẹ 2 em đã bị vùi lấp.
Đôi chân bết đất bùn, nhịp thở hổn hển sau khi lội bộ về nhà, Hải và Tú đứng hình, giọt nước mắt lăn dài trên má khi 2 em dõi mắt về nơi từng là nhà mình, bây giờ toàn bùn đất bao trùm. Nơi 2 em sống được gọi là nóc Ông Đề với 11 ngôi nhà của người Mơ - Nông được dựng lên dưới chân núi Pa Ranh.
Bỗng chốc nhà không còn, cha mẹ cũng đi mãi
Không giữ được bình tĩnh, Hải cố chạy hết tốc độ, băng qua đoạn đường lấm đầy bùn đất và con suối chảy xiết, em quỳ xuống nơi từng là nhà em gào lớn: "Ba mẹ ơi, con về rồi...".
Em Lê Thanh Tú ôm thầy Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My
4 anh em Điệp thất thần trước cái chết của ba mẹ
Hải đã mất 8 người thân trong nhà, gồm bố mẹ, hai em trai ruột, anh rể và các chú bác. Lực lượng cứu hộ tìm thấy ba Hải chiều hôm qua, ông được chôn cất tại đồi Quế cách hiện trường chỉ vài trăm mét. Mẹ Hải cùng 6 người thân khác vẫn đang mất tích.
Hải học nội trú tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My, cách vài tháng mới về nhà. Thứ 7 tuần trước Hải mới về thăm, thế mà chỉ vài ngày sau, ngôi nhà, người thân của em đã bị vùi lấp sau trận sạt lở.
"Tuần trước, mẹ em còn gói cho nắm xôi đi ăn dọc đường và cho em đôi dép mới mua, vậy mà... Ba mẹ và mọi người bỏ con mà đi, thế giờ con biết sống sao đây", Hải khóc nghẹn.
Ở góc khác, em Lê Thanh Tú ôm chặt, cúi đầu vào người thầy Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn trường khi chứng cả ngôi nhà của em giờ không còn một dấu tích.
Tú là con ông Lê Quang Việt - Bí thư xã Trà Leng đang mất tích. Ngoài ra, nhiều người thân khác trong gia đình của Tú vẫn đang mất tích. Rất may, lúc lở núi, bà Hồ Thị Bông (mẹ Tú) chạy thoát.
Tú kể, sáng 28/10, trước khi bão số 9 đổ bộ, em còn nhận được điện thoại của ba dặn dò: "Phải ở yên trong trường, đừng ra ngoài vì bão vào gió sẽ to mưa lớn, dễ lũ quét, sạt lở".
Và đó, cũng là cuộc điện thoại cuối cùng của 2 ba con Tú. Đến 14h cùng ngày, núi Pa Ranh cách nhà Tú hơn 200m sạt lở, vùi lấp lấp nhà cửa và ba của em.
"Ngày 29/10, qua thông tin em biết núi sạt lở, vùi lấp tất cả. Lúc này, em gọi hàng chục cuộc cho ba mẹ và người thân trong nhà, nhưng tất cả đều không thể liên lạc được. Em không biết làm sao, chỉ biết chạy lên nhà trường để xin về nhà. Cầu mong, trời đừng mưa cho các chiến sĩ sớm tìm thấy ba em và các người thân", Tú nói trong run rẩy.
Sạt lở núi vùi chết ba mẹ, 4 người con mồ côi
Từ khi nghe nhà bị núi lở vùi lấp, 4 anh em Hồ Thị Điệp (lớp 11, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My) đã tức tốc về tìm kiếm ba mẹ bị vùi lấp. Điệp được thầy cô nhà trường đưa về, cả nhóm băng qua các điểm sạt lở, lội suối hơn 5 tiếng đồng hồ mới về đến xã Trà Leng.
Em Hồ Văn Hải thất thần, hướng mắt về ngôi làng của mình bị vùi lấp
Vừa đặt chân tới đầu dốc, thấy đống đổ nát, Điệp thất thần, ôm đầu sụp xuống khóc nức nở. Điệp gào khóc gọi lớn tên ba mẹ trong đau đớn.
Lúc này, người trong làng dẫn em tới hai đống đất được phủ bạt trên đồi quế. Rồi họ nói, đây là 2 nấm mộ người dân làng làm để chôn cất ba mẹ Điệp.
"Các anh ơi, ba mẹ chết rồi, 4 anh em mình sống sao đây", Điệp khóc lớn.
Nhận được tin báo của em gái, Hồ Văn Trí (21 tuổi, anh trai Điệp) đang học đại học ở Huế đã tức tốc bắt xe về.
Khi về đến làng, Trí cũng như mọi người, không tin nổi vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng.
"Sáng 28/10, ba mẹ có điện ra dặn dò em là mưa bão phải hết sức cẩn thận. Cuối giờ chiều em điện lại cho ba mẹ thì không được. Em không ngờ đó lại là lần cuối cùng em có thể nói chuyện với ba mẹ", Trí nghẹn lại.
Thầy Hồ Văn Việt, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My cho biết, nhà trường đã biết thông tin hôm xảy ra vụ việc, nhưng chưa dám cho các em về ngay, vì sợ học trò sốc.
"Hiện 6 em đang theo học tại trường có người thân, ba mẹ chết và mất tích trong vụ sạt lở Trà Leng. Thầy cô trong nhà trường sẽ cố gắng lo cho các em tiếp tục ăn học. Chúng tôi sẽ nuôi dạy các em như con cái của mình", thầy Việt nói.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn.
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Người từ Trà Leng: 'Em không cần tiền, chỉ xin xe đi thôi' Người đàn ông này nói trong nước mắt: "Em không nhận tiền, em chỉ xin đi xe thôi". Anh muốn xin đi nhờ xe từ Trà Leng xuống bệnh viện Tam Kỳ để thăm vợ con đang điều trị do núi sạt lở vùi lấp. Người đàn ông trong clip có nhà ở Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam. Ngày 28-10, trong...