Hội chẩn từ xa 2 ca chấn thương hàm mặt phức tạp do tai nạn giao thông
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM vừa tiến hành hội chẩn từ xa 2 ca chấn thương hàm mặt phức tạp do tai nạn giao thông của 2 tỉnh Lâm Đồng và Long An.
Tham dự buổi hội chẩn có sự chủ trì của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; TS Đặng Hồng Nam- Phó Vụ trưởng Vụ BHYT; GS.TS Đỗ Tất Cường – Phó Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam…..cùng lãnh đạo Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoan nghênh BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM đã thực hiện và duy trì hội chẩn định kỳ hằng tuần với các bệnh viện tuyến dưới.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế tham gia chủ trì hội chẩn từ xa tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM
Các bệnh viện tuyến dưới cần tận dụng cơ hội vừa nâng cao trình độ, kiến thức vừa là cơ hội cứu chữa người bệnh. Trong thời gian tới, việc hội chẩn sẽ được mở rộng đến các trạm y tế xã, để người dân ngày càng được tiếp cận với y tế kỹ thuật cao.
Video đang HOT
Tại buổi hội chẩn, bác sĩ Khoa Răng hàm mặt BVĐK tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo trường hợp anh Phạm Văn A., sinh năm 1997 bị chấn hương hàm mặt do TNGT 12/4.
Vết thường vùng gò má trái, gãy hở phức tạp gò má trái. Bệnh nhân được chẩn đoán gãy hở phức hợp gò má trái; gãy block xương ổ răng 26-28; Gãy hở xương hàm dưới vùng cằm, theo dõi liệt dây thần kinh số III và VI.
Bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK tỉnh Lâm Đồng đề xuất bệnh nhân cần được phẫu thuật nắn chỉnh và kết hợp xương gò má trái, xương hàm dưới và đề nghị chuyển giao kỹ thuật từ chuyên gia của BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM.
Ca thứ 2 xin ý kiến hội chẩn là trường hợp anh Võ Ngoc A, sinh năm 1982 cũng bị chấn thương hàm mặt do TNGT, đang được điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt BVĐK tỉnh Long An.
Bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương trán, xương mũi, gãy hàm gò má bên trái, tụ máu kết mạc phía ngoài mắt trái. BVĐK tỉnh Long An mong muốn được các bác sĩ BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM về giúp chuyển giao kỹ thuật, để phẫu thuật bệnh nhân này.
ThS.BS Lâm Quốc Việt, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM đã phân tích các hình ảnh chụp cắt lớp mà 2 BV tuyến dưới gửi lên để thấy rõ những thương tổn mà bệnh nhân gặp phải và những tiên lượng khi thực hiện phẫu thuật.
Đối với trường hợp bệnh nhân điều trị tại BVĐK tỉnh Lâm Đồng, ThS.BS CK II Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt; TS.BS Huỳnh Văn Dương- Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt và đánh giá, bệnh nhân gặp phải chấn thương hàm mặt phức tạp.
BVĐK tỉnh Lâm Đồng đã chẩn đoán đúng tuy nhiên, liên quan đến ổ mắt, dây thần kinh số III và số VI nên khoa cần hội chẩn cùng với khoa Mắt để đánh giá và xác định tổn thương mắt, tích cực điều trị giảm phù, nề mắt và xác định những tổn thương mắt trước khi chấn thương…
Dự kiến sau khi đánh giá lại tình trạng người bệnh và phối hợp với các chuyên khoa cần hội chẩn, các bác sĩ của BV Răng Hàm mặt Trung ương TP. HCM sẽ về hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK tỉnh Lâm Đồng.
Trường hợp BN tại BVĐK tỉnh Long An, BS tại đây cũng đề nghị BS BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP. HCM sớm về hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật.
Các chuyên gia cũng đề nghị BVĐK tỉnh Long An xem xét tình trạng tổn mắt rất quan trọng trong phẫu thuật hàm mặt. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân là đảm bảo chức năng hàm mặt và đảm bảo thẩm mỹ cao nhất cho người bệnh.
ThS. Lê Trung Chánh, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM cho biết, hội chẩn tư vấn khám chữa bệnh từ xa sẽ giúp các bác sỹ tuyến dưới đánh giá, chẩn đoán bệnh rõ ràng, hiệu quả hơn. Với những ca phức tạp như BN tại BVĐK tỉnh Lâm Đồng, BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM sẽ xem xét để cử cán bộ về hỗ trợ hiệu quả.
Cần nhận thức đúng việc xử lý chấn thương hàm mặt cho bệnh nhi
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng trẻ em bị chấn thương hàm, mặt do tai nạn vận động, tai nạn giao thông đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, do nhận thức chưa đúng, chưa đủ về dạng tai nạn này, người thân và nhân viên y tế cơ sở đôi khi để xảy ra những vấn đề đáng tiếc.
Chấn thương hàm mặt ở trẻ em thường gây nhiều tổn thương đa dạng. Chấn thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, té ngã, thể thao, chó cắn, bạo hành... Mức độ chấn thương rất đa dạng, từ xây xát, rách da đến gãy răng và nặng hơn nữa là gãy xương hàm mặt. Nếu không được điều trị sớm, đúng mức, sẽ ảnh hưởng nhiều đến giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ, tâm lý cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Một trong những sai lầm khi xử lý các ca chấn thương hàm mặt là không thu nhặt răng của nạn nhân bị rụng ra sau va chạm và không chú ý tới tổn thương hàm mặt khi sơ cứu. Theo bác sĩ Tạ Thị Ngọc Hà (Khoa Răng Hàm Mặt), những điều này thể hiện rất rõ trong 20 ca bệnh gần đây mà Bệnh viện Nhi đồng 1 mới tiếp nhận vào Khoa Răng Hàm Mặt. Trong số này, có 2 trường hợp chấn thương răng vĩnh viễn, 5 trường hợp gãy xương hàm mặt phức tạp.
"Trong 2 trường hợp chấn thương răng vĩnh viễn, chỉ có 1 trường hợp người nhà thu nhặt lại răng tại hiện trường, mang đến viện. Các bác sĩ đã cấy thành công những răng này vào hàm của bé. Trường hợp còn lại, do không có răng thật, bệnh nhi sẽ phải cấy răng giả sau này. Đây là điều đáng tiếc, vì răng chỉ cần được rửa sạch, ngâm trong sữa tươi không đường hoặc nước muối... là được", bác sĩ Tạ Thị Ngọc Hà cho biết.
Về 5 trường hợp gãy xương hàm mặt được cấp cứu vừa qua, một điều rất dễ nhận thấy là các cơ sở y tế tuyến dưới, khi tiếp nhận bệnh nhân tai nạn giao thông vùng đầu mặt, chỉ chú ý chẩn đoán tổn thương vùng đầu, bỏ qua tổn thương vùng hàm mặt, dẫn đến những bước sơ cứu ban đầu chưa đúng, chưa đủ. Theo bác sĩ Tạ Thị Ngọc Hà, cấp cứu ban đầu cần chụp phim xem xét tổn thương cả vùng sọ não và hàm mặt trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
"Mức độ chấn thương vùng hàm mặt không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến việc trẻ bị biến dạng hoàn toàn về mặt. Ngoài ra, trong 5 ca cấp cứu kể trên, có đến 4 ca do tai nạn giao thông, trẻ không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và xe đạp điện, dẫn đến tổn thương hàm mặt nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh cần chú trọng việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ, tránh hậu quả đáng tiếc khi xảy ra va chạm giao thông", bác sĩ Tạ Thị Ngọc Hà thông tin.
Di chứng nguy hiểm do tai nạn giao thông bị nhầm tưởng viêm giác mạc Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa qua đã tiếp nhận một trường hợp bị rò động mạch cảnh xoang hang trái đây là di chứng do tai nạn giao thông. Bị tai nạn giao thông khá nặng hồi tháng 4.2020 khiến anh H.H.V, sinh năm 1999 phải nằm viện ở Quy Nhơn hơn 2 tháng để điều trị chấn thương...