Hội An được bình chọn là thành phố quyến rũ nhất thế giới
Đại diện tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel and Leisure vừa trao tặng giải thưởng thành phố quyến rũ nhất thế giới cho phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam).
Một góc phố cổ Hội An đầy quyến rũ.ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Sáng nay 8.9, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An (Quảng Nam), cho biết tối qua tại đêm nhạc dân tộc “Sắc màu di sản” diễn ra ở Vườn tượng An Hội (TP.Hội An), đại diện chính quyền địa phương đã đón nhận giải thưởng từ đại diện tạp chí Travel and Leisure.
Theo ông Sơn, giải thưởng nhận ngay trong dịp kỷ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một điều vô cùng ý nghĩa.
Video đang HOT
Đại diện tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel and Leisure trao giải thưởng “Hội An – Thành phố quyến rũ nhất thế giới” cho lãnh đạo TP.Hội An.ẢNH: NAM THỊNH
Trước đó, đầu tháng 7.2019, Travel and Leisure (tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ) bình chọn thành phố Hội An vượt qua 7 địa điểm nổi tiếng khác trên thế giới như Tokyo (Nhật Bản), Chiang Mai (Thái Lan), Ubud (Indonesia)… để dẫn đầu cuộc bình chọn và trở thành “ Thành phố tuyệt vời nhất năm 2019″.
Ngày 16.7, phố cổ Hội An lần đầu tiên xuất hiện trên trang chủ Google Việt Nam, với hình ảnh tuyệt đẹp về chùa Cầu, biểu tượng hơn 4 thế kỷ của phố cổ. Phát triển du lịch đồng hành cùng bảo tồn di sản văn hóa đã đưa Hội An trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trên trang chủ google.com.vn qua biểu tượng Google Doodles ngày 16.7. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Doodle, một địa danh cụ thể của Việt Nam được chọn để vinh danh.
Chùa Cầu biểu tượng hơn 4 thế kỷ của phố cổ Hội An.ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Phố cổ Hội An là đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phố cổ Hội An phần lớn những ngôi nhà và các công trình xây dựng như đình chùa ở đây là các kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.
Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây… Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 đến 19. Trước thời kỳ này, nơi đây từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.
Ngày 4.12.1999, tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới.
Theo thanhnien.vn
Trà Vinh đẩy mạnh du lịch văn hoá tâm linh và lễ hội truyền thống dân tộc Khmer
So với các tỉnh thành khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh có nền văn hoá đặc trưng của cộng đồng người Khmer, như hệ thống chùa chiền Phật giáo Nam tông và các lễ hội truyền thống đặc sắc lâu đời.
Do đó, Trà Vinh đã lấy thế mạnh này để đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa tâm linh nhằm giữ chân du khách trong và ngoài nước.
Đó cũng chính là nội dung chính được UBND tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh tại buổi xúc tiến, quảng bá, giới thiệu du lịch tỉnh Trà Vinh vào sáng ngày 6/9, nhân sự kiện Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh 2019 (ITE HCMC 2019).
Trà Vinh có thế mạnh phát triển du lịch tâm linh, miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng.
Ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, tỉnh đã đón hơn 788.000 lượt du khách, trong đó có hơn 27.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch đạt trên 279 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2018. Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
"Vì vậy, để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Trà Vinh, tỉnh đang hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Hiện Trà Vinh có 135 cơ sở lưu trú đạt chuẩn với hơn 1.600 phòng. Tỉnh cũng đang khuyến khích doanh nghiệp, người dân xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, homestay, các sản phẩm du lịch như: du lịch tâm lịch, du lịch miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng... để du khách có nhiều lựa chọn khi đến Trà Vinh. Mặt khác, tỉnh cũng luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp từ những chuyên gia, doanh nghiệp cho sự phát triển của ngành du lịch Trà Vinh", ông Dương Hoàng Sum cho biết thêm.
Là đơn vị thường xuyên khai thác tuyến điểm Trà Vinh, ông Hoàng Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch TransViet, cho biết với bề dày văn hóa đặc trưng, hệ thống chùa chiền Phật giáo Nam tông Khmer lâu đời và nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Khmer rất khác biệt, Trà Vinh rất thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh, biến di sản thành tài sản trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh cũng có hệ thống sông ngòi đa dạng và có nhiều cồn cù lao, hệ thống rừng tràm để phát triển du lịch miệt vườn sông nước...
Cũng theo ông Huy, trong các tour về miền Tây, du khách nước ngoài rất quan tâm đến các sản phẩm du lịch tâm linh và du lịch "chậm" (du lịch nghỉ dưỡng)... tại Trà Vinh. Khi đặt tour, du khách thường chọn một điểm vui chơi hết tuần thay vì 7 ngày đi 10 tỉnh như trước. Do đó, các doanh nghiệp Trà Vinh cần nghiên cứu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng và thế mạnh của tỉnh như trên để cho các doanh nghiệp lữ hành TP Hồ Chí Minh có nhiều sản phẩm du lịch chào bán với du khách quốc tế.
Tin, ảnh: Hoàng Tuyết
Theo Báo Tin tức
Ta Lang, điểm sáng về du lịch cộng đồng Làng du lịch cộng đồng Ta Lang ở xã Bha lêê, H. Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm bên con suối Chơr lang hiền hòa, bên trục đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Các cháu Cơ Tu làng Ta Lang rạng rỡ nụ cười chào đón du khách. Đây là cái nôi cua văn hóa Cơ Tu tiêu biểu như nghề chế tác...