Học trò “khóc thét” trước đề Âm nhạc dạng trắc nghiệm, đọc qua tưởng dễ nhưng kiếm 10 điểm khó lắm
Hóa ra để học Âm nhạc, học trò không chỉ cần mỗi hát hay đâu.
Âm nhạc và Mỹ thuật là những môn khá đặc thù, sẽ có học trò yêu thích nhưng không ít người sợ hãi. Bởi không chỉ học thuộc kiến thức là được, những môn này còn đòi hỏi khả năng nghệ thuật riêng.
Thông thường học trò sẽ thể hiện bài hát hay vẽ tranh cho bài thi cuối kì. Song mới đây, một trường cấp 2 đã cho học sinh thi theo hình thức mới: Kiểm tra trên giấy dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận.
Tưởng hình thức mới sẽ “dễ xơi” hơn, nhưng không hề nhé, độ khó còn tăng lên gấp bội!
Bài kiểm tra cuối kỳ môn Âm nhạc siêu khó
Câu hỏi xoay quanh kiến thức về quãng giọng, nhịp điệu, tiểu sử của các nhạc sĩ nổi tiếng… Thông thường học trò chỉ đơn giản hát thế nào cho hay, không bị lệch tone là tốt lắm rồi. Thế mới thấy đề thi này ở cái tầm khác, tưởng không khó mà lại khó không tưởng.
Bên dưới bài viết, nhiều học trò chia sẻ chỉ mong giáo viên trường mình không thấy đề kiểm tra này, không thì chết mệt đấy! Để đạt được 9-10 điểm đề bài, nhất định học trò cũng phải có kiến thức Âm nhạc nhất định chứ không phải hát chơi chơi đâu.
Dưới đây là đáp án cho một số câu hỏi:
Video đang HOT
1. Nhạc sĩ Trai-cốp-xki là người nước Nga.
2. Bài hát “Mẹ yêu con” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác.
3. Bài tập đọc nhạc số 2 ở Lớp 9 được viết ở giọng Mi thứ. Đây là một cung thứ dựa trên nốt Mi, bao gồm các nốt nhạc Mi, Fa#, Sol, La, Si, Đô, Re và Mi. Bộ khóa của nó có 1 dấu thăng.
4. Bài hát “Nối vòng tay lớn” viết ở nhịp 2/4.
Nguồn: Trường Người Ta
Trung Quốc đề xuất bỏ học tiếng Anh
Nếu tiếng Anh không còn là môn học chính, học sinh có thể dành thời gian cho các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, mỹ thuật...
Tại cuộc họp Quốc hội Trung Quốc thường niên, Xu Jin - thành viên Ủy ban Trung ương của đảng Học xã Cửu Tam - đề xuất loại bỏ tiếng Anh khỏi chương trình giáo dục bắt buộc, theo Global Times.
Đây không phải lần đầu tiên môn học này được đề xuất cắt bỏ. Trước đây, một số nhà lập pháp khác từng yêu cầu tương tự. Tuy nhiên, thông tin này vẫn gây phản ứng trái chiều trên mạng xã hội Trung Quốc.
Tiếng Anh là một trong số những môn học bắt buộc ở xứ tỷ dân. Ảnh: Getty.
Không ít người đồng tình với đề xuất của ông Xu Jin. Phần lớn người dân Trung Quốc không sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống đời thường, ngoại trừ quá trình học tập.
"Trong chương trình giáo dục bắt buộc, tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác không nên được coi là môn học chính tương đương Toán hay tiếng Trung nữa. Chúng cũng nên được loại bỏ khỏi kỳ thi tuyển sinh đại học", ông Xu phát biểu.
Ông Xu Jin tin rằng lượng thời gian mà sinh viên dành cho tiếng Anh cũng không giúp họ tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn hậu tốt nghiệp.
Cụ thể, tiếng Anh đang chiếm khoảng 10% tổng số giờ học trên lớp của sinh viên. Thế nhưng, ngoại ngữ này lại chỉ hữu ích cho chưa đến 10% sinh viên sau khi ra trường.
Kỳ thi Gaokao có 3 môn thi bắt buộc là Toán, tiếng Trung và tiếng Anh. Ảnh: CNN.
Thay vào đó, các thiết bị thông minh có thể cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, nhanh chóng và cạnh tranh, giúp giải quyết nhiều công việc hơn.
Ông Xu cũng khẳng định nghề dịch thuật viên sẽ là một trong những lĩnh vực tàn lụi sớm nhất trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Nếu tiếng Anh không còn là môn học bắt buộc, học sinh, sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn để nâng cao trình độ trong các lĩnh vực như âm nhạc, thể thao, mỹ thuật, cũng như trau dồi tư duy độc lập và khả năng đổi mới sáng tạo, theo phát biểu của nhà lập pháp.
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò trực tuyến cho thấy hầu hết ủng hộ việc tiếp tục môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục bắt buộc để bắt kịp xu thế toàn cầu.
Học sinh, sinh viên Trung Quốc ít được ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Global Times.
Vấn đề học tiếng Anh không đơn giản chỉ xoay quanh chương trình giáo dục bắt buộc, mà đó còn là một phần của chính sách mở cửa và ủng hộ toàn cầu hóa của xứ tỷ dân, theo Shen Yi, giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế và Quan hệ Công chúng thuộc ĐH Phúc Đán.
Tiếng Anh là kỹ năng cơ bản để người dân nước này tham gia, truyền tải thông điệp, ý tưởng và công nghệ từ Trung Quốc ra thế giới.
Nói với Global Times , giáo sư cho biết những người muốn loại bỏ tiếng Anh khỏi chương trình giáo dục bắt buộc đang thể hiện chủ nghĩa dân túy hẹp hòi. Về lâu dài, nó sẽ dẫn đến bất bình đẳng giáo dục và cuối cùng là phân chia giai cấp.
Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 ở thủ đô Bắc Kinh, tin rằng đề xuất này khó có thể được chính phủ Trung Quốc thông qua.
Ông cho biết cải thiện kỳ thi tuyển sinh đại học Gaokao - biến nó trở thành cơ chế đánh giá năng lực học sinh đa dạng hơn - mới là thứ cần thay đổi.
Đại gia như ViruSs, mừng Giáng sinh quản lý "sương sương" gần 300 triệu Không hổ danh là một trong Tứ Hoàng Streamer, ViruSs đã chi gần 300 triệu trong một nốt nhạc để làm quà giáng sinh cho quản lý riêng của mình. Là streamer cực kỳ thành công với sức ảnh hưởng mạnh mẽ cũng như lấn sân sang nhiều lĩnh vực: âm nhạc, kinh doanh... nên ViruSs chính là biểu tượng của làng streamer...