Học thuyết Putin đảo lộn Học thuyết quân sự Mỹ?
Học thuyết quân sự Putin đã làm đảo lộn Học thuyết quân sự Mỹ, bởi từ bỏ INF, Mỹ-NATO phải điều chỉnh Học thuyết quân sự phù hợp với “non-INF”.
Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga
Ngày 20.10, phát biểu với báo giới sau cuộc vận động tại Nevada, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tầm trung ký với Liên Xô cũ, tái diễn cảnh đối đầu hạt nhân sau hơn 3 thập niên tạm lắng dịu.
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ phát triển vũ khí hạt nhân, trừ khi cả Nga lẫn Trung Quốc cùng tham gia và đồng ý ký kết một thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân mới, theo USA Today.
Xin nhắc lại, Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được ký bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1987, đã thống nhất loại bỏ tên lửa hạt nhân có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Các bên đồng ý giải giáp gần 2.700 tên lửa hạt nhân tầm ngắn và trung, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu. Mỹ sẽ mất khoảng 6 tháng để chính thức rút khỏi hiệp ước.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton được cho là người đề xuất chính phương án rút khỏi INF. Trước đó, Đại sứ Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison cáo buộc Nga phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ mặt đất 9M729 là vi phạm INF.
Washington cũng cho rằng Moscow phát triển tên lửa hành trình R-500 và tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh là vi phạm INF, vì các tên lửa này có tầm bắn vượt quá giới hạn cho phép của hiệp ước.
Mỹ cáo buộc Nga”bí mật triển khai ít nhất một khẩu đội tên lửa hành trình SSC-8″ ở biên giới với các nước châu Âu, mà nhiều khả năng đây là phiên bản trên bộ của tên lửa Kalibr phóng từ tàu ngầm và tàu chiến, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Ngược lại, Nga cáo buộc Mỹ vi phạm INF khi triển khai các tổ hợp giếng phóng đa dụng MK-41 thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tại châu Âu, bởi những thiết bị này không chỉ mang tên lửa đánh chặn, mà có thể lắp tên lửa hành trình tầm xa.
Cùng với triển khai các thành phần lá chắn tên lửa tại châu Âu, Mỹ cũng sử dụng các tên lửa đạn đạo giả lập để kiểm tra hệ thống. Theo Moscow, đây chính là “kẽ hở” để Washington lắp đặt các dòng tên lửa đạn đạo, vi phạm INF.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ký Hiệp ước INF vào ngày 12.8.1987. Ảnh: Reuters.
Moscow cũng cho rằng nhiều thập kỷ qua, Washington vẫn thực hiện sứ mệnh hạt nhân chung với các đồng minh trong NATO, huấn luyện, đào tạo phi công và các lực lượng khác có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Như vậy, cả Nga và Mỹ đều cáo buộc đối phương vi phạm INF, song rút khỏi hiệp ước thì chưa bên nào tuyên bố, dù nhiều nghị sĩ có ảnh hưởng trong Quốc hội Mỹ và nhiều thành viên đảng Cộng hòa, liên tục thúc giục Tổng thống Trump từ bỏ INF.
Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng đã phải nỗ lực ngăn cản việc này vì cho rằng để rút khỏi INF thì Mỹ phải lường trước được phản ứng và hành động đáp trả của Nga, nếu không sẽ là thảm hoạ.
Video đang HOT
Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry, từ bỏ INF “chỉ khiến mối đe dọa lớn hơn”, nhà đàm phán của Mỹ về Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân Xô-Mỹ năm 1991, Richard Burt, thì cảnh báo cấu trúc kiểm soát vũ khí song phương đang tan rã.
Vì vậy, nếu Mỹ rút khỏi INF để tiếp tục phát triển các chương trình tên lửa thì Nga cũng sẽ hành động tương tự. Một cuộc chạy đua vũ trang được cho là không tránh khỏi, chưa tính tới khả năng một cuộc chiến tên lửa có thể sẽ diễn ra.
Điều đó xảy ra thì Châu Âu có thể ngay lập tức trở thành bình địa. Như vậy châu Âu sẽ là chiến trường chính nếu xảy ra đại chiến thế giới, do đó buộc giới chức Mỹ và phương Tây phải cân nhắc thật kỹ lưỡng kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, với cảnh báo mới nhất của Tổng thống Trump về rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung, thì theo nhận định của ông Malcolm Chalmers, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Hoàng Gia Anh, dường như mọi việc đã rất tồi tệ.
Bởi “đây là cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất từ những năm 1980. Nếu INF đổ vỡ và sau đó New Start hết hạt vào năm 2021, thế giới sẽ lần đầu tiên kể từ năm 1972 không còn sự ràng buộc giới hạn nào đối với các cường quốc hạt nhân”.
John Bolton – người đi đầu trong việc kêu gọi Mỹ rút khỏi INF
Học thuyết quân sự của Tổng thống Putin làm đảo lộn Học thuyết quân sự của Mỹ
Việc Washington cáo buộc Moscow vi phạm INF là nguyên nhân khiến Mỹ phải rút khỏi hiệp ước này thì chưa thể khẳng định, song mục đích của hành động thì có thể khẳng định ngay, đó là để đối phó với Nga.
Ký một hiệp ước kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn hành động của đối phương, nay rút khỏi hiệp ước đó để chống lại đối phương, đây là điều trái ngược. Như vậy, đối phương phải có thay đổi lớn thì mới diễn ra điều trái ngược đó.
Theo giới phân tích thì sự thay đổi đó chính là sức mạnh quân sự của Nga được hồi sinh – tiềm lực của quân đội Nga và sự hiệu quả trong chính sách quốc phòng của Nga – được thể hiện qua Học Thuyết quân sự mới dưới triều đại Putin.
INF được ký kết khi kinh tế Liên Xô gặp nhiều khó khăn, do vậy có một rào cản pháp lý ngăn chặn cuộc chay đua vũ trang là “nhất cử lưỡng tiện”, do vậy Moscow khi đó được nhận diện là muốn có INF hơn Washington.
Còn với Mỹ có được INF thì chẳng khác nào “hạ đối thủ cần nhả đạn”. Trong bối cảnh như vậy, nên dù là một hiệp ước cực kỳ quan trọng, nhưng Moscow vẫn chấp nhận cho qua một số tiều tiết và đó là những sơ hở để Washington khai thác sau này.
Khi ký INF thì Học thuyết quân sự của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh cũng kết thúc, tuy nhiên 4 năm Liên Xô tan rã nên không có một học thuyết quân sự nào của Liên Xô thời hậu Chiến tranh Lạnh được xây dựng.
Những năm đầu hỗn loạn của nước Nga thời hậu Xô Viết, kinh tế khó khăn, chính trị bất ổn nên chính quyền Boris Yeltsin không xây dựng được một Học thuyết quân sự, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ-NATO làm mưa làm gió trên khắp các chiến trường.
Chỉ đến khi phải nhận “ký ức buồn Kosovo” năm 1999 thì Moscow mới bừng tỉnh và khi Tổng thống Putin được trao quyền lực đã ngay lập tức củng cố quân đội Nga và bắt đầu xây dựng Học thuyết quân sự mới của nước Nga.
Tổng thống Putin quyết xây dựng Học thuyết quân sự mới cho nước Nga
Theo giới hoạch định chiến lược quân sự phương Tây, Học Thuyết quân sự mới của Nga được Putin hoàn chỉnh và hoàn thiện trên cả 3 phương diện chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật, và lần đầu tiên được hé lộ trong Thông điệp Liên bang năm 2018.
Học thuyết quân sự mà Tổng thống Putin xây dựng và hoàn thiện đã xem phát huy sức mạnh tinh thần là nền tảng, khai thác tính năng của vũ khí và phương tiện kỹ thuật là trọng tâm, vận dụng kỹ năng quản trị là trọng điểm.
Về phát huy sức mạnh tinh thần: Theo Russia Beyond The Headlines, việc quân đội Nga suy yếu cả về vật chất lẫn tinh thần sau khi Liên Xô tan rã, bỗng hồi sinh trở thành một trong những đội quân chiến đấu hiệu quả nhất thế giới, là nhờ yếu tố này.
Đi nghĩa vụ quân sự ở Nga từng là động lực thúc đẩy sự nghiệp. Thời Liên Xô, quân đội rất có nhất định và có cơ hội học nghề lúc tại ngũ, nghĩa vụ quân sự đã giúp nhiều người bắt đầu một cuộc sống mới.
Song trong thập niên 1990, thì khác. Một đại tá quân đội Nga cho biết mọi sĩ quan cố gắng hạn chế mặc quân phục vì xấu hổ. Sĩ quan quân đội khi đó như những kẻ thất bại không thể kiếm được công việc tốt nào khác. Tình thần binh sĩ xuống thấp.
Khi Đai tướng Sergei Shoigu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng thì lương quân đội tăng đáng kể. Thu nhập của một trung úy quân đội tăng 6 lần từ 12.000 rúp (170 USD) lên 50.000 rúp (720 USD). Quân nhân phục vụ 20 năm được cấp nhà ở.
Kết quả là tinh thần của binh sĩ đã thay đổi. Đeo cầu vai-quân hàm đã trở thành niềm tự hào của những người lính, phục vụ trong quân đội trở thành biểu tượng cho thanh niên Nga.
Từ chiến tranh Nga-Gruzia
Về khai thác tính năng vũ khí và kỹ thuật quân sự: Đây là yêu cầu đối với quân đội chuyên nghiệp, phải liên tục trang bị thêm lý thuyết và tăng cường kỹ năng chiến đấu, phải tăng cường huấn luyện và phương thức vận hành vũ khí mới.
Vì vậy, không ngạc nhiên khi Nga thường xuyên tổ chức tập trận quy mô lớn và bất ngờ kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu, nhất là từ khi Đại tướng Shoigu đảm nhận vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, các chương trình huấn luyện còn tăng cường hơn.
Về tổng thể, tiến trình nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga thể hiện ở việc phát triển và cải thiện năng lực cá nhân. Về quy mô, nổi bật nhất là khả năng cơ động cấp chiến dịch với hàng chục nghìn quân nhân và hàng nghìn thiết bị.
Nga dự kiến tới năm 2020 sẽ hiện đại hóa 70% vũ khí cho quân đội và hoàn tất vào năm 2025. Vì vậy, việc tập luyện thường quyên sẽ giúp cho việc khai thác tính năng của vũ khí và kỹ thuật quân sự đạt hiệu quả cao nhất.
Về vận dụng kỹ năng quản trị: Theo giới quân sự phương Tây, từ Chiến tranh Nga-Gruzia, qua Khủng hoảng Ukraine đến Nội chiến Syria, quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng phối kết hợp tác chiến ngày càng tiến bộ và đã ở trình độ thượng hạng.
Có được điều đó là nhờ quân đội Nga đã vận dụng kỹ năng quản trị chuyên sâu vào việc quản lý và vận hành tất cả các khâu trong cấu trúc, tạo ra một cơ chế đồng bộ, như phối hợp giữa công tác chỉ huy quân sự với phương pháp lãnh đạo chẳng hạn.
Theo Russia Beyond The Headlines, chính phủ Nga dành nguồn tài chính đáng kể không chỉ để trang bị cho quân đội vũ khí hiện đại, mà còn phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển chiển lược.
Hiện nay Nga có khoảng 20 tổng công trình sư, mà theo quyết định của Tổng thống Putin, các tổng công trình sư có toàn quyền trong việc nghiên cứu chế tạo các hệ thống chiến lược quốc phòng và khai thác kỹ năng quản trị.
Đến Nội chiến Syria, kỹ năng quản trị của quân đội Nga đã tiến triển vượt bậc
Với Học thuyết quân sự mới của Nga được xây dựng như vậy, Washington được cho là đã nhìn nhận sớm hay muộn Moscow cũng sẽ đưa INF vào dĩ vãng, và dường như đó mới là lý do chính quyền Trump rút khỏi INF để tránh thất thế trước Putin.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO hồi đầu tháng 9 vừa qua ra tuyên bố chung, trong đó cho rằng INF rất quan trọng đối với an ninh Châu Âu-Đại Tây và NATO vẫn cam kết bảo toàn hiệp ước kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt này.
Như vậy, rõ ràng Học thuyết quân sự mới của Putin đã làm đảo lộn Học thuyết quân sự của Mỹ, bởi từ bỏ INF thì buộc Mỹ-NATO phải xây dựng một Học thuyết quân sự mới với “non-INF”.
Theo Ngọc Việt (Báo Đất Việt)
Trump hứng chỉ trích từ "người nhà" vì rút Mỹ khỏi hiệp ước với Nga
Dự định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) sẽ phá hủy mọi nỗ lực ngoại giao song phương kéo dài hàng thập kỷ giữa Mỹ và Nga trong vấn đề kiểm soát quân bị.
Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul của Đảng Cộng hòa. Ảnh: AP.
Vào hôm qua (20.10), ngay sau khi Tổng thống Donald Trump công bố dự định rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp ước INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận, Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc Đảng Cộng hòa (của Tổng thống Trump - PV) đã lên tiếng quan ngại về quyết định sốc này.
"Hàng thập kỷ nỗ lực kiểm soát vũ khí từ thời Tổng thống Ronald Reagan sẽ thành vô nghĩa. Chúng ta không nên rút khỏi INF. Thay vào đó, nước Mỹ cần tìm cách giải quyết các vấn đề liên quan tới hiệp ước và tiếp tục duy trì nó", ông Paul viết trên trang Twitter cá nhân vào tối muộn.
Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được Mỹ và Nga ký từ năm 1987. Hiệp ước này cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Được biết, cả Nga và Mỹ đều nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama vẫn quyết định không từ bỏ hiệp ước với Moscow.
Theo Danviet
Mỹ có thể chấm dứt hiệp ước hạt nhân tồn tại 3 thập kỷ với Nga trong tuần tới Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vào tuần tới. INF được Mỹ và Liên Xô ký kết vào năm 1987, được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai...