Học theo cách tiết kiệm của 2 gia đình này, mỗi tháng tôi đã có thể tiết kiệm thêm vài triệu: Cực đơn giản và dễ áp dụng!
Dưới đây là một số bí quyết tiết kiệm dành cho các cặp vợ chồng sống ở thành phố lớn.
Xây dựng lối sống tiết kiệm rất quan trọng, bất kể bạn có mức lương cao hay thấp. Sau khi kết hôn, khi các gánh nặng tài chính đè lên vai càng lớn, nhiều cặp vợ chồng càng quyết tâm duy trì mục tiêu để dành tiền tiết kiệm hàng tháng, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch tương lai và phòng ngừa rủi ro.
Nỗ lực tiết kiệm của vợ chồng sống tại thành phố lớn
Thoa Trần (28 tuổi) hiện sinh sống và làm việc cùng chồng tại TP Hồ Chí Minh. Hàng tháng gia đình cô kiếm trung bình 30 triệu, tiết kiệm tối thiểu 15 triệu.
Hàng tháng, vợ chồng cô tiết kiệm trung bình 15% thu nhập. Bên cạnh đó, họ còn có những khoản chi tiêu cố định là 12-15 triệu/tháng. Chi phí sinh hoạt hàng tháng của cặp đôi như sau: 5 triệu cho thực phẩm; 2,5 triệu cho chi phí điện, nước, dịch vụ khi sống tại chung cư; 3-5 triệu cho quần áo, đồ đạc, giải trí; 1 triệu cho xăng xe; 2-3 triệu cho chi phí phát sinh.
Ngoài những khoản chi tiêu cố định, hàng tháng vợ chồng cô sắm dần dần các thiết bị điện tử trong nhà, được sắp xếp phân bổ theo nhu cầu và mức độ cần thiết. Tương tự Thoa Trần, vợ chồng Phương Anh cũng tiết kiệm được nhiều tiền thực phẩm do được gia đình hai bên gửi đồ sạch và rẻ từ dưới quê lên.
Nguyên tắc tiết kiệm của vợ chồng trẻ
Trong quá trình nỗ lực tiết kiệm, Phương Anh đã rút ra được một số điều mà mọi người nên chú ý để có thể tích lũy được nhiều tiền hơn:
- Tiết kiệm điện nước: Tắt đèn khi không sử dụng, sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng, tắt thiết bị điện khi không dùng.
- Tự chuẩn bị thức ăn: Nấu ăn tại nhà sạch sẽ, an toàn hơn so với đi ăn ngoài. Đó cũng là điều kiện tốt để đảm bảo cho sức khỏe – một khoản tiết kiệm dài hạn, vô giá.
- Tìm các khoản chi tiêu không cần thiết: Phương Anh chia sẻ: “Ngày xưa, thời còn chưa lấy chồng mình luôn có thắc mắc là sao tiền cứ hết lúc nào không biết. Sau đó mình đã tìm ra lý do bằng cách sau khi chi tiêu gì là sẽ ghi chép lại, cuối tháng mình sẽ nhận ra trong tháng đã chi cho những khoản nào không cần thiết và có phương pháp, kế hoạch cho việc chi tiêu tháng tới”.
Video đang HOT
Còn về phía vợ chồng Thoa Trần, với mục tiêu tiết kiệm được ít nhất 50% thu nhập, họ thường hay áp dụng những mẹo sau:
- Lựa chọn chọn các thiết bị điện cho gia đình có nhãn năng lượng cao nhất giúp tiết kiệm khoản điện tiêu thụ: Thoa Trần chia sẻ rằng điều này nhiều nhà không để ý từ lúc mua ban đầu, tới khi đi vào sử dụng lại đau đầu vì hóa đơn tiền điện quá cao.
- Luôn nấu ăn ở nhà nhiều nhất có thể: Thông thường, Thoa Trần sẽ nấu cơm vào buổi tối, và nấu luôn đồ ăn sáng nếu hôm đó các món mất nhiều thời gian để nấu như: nước phở để ăn miến, bún. Các bữa sáng cũng sẽ có món đơn giản như: bánh mì kẹp trứng ốp la, hoặc phần cơm từ tối qua vẫn còn. Cả hai vợ chồng không có thói quen lê la hẹn hò ăn vặt, hàng quán, trà sữa. Thay vào đó, cô làm mọi thứ ở nhà như nước ép, sinh tố, làm bánh, nấu sữa tại nhà.
- Lựa chọn nhà thuê với mức chi phí phù hợp với ngân sách và gần công ty nhất có thể giúp tiết kiệm ít tiền xăng xe và thời gian đi lại.
Rửa nồi cơm điện mà ngâm với nước thì mới chỉ làm đúng 1 nửa: Việc đơn giản nhưng nhiều người chủ quan
Rửa nồi cơm điện tưởng chừng là một công việc rất đơn giản nhưng thực tế vẫn nhiều người làm sai.
Nhắc tới những vật dụng, thiết bị điện tử quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình, giúp hỗ trợ công việc nấu nướng cho người dùng, không thể bỏ qua cái tên nồi cơm điện. Nồi cơm điện không những giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn giúp thành phẩm cho ra là những nồi cơm ngon, dẻo, thơm hơn.
Các thao tác sử dụng nồi cơm điện cũng được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên có một công đoạn cơ bản với thiết bị này mà không phải ai cũng làm đúng. Thậm chí, rất nhiều người vẫn làm sai hàng ngày. Đó chính là việc rửa lòng nồi cơm điện.
Ảnh minh hoạ
Cách làm phổ biến được nhiều người dùng áp dụng đó là ngay khi sử dụng xong, ngâm lòng nồi ngay trong nước lạnh, sau đó để vài phút rồi sẽ tiến hành rửa với nước rửa bát như bình thường. Khi rửa có thể tuỳ chọn sử dụng miếng sắt bùi nhùi, miếng bọt biển hay tấm lưới rửa bát...
Tuy nhiên, mới đây trang aboluowang chỉ ra, việc làm này chưa hẳn đã là đúng. Cụ thể, khi lòng nồi còn nóng lại ngâm ngay với nước lạnh có thể khiến lớp chống dính bên trong bị hư hại. Ngoài ra, việc ngâm với nước lạnh có thể không đem lại tác dụng và khiến thời gian ngâm nồi kéo dài hơn. Khi ngâm quá lâu với nước, chất lượng của lòng nồi cơm điện cũng có thể bị ảnh hưởng.
Chính bởi vậy thay vì nước lạnh, người dùng hãy chuyển sang dùng nước ấm, nước nóng vừa. Lưu ý cũng không nên dùng nước sôi, nước quá nóng bởi sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ có thể khiến nồi bị biến dạng hoặc bong tróc các lớp chống dính ở bên trong. Thời điểm lý tưởng để ngâm nồi đó là để nồi nguội đi tương đối, sau khi sử dụng xong khoảng 20 - 30 phút.
Không nên ngâm lòng nồi ngay khi mới sử dụng xong mà hãy đợi khoảng nồi nguội rồi ngâm với nước ấm
Sau khi kết thúc thời gian ngâm nồi cơm điện, khoảng 10 - 15 phút, người dùng tiến hành rửa nồi cơm điện như bình thường. Có thể sử dụng nước sạch cùng dung dịch tẩy rửa nhẹ, hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như vỏ chanh, vỏ cam đề làm sạch vật dụng.
Đặc biệt, một điểm cần lưu ý nữa khi vệ sinh lòng nồi cơm điện đó là tuyệt đối đừng chủ quan mà sử dụng những miếng bùi nhùi kim loại. Cũng tương tự như việc những chiếc chảo, nồi chống dính, toàn bộ mặt trong của nồi được phủ lớp chống dính để giúp cơm nấu được ngon hơn.
Việc dùng những miếng bùi nhùi kim loại để cọ rửa những vết cơm dính cứng đầu bên trong nồi sẽ vô tình khiến lớp chống dính có thể bị xước, từ đó suy giảm tuổi thọ của đồ dùng. Ngoài ra những vết xước còn có khả năng giải phóng những hạt vi nhựa, khi tiếp xúc với thức ăn có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ con người.
Cũng không nên dùng những miếng kim loại để cọ rửa lòng nồi cơm điện
Những sai lầm khác khi dùng nồi cơm điện
Bên cạnh việc rửa, trong suốt quá trình sử dụng nồi cơm điện, nhiều người dùng cũng mắc phải các sai lầm, vô tình khiến nồi nhanh hỏng, cơm nấu lại không ngon, dẻo, thơm, thậm chí chín không đều. Cùng tham khảo một số sai lầm phổ biến sau và tránh mắc phải chúng.
1. Không lau khô đáy lòng nồi
Sai lầm phổ biến đầu tiên đó là không lau khô đáy lòng nồi trước khi nấu. Hành động này sẽ gây ra những tổn hại nhất định cho rơ le nhiệt của nồi cơm điện. Nước tồn đọng dưới đáy lòng nồi có thể gây cháy xém, làm đen thành nồi và mâm nhiệt, thậm chí có thể gây chập cháy trong quá trình sử dụng nồi cơm điện.
Chính bởi vậy, trước khi dùng nồi cơm điện để nấu cơm, người dùng cần đảm bảo dùng khăn mềm hoặc giấy ăn để lau khô nước ở toàn bộ phần bên ngoài nồi, bao gồm đáy và các cạnh. Có như vậy việc sử dụng mới được đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Ảnh minh hoạ
2. Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi
Nhiều người cũng thường vo gạo trực tiếp trong lòng nồi bởi nghĩ đây là hành động tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên đối với các loại nồi hiện nay được trang bị lớp chống dính bên trong, tốt hơn hết không nên duy trì thói quen này.
Việc vo gạo trực tiếp có thể khiến lớp chống dính trong lòng nồi bị xước. Bởi vậy người dùng nên vo gạo riêng trong một chiếc rổ/rá hoặc thau nhỏ rồi cho lại gạo vào nồi, thêm nước rồi tiến hành nấu.
Ảnh minh hoạ
3. Lấy cơm trong nồi bằng dụng cụ kim loại
Đừng vì sự lười biếng mà tận dụng chiếc thìa, muôi, hay dĩa kim loại đang có sãn trên bàn ăn để lấy cơm trong nồi cơm điện. Dưới tác động mạnh của vật dụng kim loại, lớp chống dính bên trong nồi cơm điện cũng có thể bị ảnh hưởng hoặc hư hỏng.
Bởi vậy trong mọi tình huống, người dùng chỉ nên sử dụng các loại vật dụng bằng gỗ hoặc nhựa, đầu tròn để thực hiện việc lấy cơm bên trong nồi cơm điện. Đó cũng là lý do vì sao mọi chiếc nồi cơm điện ở mọi nhà đều có một chiếc muôi/thìa riêng biệt.
Ảnh minh hoạ
4. Bảo quản nồi cơm điện sai cách
Cuối cùng là cách bảo quản nồi cơm điện sau khi đã rửa, vệ sinh xong. Không nên xếp chồng nhiều vật dụng khác lên nồi cơm, đặc biệt là xếp vào lòng nồi. Thay vào đó xếp nồi cơm điện ở một khu vực riêng biệt, để cho lòng nồi khô hoàn toàn, dùng khăn mềm lau qua vỏ nồi rồi xếp lại vào đúng vị trí.
7 cách chống nóng cho nhà ở dễ làm, tiết kiệm Dưới đây là một số giải pháp đơn giản, tiết kiệm mà bạn có thể áp dụng để làm mát không gian sống của mình. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt Vào những giờ nắng gắt, hãy đóng kín cửa sổ, rèm cửa để hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà, giảm thiểu nhiệt lượng hấp thụ. Vào buổi...