Học tập LMHT, Valve cuối cùng cũng thêm hệ thống tìm trận theo vị trí vào DOTA 2
Sau hệ thống Talents học hỏi từ Heroes of the Storm, Valve tiếp tục đưa thêm hệ thống tìm trận tiên tiến của LMHT vào DOTA 2.
DOTA 2 có một hệ thống hero cực kì đa dạng và một vị tướng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong một trận đấu. Vì thế mà để xếp hạng các vị tướng vào các vị trí nhất định như Carry, Support hay đi Mid là điều cực kì khó và thiếu tính thuyết phục, vì thế mà hệ thống tìm trận của DOTA 2 cũng đơn giản là giúp người chơi ghép vào cùng một team mà thôi.
Hệ thống tìm trận của DOTA 2 hiện tại dựa hoàn toàn vào bậc xếp hạng của bạn
Tuy nhiên khi độ cạnh tranh càng ngày càng cao và game thủ đòi hỏi có một đội hình chuẩn “như thế giới” thì hệ thống tìm trận hiện tại của DOTA 2 không đáp ứng được. Trong khi đó thì hệ thống tìm trận theo vị trí của LMHT đã có từ khá lâu rồi mà nó giải quyết rất nhiều vấn đề như tranh nhau một vị trí nào đó, phá game vì không được chơi role yêu thích.
Hệ thống tìm trận theo vị trí của LMHT đã tồn tại từ khá lâu rồi
Valve cũng từng đưa ra hệ thống này vào năm ngoái nhưng tất cả chỉ dừng ở mức thử nghiệm, số người dùng được hệ thống này chỉ dừng lại ở những người sở hữu Battle Pass TI8. Về cơ bản thì hệ thống này sẽ giúp bạn sẽ chọn vị trí của mình trong team ngay từ trước khi trận đấu bắt đầu, khi được áp dụng rộng rãi sẽ khiến cho game thủ tạo được thói quen pick một đội hình đầy đủ vị trí.
Hệ thống tìm trận theo vị trí đã từng được thử nghiệm vào năm ngoái
Mặc dù ở một vài trường hợp thì vẫn có những kẻ phá game quyết tâm khi mang Yasuo đi hỗ trợ hay pick Invoker Support chẳng hạn nhưng với hệ thống này, những người chơi thực sự nghiêm túc với game sẽ có được trải nghiệm trò chơi tốt hơn nhiều. Chả có ai muốn chơi một game đấu mà đồng đội cãi nhau ngay từ lúc pick tướng cả, ai chọn vị trí nào cứ chơi vị trí đó là tốt nhất.
Dù ở game nào thì vẫn có những thanh niên thích thể hiện cầm tướng chủ lực đi hỗ trợ
Theo GameK
The International có gì hấp dẫn mà làm cho cả thế giới phải dõi theo như vậy?
Dù cho DOTA 2 không phải là tựa game có lượng người chơi quá đông, tuy nhiên The International luôn là niềm tự hào với tư cách là giải đấu Esports hấp dẫn nhất thế giới.
Là giải đấu Esports triệu đô đầu tiên trên thế giới
Các bạn đã bao giờ tưởng tượng cái gọi là Esports cách đây 10 năm nó là gì không? Thời đó cái khái niệm "Thể Thao Điện Tử" thậm chí còn chưa tồn tại, những game thủ thì phần lớn là những thằng nhóc ngày ngày cắm mặt ở hàng net và mơ về một ngày được tung hô như những siêu sao Hàn Quốc như Jaedong, Flash của StarCraft. Thậm chí với nhiều người, Dota AllStar, LMHT thời đó còn quá sơ khai và chỉ đơn thuần là một dòng game online mới mà thôi.
Cách đây 10 năm thì Esports có lẽ chỉ tồn tại ở Hàn Quốc với StarCraft mà thôi
Và rồi thế giới bùng nổ hoàn toàn khi The International mùa đầu tiên ra đời vào năm 2011, với tiền thưởng lên tới 1 triệu USD cho kẻ thắng cuộc, trở thành triệu phú bằng việc thắng một giải đấu DOTA 2 duy nhất là thứ quá mức điên rồ vào thời điểm đó. Có lẽ ngoài Valve ra thì không ai dám làm điều này cả, ngay chính LMHT khi đó cũng chỉ có tiền thưởng 50.000 USD cho đội vô địch.
1 triệu USD có thể không quá lớn ở hiện tại nhưng nó là con số trong mơ của mọi game thủ thời đó
Cách làm Esports khác biệt so với phần còn lại
Cách làm Esports của Valve cũng rất khác biệt so với những người khác, họ không chi tiền tấn để làm những clip quảng bá rầm rộ, không đầu tư làm MV ca nhạc hay cinematic cho game, họ dùng nó để đưa vào tiền thưởng giải đấu, thứ sẽ tới tận tay game thủ. Ở DOTA 2, game thủ không phụ thuộc bất kì vào tổ chức nào, Valve không mời tổ chức tới TI, họ mời game thủ, tiền thưởng từ chức vô địch không đưa về cho tổ chức, nó đưa trực tiếp cho người chiến thắng. Ở DOTA 2 không có thứ gọi là "Nhượng quyền thương mại" và ràng buộc game thủ với các tập đoàn lớn, chỉ cần bạn đủ giỏi và vô địch, bạn sẽ trở thành triệu phú.
Tiền thưởng của The International 2019 đã đạt con số 31 triệu USD cách đây vài ngày
Thử hỏi ở LMHT, có game thủ nào dám pick Teemo ở CKTG không? Hay ở OverWatch, có ai dám chơi những nhân vật quá mạo hiểm ở giải đấu quan trọng? Không hề bởi đi kèm với đó là danh tiếng, là tương lai của cả sự nghiệp khi bạn có thể bị phạt, nặng hơn là bị tổ chức sa thải. Còn DOTA 2 thì khác, mọi thứ trong tay game thủ, bạn thích chơi gì cũng được miễn là Valve không cấm, thế mới có những pha pick Techies hay pha Roshan bait để đời của Alliance năm nào.
Tới một hero chỉ dùng để phá game như Techies cũng xuất hiện ở TI
Valve tự tin rằng với độ hấp dẫn của giải đấu cùng tiền thưởng khổng lồ, truyền thông sẽ tự tìm đến DOTA 2 và The International. Và đúng là mọi thứ diễn ra như thế thật, chính ESPN, kênh truyền hình khổng lồ về thể thao, đã phải đưa tin về The International 2015 bởi vì đây là lần đầu người Mỹ vô địch. Chính từ sự kiện này mà ESPN đã mở ra hẳn một mảng về Esports của riêng mình bởi họ nhận ra tiềm năng khổng lồ từ nó.
ESPN đưa tin về The International 2015
Giải đấu luôn quá hấp dẫn và kịch tính
Thể thao muốn thu hút khán giả thì phải hấp dẫn và kịch tính cả trong lẫn ngoài chuyên môn. Bóng đá và World Cup có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất khi những trận thua không tưởng của các đại gia, những chiến thắng gây tranh cãi hay đụng độ nảy lửa của các fan hâm mộ đều có. DOTA 2 cũng gần giống như thế, ở trò chơi này bạn không thể nào chắc chắn rằng mình có thể thắng được đối thủ, kể cả đó là lúc bạn đang dẫn trước.
Có quá nhiều pha lật kèo 30.000 tiền chênh lệch, những pha xử lí xuất thần thay đổi cả ván đấu đã đi vào huyền thoại của DOTA 2 rồi. Về cơ bản thì bất kì kẻ nào tới với The International đều có cơ hội vô địch, những game thủ tranh tài tại đây luôn cố gắng vì mục tiêu tối cao nhất, không có chuyện vượt qua vòng bảng là được rồi, hay top mấy là đạt chỉ tiêu.
Ở TI không có đạt chỉ tiêu, chỉ có người vô địch và kẻ thất bại mà thôi
Ở TI chỉ có 1 người thắng và còn lại là những kẻ thua cuộc, nghe có vẻ hơi nghiệt ngã nhưng chính điều này khiến cho những pha thi đấu không tưởng luôn thường trực xuất hiện và gần như mọi trận đấu đều không có khái niệm "nhàm chán". Không có cảnh cả hai bên farm 40 phút và bùm, một combat quyết định ván đầu, mọi thứ trong DOTA 2 đều có thể xảy ra, đặc biệt là tại TI.
Kết
DOTA 2 dù không phải là trò chơi có lượng người chơi đông nhất, không phải là nơi có những hệ thống chuyên nghiệp nhất, nhưng lại là tựa game có The International, giải đấu quá đặc biệt từ hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển hay những game đấu quá mãn nhãn.
Theo GameK
Dota 2: Pro player khó chịu về thay đổi UI mới nhất của Valve Một vài pro players của bộ môn Dota 2 tỏ ra không hài lòng về quyết định loại bỏ hoàn toàn một tùy chọn trong giao diện người dùng (UI) và buộc họ phải tự điều chỉnh sang một thiết lập mới ngay trước thềm The International 9. Theo đó vào hôm 01/8 vừa qua, Valve đã tung ra một bản update nhỏ...