Học sinh vào Facebook làm gì?
Là giáo viên dạy môn tin học, tôi cảm thấy “lép vế” trước học trò của mình khi chúng có tài khoản Facebook còn sớm hơn cả tôi vài năm. Để tiện cho việc trao đổi bài vở, học trò xin được “ kết bạn” với Facebook của tôi. Thấy thực sự cần thiết nên tôi đồng ý.
Gia đình các em đều khá giả nên em nào cũng có một chiếc máy vi tính, hoặc điện thoại di động để vào Facebook nên tôi nghĩ đăng những thông tin liên quan đến việc học trên Facebook là hợp lý. Những lúc có điểm kiểm tra, bài tập, điểm thi là tôi lại thông báo trên Facebook của mình cho các em tham khảo. Hoặc nếu các em có thắc mắc gì về bài tập, nếu đang online, tôi sẽ giải đáp ngay. Tuy nhiên, suốt một học kỳ, hiếm khi các em quan tâm đến những gì liên quan đến việc học mà tôi đăng tải trên Facebook và thường hay hỏi lại trong giờ học. Thậm chí, chưa có em nào thắc mắc gì về bài vở trong lúc tôi và các em cùng online. Nhiều lần tôi nhắn tin hỏi các em, có thắc mắc gì về tin học thì thầy sẽ giải đáp liền, nhưng các em vẫn im thít (có lẽ đang bận chat). Vậy mà đến khi vào lớp học thì các em lại hỏi dồn dập đến nỗi tôi không kịp trả lời.
Ngoài giờ học, thậm chí ngay cả trong giờ học các em đều online. Nhiều lúc tôi tự hỏi, học trò lên Facebook làm gì? Câu hỏi ấy kích thích sự tò mò của tôi và tôi đã thử vào “tường nhà” của các em xem sao. Kết quả cho biết các em vào Facebook chỉ để chơi, buôn chuyện, comment, đăng bài nhí nhố chứ chưa thực sự hiểu được công dụng của Facebook còn để giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm học tập quý báu. Các em có thói quen vào xem hình, clip, của mọi người rồi comment một cách vung tục, kèm theo những ngôn từ trên mạng “khó hiểu” (nếu clip và hình ảnh đó không hợp mắt các em). Nhiều em thì đăng những bức hình phản cảm của chính mình hoặc sao chép lên trên “tường nhà”, kèm theo những dòng status “câu khách” để tăng số lượng “like”. Một số học sinh nữ thì viết những dòng tin yêu đương ủy mị, giận hờn, nhớ thương này nọ. Nhiều em nam thích vào các trang web phim “đen” rồi comment, chia sẻ liên kết với trang của mình. Ngoài ra, một số bạn bè trên Facebook của các em hầu như cũng thế.
Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, nếu không làm chủ được mình không khéo mình sẽ bị đứt tay. Ở tuổi các em, do kinh nghiệm sống còn non nớt, thích theo trào lưu nên thấy ai “tiên phong” cái gì trên mạng là bắt chước, đua đòi, dễ bị sa ngã. Bằng chứng là vụ “Anh không đòi quà”, hiện nay có rất nhiều clip phiên bản do các học sinh quay lại và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kể cả Facebook. Vì vậy, gia đình cần quan tâm đến các em nhiều hơn từ đời thực và thế giới ảo, để khi phát hiện những hành vi tiêu cực nhen nhóm là có thể dập tắt kịp thời. Đặc biệt nếu phụ huynh nào có Facebook thì nên “kết bạn” với con để có thể theo dõi những hoạt động của các em trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Theo ĐĐK
Suýt vào tù vì... Google gửi "hộ" email
Do một lời mời kết bạn trên Google , một người đàn ông ở Salem (Mỹ) sẽ có nguy cơ phải vào tù do nhà cung cấp dịch vụ tự động gửi email cho người nhận mà không thông báo trước.
Theo hãng tin Salem News, bị cáo Thomas Gagnon đã chủ động gửi một lời mời tới bạn gái cũ trong khi anh đang bị cấm không được liên lạc với cô. Lời mời trên của Google đã được in ra và lưu vào hồ sơ vụ án để khởi tố anh chàng Gagnon xấu số.
Những lời mời tưởng chừng vô hại đã đưa người dùngvào vòng lao lý
Theo báo cáo của luật sư bào chữa cho Gagnon - Neil Hourihan, yêu cầu trên chưa được gửi đi và lời cáo buộc "hoàn toàn vô căn cứ". Điều này hoàn toàn hợp lí khi chúng ta biết rằng Google quản lí các hoạt động của MXH Google chặt chẽ ra sao. Đặc biệt, có những lựa chọn cho phép một dịch vụ có thể gửi mail tới người khác hay không.
Thêm vào đó, có khả năng Gagnon chỉ vô tình bổ sung bạn gái cũ của mình vào mạng lưới bạn bè (circle) của Google nhưng không chủ định sẽ liên lạc với cô ấy. Nếu cô gái trên sử dụng tài khoản Google , cô ấy sẽ chỉ thấy thông báo đã được bổ sung vào danh sách bạn bè của Gagnon. Tuy nhiên, nếu cô gái trên không có tài khoản MXH của Google, cô sẽ được nhận một tin nhắn tương tự như sau:
Như bạn có thể thấy, tin nhắn trên giống như một lời mời mặc định mỗi khi ai đó thêm bạn vào danh sách bạn bè của họ. Nhưng Google lại không thông báo cho người gửi rằng họ sẽ thay mặt họ gửi email tới địa chỉ của người nhận khi kết bạn; nó giống như một mánh quảng cáo.
Liệu Gagnon có thực sự muốn mời bạn gái cũ của mình tham gia Google ? Điều này chưa được chắc chắn. Liệu anh có muốn bổ sung cô gái khi biết rằng Google sẽ gửi một email nặc danh? Có lẽ là không.
Hiện tượng tự động gửi mail là một trong những vấn đề liên quan tới quyền riêng tư và được nêu trong Chính sách của Google. Liệu việc thêm một email vào danh sách có nghĩa là mời ai đó tham gia Google ?
Liệu việc thêm ai đó vào danh sách của bạn có nghĩa là họ phải sử dụng Google ?
Vậy, nếu bạn từng gặp rắc rồi với những yêu cầu trên, bạn nên kiểm tra lại những tùy chọn của mình trong việc gửi email tới người khác trên mạng xã hội... đặc biệt nếu nó được Google cung cấp.
Theo VNE
Tặng bạn đọc ổ cứng di động WD My Passport Air WD Viêt Nam co nha y tăng ban đoc VnReview chiêc ô cưng di đông WD My Passport Air dung lương 500GB. Đây la ô cưng di đông co thiêt kê rât mong, vo nhôm lây cam hưng tư may tinh Mac cua Apple. Ô cưng di đông nay hô trơ chuẩn kết nối tôc đô cao USB 3.0. My Passport Air được...