Học sinh Trường tiểu học Tiên Dương nghi nhiễm khuẩn đường ruột sau bữa trưa
Kết luận sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội ngày 10/9 cho thấy có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột theo dõi do vi sinh vật, trong đó 4 cháu đang nằm viện.
Sau bữa trưa bán trú vào ngày 9/9/2020 tại Trường tiểu học Tiên Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội), 22 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài 4-5 lần, sốt nhẹ.
Tính đến chiều ngày 10/9, đã có 6 học sinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột. 16 học sinh còn lại điều trị tại gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế huyện.
Buổi học sáng ngày 11/9, có 58 học sinh nghỉ học với nhiều lý do và nhà trường cũng như các cơ quan chức năng đang tiếp tục rà soát xem còn những trường hợp nào có biểu hiện bị ngộ độc.
Một học sinh tại Trường tiểu học Tiên Dương điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Ảnh: Bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra.
Ngày 10/9, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra, xử lý sự cố an toàn thực phẩm tại Trường tiểu học Tiên Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Kết luận sơ bộ cho thấy có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột theo dõi do vi sinh vật, trong đó 4 cháu đang nằm viện.
Theo đó, suất ăn sẵn do hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh cung cấp. Bữa phụ lúc 15h cùng ngày là sữa tươi có đường và không đường.
Video đang HOT
Hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh có địa chỉ tại: Số 65, thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội, cung cấp suất ăn sẵn cho Trường Tiểu học Tiên Dương với 13 nhân viên trực tiếp chế biến suất ăn, bữa trưa ngày 9/9 thực đơn gồm các món: Thịt kho, trứng chim cút chiên, canh rau ngót, su su xào tỏi, cơm trắng.
Được biết, nguồn gốc thực phẩm như rau, trứng chim cút… được cung cấp bởi Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ Bảo An, có địa chỉ: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội.
Thịt lợn do Công ty cổ phần CP Việt Nam cung cấp. Gạo do hộ kinh doanh Nguyễn Thị Bốn tại địa chỉ số 172, Cao Lỗ, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) cung cấp.
Nước uống đóng chai do Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và tư vấn xây dựng Minh Quang, tại địa chỉ: Thụy Lôi, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội, cung cấp.
Về hồ sơ pháp lý, hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh xuất trình đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh theo ngành nghề được cấp phép. Tuy nhiên, khi kiểm tra điều kiện thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện một số vấn đề sai phạm.
Về điều kiện vệ sinh cơ sở, đoàn kiểm tra đánh giá thiếu lưới phòng, chống côn trùng, động vật gây hại, có côn trùng xâm nhập. Sử dụng nguồn nước giếng khoan đã lọc để chế biến thực phẩm nhưng chưa xuất trình được xét nghiệm.
Nhà vệ sinh bố trí bên trong nhà kho. Còn sữa học đường do Công ty cổ phần sữa Việt Nam cung cấp. Sữa được bảo quản trong phòng bảo quản của nhà trường, để các thùng sữa trên bàn cao, trong phòng có lắp điều hòa, quạt trần.
Các cơ quan chức năng hiện đã yêu cầu hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh dừng hoạt động, ngừng cung cấp suất ăn sẵn cho Trường tiểu học Tiên Dương. Đồng thời, tổng vệ sinh môi trường tại Trường tiểu học Tiên Dương và hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh.
Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh – ông Nguyễn Thành Luân cho biết: “Trong số 4 học sinh gặp sự cố an toàn thực phẩm tại trường Tiểu học Tiên Dương, đã có thêm 1 cháu nữa được xuất viện. Các cháu phải nhập viện ngày hôm trước đến nay sức khỏe đã ổn định trở lại, 2 cháu đã xuất viện, còn 2 cháu theo nguyện vọng của gia đình sẽ ở lại để được theo dõi thêm”.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thịnh – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đông Anh cho biết, sức khỏe của các học sinh được điều trị đã tương đối tốt, ổn định, khả quan. Các cháu không còn biểu hiện đi ngoài, buồn nôn, giảm sốt.
Theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh – ông Nguyễn Tiến Cương: “Sau khi nắm bắt được thông tin, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Y tế huyện yêu cầu dừng toàn bộ bữa ăn trưa 10/9 tại trường, đồng thời tiến hành kiểm tra cơ sở cung cấp bữa ăn sẵn cho học sinh, lấy các mẫu thức ăn và sữa gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để tiến hành xét nghiệm.
Ngoài ra, cơ quan chức năng của huyện cũng tiến hành lấy mẫu phân của 5 học sinh và mẫu bàn tay của 13 nhân viên chế biến thức ăn của cơ sở cung cấp dịch vụ để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra sự cố. Ngay trong chiều 10/9, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh cũng đã tiến hành phun khử khuẩn bằng cloramin B tại tất cả các phòng học và khuôn viên nhà trường”.
Nghĩ bệnh nhẹ, không ngờ hóa nặng
Nhiều vấn đề nghiêm trọng ở hệ tuần hoàn có thể được báo động bằng một dấu hiệu hết sức mơ hồ, tưởng chừng không đáng ngại như sốt nhẹ, đau bụng, đau đầu
Vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã kịp cứu sống 1 cháu bé 3 tuổi ở Tiền Giang suýt mất mạng do viêm cơ tim, mà biểu hiện ban đầu hết sức mơ hồ chỉ là một cơn sốt nhẹ.
Rất dễ nhầm lẫn
Cháu bé 3 tuổi ở Tiền Giang chỉ sốt nhẹ trong ngày đầu khởi bệnh, thế nhưng qua ngày thứ 2, bé đột nhiên nôn ói nhiều, lừ đừ. Cháu bé được đưa vào BV địa phương nhưng bệnh tình nặng lên nhanh chóng, trái tim ngày một yếu đi, các bác sĩ (BS) phải cho thuốc vận mạch, thở ôxy rồi tức tốc chuyển lên TP HCM.
Hóa ra cháu bé bị viêm cơ tim tối cấp. Viêm cơ tim vốn đã nguy hiểm, viêm cơ tim tối cấp trước đây tỉ lệ tử vong gần như là 100%. Các BS của BV Nhi Đồng 1 đã vận dụng kỹ thuật cao là tim phổi nhân tạo (ECMO), cùng với cuộc can thiệp mạch máu ngay tại phòng cấp cứu mới kịp cứu cháu bé. "Chỉ cần vào viện trễ từ 5-10 phút nữa là đã không thể cứu được cháu" - PGS-TS-BS Phạm Văn Quang, một trong những người đã điều trị cho cháu bé, cho biết.
Các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất kiểm tra sức khỏe bệnh nhân N.T.T. Bà đã hồi phục sau khi được can thiệp mạch máu kịp thời
Theo BS Bạch Văn Cam, cố vấn chuyên môn về hồi sức cấp cứu của BV Nhi Đồng 1, người chủ trì ca hội chẩn này và nhiều ca viêm cơ tim khác trước đây, đặc điểm của viêm cơ tim là bệnh nguy hiểm nhưng biểu hiện ban đầu thường là một cơn sốt nhẹ. Vì vậy rất dễ lầm lẫn với một cơn sốt do siêu vi, cảm lạnh thông thường. Khác biệt duy nhất là 1-2 ngày sau, trẻ bị sốt siêu vi khi hạ sốt thì sẽ khỏe hơn, chơi đùa, còn bé viêm cơ tim sẽ càng mệt mỏi hơn, lừ đừ, hay nôn ói. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý khi thấy con bớt sốt nhưng mệt hơn thì nên đưa bé đến BV kiểm tra gấp.
Biểu hiện không rõ ràng
Vài ngày sau khi được can thiệp nội mạch (đặt stent), bệnh nhân N.T.T (sinh năm 1959, nhà ở quận Thủ Đức, TP HCM) vui vẻ nói với BS là mình đã khỏe. Ít ai biết trước đó bà đã phải trải qua khoảnh khắc sinh tử đầy hy hữu: sau 1 tuần đau bụng, nhập viện thì được các BS của BV Thống Nhất (TP HCM) phát hiện túi phình giả - vỡ động mạch chậu trung bên trái, một tình trạng đe dọa tính mạng khẩn cấp. Rất may các BS đã nhanh chóng đặt stent và cứu nữ bệnh nhân, cho dù bà có rất nhiều bệnh nền kèm theo.
Theo TS-BS chuyên khoa II Nguyễn Duy Tân, phụ trách Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, BV Thống Nhất, các biểu hiện ban đầu của nữ bệnh nhân này rất dễ lầm tưởng với các căn bệnh thông thường khác: bà chỉ bị đau bụng, ban đầu đau ít, sau đau nhiều hơn. "Tôi đã từng gặp rất nhiều ca túi phình động mạch có biểu hiện không rõ ràng như thế, chỉ là đau bụng, đau lưng âm ỉ. Khi bắt đầu thấy đau là có khi động mạch đã vỡ, đe dọa tính mạng rồi. Do triệu chứng ban đầu chỉ là đau bụng, đau lưng nên nhiều người thấy vậy đã tự mua thuốc về uống, hết thuốc tiêu chảy đến thuốc đau dạ dày, hay tìm cách xoa bóp chỗ lưng bị đau..." - BS Duy Tân cảnh báo.
Túi phình dạng này cũng có thể xảy ra ở mạch máu não và gây đột quỵ do xuất huyết não. Nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Có thể phát hiện ra vấn đề này khi siêu âm và chụp CT để chẩn đoán xác định.
Còn một vấn đề nguy hiểm khác có thể xảy ra với động mạch là hiện tượng tắc mạch do xơ vữa động mạch lâu ngày, lòng động mạch bị hẹp, gặp huyết khối... Điều này sẽ dẫn đến dạng đột quỵ khác là đột quỵ do nhồi máu não. "Đôi khi người bị nhồi máu não chỉ được cảnh báo bằng một cơn nhức đầu" - BS Duy Tân cho biết.
Theo BS Duy Tân, cho dù cơn nhức đầu, đau bụng, đau lưng... có vẻ chỉ là "chuyện nhỏ", nhưng nếu uống các thuốc giảm đau thông thường mà không hết thì không thể coi thường. Lúc đó, nên nhanh chóng vào BV khám, tốt nhất nên vào BV lớn để được tầm soát chuyên khoa tim và mạch máu. Đừng quên nói rõ với BS những triệu chứng mình gặp phải, đừng nghĩ một chút đau đầu, đau bụng là không quan trọng!
Những bệnh có biểu hiện không rõ ràng vừa nói trên, tất nhiên người cao tuổi, có bệnh nền là nguy cơ cao nhất, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người trẻ, vì thế không nên chủ quan. Để giảm nguy cơ, cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều trái cây để giữ trái tim và hệ mạch máu được khỏe mạnh.
Bệnh tay - chân - miệng: tăng cường theo dõi, phát hiện kịp thời, hạn chế tử vong Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay - chân - miệng (TCM) tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong. Ảnh minh họa Bệnh TCM do một nhóm virus thuộc nhóm virus đường ruột...