Học sinh TP.HCM có thể trở lại trường trong học kỳ 1?
Nhiều trường học tại TP.HCM đã được bàn giao sau thời gian trưng dụng vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 để chuẩn bị cho việc mở cửa đón học sinh trở lại học trực tiếp.
Bắt đầu tu sửa trường học chuẩn bị đón học sinh
Để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 kéo dài từ tháng 5 đến nay, TP.HCM đã trưng dụng khoảng 1.500 trường học làmbệnh viện dã chiến, khu cách ly, điểm tiêm vắc xin, điểm đóng quân của bộ đội, điểm tập kết và phân phối thực phẩm… Theo kế hoạch của ngành y tế, trong tháng 10, những cơ sở giáo dục tham gia vào nhiệm vụ phòng chống dịch nói trên sẽ cơ bản được bàn giao lại cho ngành giáo dục, phục vụ lộ trình chuẩn bị mở cửa trường học tại các quận, huyện.
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên , lộ trình bàn giao trường học đã được tiến hành, nhưng số lượng bàn giao các cơ sở tùy vào từng quận, huyện.
Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm được trưng dụng làm khu cách ly, dự kiến bàn giao lại vào cuối tháng 10 – ĐỘC LẬP
Chẳng hạn tại Q.3, theo tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng Giáo dục, 100% đơn vị trường học tham gia công tác phòng, chống dịch đã được giao lại cho ngành giáo dục. Hiện nay các trường đang tổ chức vệ sinh, sắp xếp trang thiết bị chuẩn bị cho việc đón học sinh (HS) trở lại học trực tiếp.
Tương tự tại Q.8, 100% số trường đã được bàn giao. Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng Giáo dục quận này, cho hay ngay sau khi nhận lại cơ sở vật chất thì các trường đã bắt đầu sửa chữa, cải tạo theo kế hoạch của UBND quận.
Xã đảo ở TP.HCM rộn rã ngày đầu học sinh đến trường sau 4 tháng ở nhà
Còn tại Q.Tân Bình, lãnh đạo phòng giáo dục thông tin những trường học sử dụng làm điểm tiêm vắc xin, điểm y tế lưu động… đã nhận bàn giao và đang sửa chữa, cải tạo. Còn lại, Trường THCS Hoàng Hoa Thám và Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm trưng dụng làm khu cách ly thì Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của quận đã có kế hoạch bàn giao vào cuối tháng 10.
Là một trong những quận có số trường học trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch nhiều nhất với 66 trường, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.Bình Tân, cho biết trước mắt quận có kế hoạch bàn giao khoảng 15% số trường đã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn này. Các trường nhận bàn giao đến đâu sẽ tu sửa trường lớp, chuẩn bị công tác đón HS đến đó.
Trong đợt bùng phát dịch lần này, Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) trở thành bệnh viện dã chiến từ ngày 2.8. Theo kế hoạch, đến ngày 25.10, bệnh viện sẽ hoàn tất điều trị cho bệnh nhân và không tiếp nhận thêm bệnh nhân mới. Lãnh đạo nhà trường cho hay sau khi nhận bàn giao, trường sẽ rà soát cơ sở vật chất, thực hiện các công đoạn chuẩn bị điều kiện an toàn đón HS đi học trở lại ngay khi có thể.
Tại TP.Thủ Đức, Trường THPT Dương Văn Thì vẫn đang là khu cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 của địa phương từ cuối tháng 7 đến nay. Lãnh đạo nhà trường cho hay hiện tại trường chưa nhận được thông báo chính thức ngày bàn giao cụ thể, nhưng theo lộ trình chung của TP thì trong tháng 10, các cơ sở giáo dục sẽ nhận lại để thực hiện tu sửa, cải tạo trường lớp chuẩn bị cho việc đón HS trở lại học trực tiếp vào đầu năm 2022.
Chuẩn bị cho việc mở cửa trường học
Đề cập đến việc bàn giao cơ sở vật chất trường học, trong buổi họp giao ban với các trường THPT, phòng giáo dục các quận, huyện, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay hiện tại ngành giáo dục đang tiếp nhận lại các cơ sở giáo dục được trưng dụng vào công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP. Tuy nhiên, khi đi thực tế tại một số trường ở các quận huyện, thấy rằng tình trạng thiết bị dùng trong y tế phục vụ phòng chống dịch vẫn còn nhiều trong trường học, gây khó khăn trong tiến độ sửa chữa trường. Vì vậy, lãnh đạo sở này đề nghị các phòng giáo dục tham mưu cho UBND, ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các quận huyện tính toán, thu dọn lại các vật dụng không phải của trường học, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tiếp nhận để chuẩn bị đón HS trở lại trường.
Ngoài ra, ông Hiếu cũng nói thêm theo kế hoạch của TP vẫn xác định học trên internet, trên truyền hình đến hết học kỳ 1, tuy nhiên thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế mới ban hành, TP sẽ tính toán, xây dựng phương án những vùng chuyển trạng thái sang vùng an toàn, có thể dạy học trực tiếp ngay trong học kỳ 1 với quy mô sẽ được TP tính toán. Lãnh đạo sở nhấn mạnh những trường thực hiện thí điểm mở cửa đầu tiên cần hết sức thận trọng, đảm bảo công tác phòng chống dịch, thực hiện nghiêm 5K trong sân trường nếu được phép hoạt động trực tiếp…
Covid-19 sáng 21.10: 873.90 ca nhiễm, 796.583 ca khỏi | Hà Nội, TP.HCM sẽ không còn chốt cửa ngõ
Dạy học trên internet, trên truyền hình vẫn chính thức
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng khẳng định ngay cả khi trường học mở cửa trở lại thì việc dạy và học trên internet, trên truyền hình vẫn là một phương thức dạy học chính thức. Do vậy, các trường cần tiếp tục rà soát trang thiết bị học tập của HS, kể cả những HS đã có các thiết bị cũ nhưng chưa đạt chuẩn hoặc mượn của cha mẹ được xem như chưa có thiết bị học tập.
Mở cửa trường học: Cần linh hoạt và phân cấp đến từng địa phương
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 128 cần có sự linh hoạt, phân cấp rõ hơn, đặc biệt là trong việc nới lỏng từng bước để đưa học sinh trở lại trường.
Học sinh Hà Nội mong muốn được đến trường "càng sớm càng tốt". Ảnh: Hải Nguyễn
Linh hoạt phương án mở cửa trường học
Chia sẻ với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" của Chính phủ mới ban hành (Nghị quyết 128) cần có sự linh hoạt, phân cấp rõ hơn về từng địa phương, từng trường học.
"Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại học trực tiếp tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của trường, cấp học, tình hình dịch bệnh thực tế. Để làm được điều đó, Bộ Y tế và Sở GDĐT phải ban hành hướng dẫn cụ thể về từng địa phương" - ông Nga nói.
Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GDĐT quận 8, TPHCM cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 128 cần có sự linh hoạt, phân cấp rõ hơn là hoàn toàn đúng đắn và đã được nhiều địa phương thực hiện. Chẳng hạn, xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) đã chủ động lên phương án đón học sinh đi học trở lại. Nhưng khi các huyện muốn chủ động trong việc mở cửa trường học thì các sở ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Y tế cũng phải kiểm tra mức độ an toàn của địa phương đó.
"Học sinh đi học lại phải có bản tiêu chí đánh giá an toàn. Tiêu chí đó thuộc Sở GDĐT quy định, UBND quận, phòng GDĐT tham mưu cho UBND quận kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn. Việc mở cửa trường học phải tuân thủ theo quy định phòng, chống dịch của địa phương".
Bên cạnh đó, ông Dân cho rằng, địa phương phải chủ động trong việc đề xuất, xin ý kiến về ngành, lĩnh vực muốn mở cửa hoạt động trở lại và phải có minh chứng cụ thể về việc đảm bảo đủ điều kiện an toàn thay vì chỉ dựa trên ý chí chủ quan.
Hà Nội nên xem xét cho học sinh vùng an toàn trở lại lớp học
Sau thời gian dài học trực tuyến, nhu cầu được trở lại trường không chỉ là mong mỏi của học sinh, mà cả phụ huynh và giáo viên tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Riêng tại Hà Nội, nhiều "vùng xanh" như Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc Oai, Đông Anh... tha thiết được thí điểm mở cửa đón học sinh trở lại trường. Có những địa phương trong vài tháng trở lại không xuất hiện ca nhiễm mới nhưng học sinh vẫn phải chịu chung cảnh tạm dừng đến trường.
Nhiều ý kiến giáo viên, phụ huynh cho rằng, Hà Nội nên xem xét từng bước nới lỏng để học sinh đến trường sau thời gian dài học trực tuyến, trước mắt là tại các huyện, xã ngoại thành nhiều tháng không có ca nhiễm.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GDĐT chỉ rõ, theo Nghị quyết 128, chỉ vùng đỏ mới hạn chế hoạt động. Vì vậy, không thể áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cách toàn diện mà cần linh hoạt về từng địa phương, từng trường học.
"Tôi lấy ví dụ về việc Trường học ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đặt trong bối cảnh đây là khu vực an toàn, nguy cơ dịch bệnh thấp, số lượng học sinh dưới 10 cháu/lớp, trường học cam kết đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch thì việc mở cửa đón học sinh nên được ủng hộ thay vì xử phạt.
Tất nhiên, việc Hà Nội áp dụng các biệt pháp phòng, chống dịch chặt như hiện nay là rất tốt. Nhưng khi đã có Nghị quyết 128, Hà Nội cần bàn bạc, xem xét việc đưa ra các quyết định nới lỏng cho học sinh dần trở lại trường học.
Qua đây, cũng đề nghị các bậc phụ huynh, thầy cô, nhà trường nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ nghiêm các yêu cầu phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh và toàn cộng đồng" - ông Vinh nói.
Dự kiến 25/10, học sinh THCS, THPT ở Nha Trang học trực tiếp trở lại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã có hướng dẫn về việc các trường học trở lại dạy học trực tiếp phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị trực thuộc; các trung tâm tin học,...