Học sinh ở TPHCM trở lại trường: Phụ huynh cần chú ý trẻ béo phì, bệnh nền
Chuyên gia truyền nhiễm cho rằng, đối tượng đáng lo ngại khi học sinh TPHCM hay các tỉnh thành khác được trở lại trường là những trẻ có cơ địa béo phì và bệnh nền.
Theo thông tin từ UBND TPHCM, từ 13/12 học sinh các khối 1, 9, 12 sẽ được thí điểm trở lại trường trong hai tuần. Sau đó, ngành giáo dục địa phương sẽ tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm, trước khi xem xét có tổ chức dạy học trực tiếp rộng rãi từ tháng 1/2022 hay không.
Nhiều quốc gia đã cho trẻ đi học lại
Trao đổi với PV Dân trí về quyết định trên, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM tán thành việc cho học sinh đi học trở lại. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, số ca mắc Covid-19 và số bệnh nhân tử vong tăng trong thời gian gần đây tại địa phương hầu hết ở nhóm lớn tuổi, bệnh nền nặng hoặc không tiêm vaccine. Việc này có thể trước đây, cơ quan chức năng thống kê chưa đầy đủ tình hình tiêm chủng, tưởng đã bao phủ hết, hoặc có người tiêm không đúng số mũi.
Dù là lý do gì, có thể thấy bối cảnh dịch hiện tại ở TPHCM vẫn trong tầm kiểm soát. Kế đến, trẻ em là nhóm ít bị lây nhiễm và tỷ lệ chuyển nặng, tử vong thấp. Theo các hướng dẫn trên thế giới, việc đóng cửa trường học là biện pháp cuối cùng, không phải biện pháp đầu tiên.
Do đó, chuyên gia cho rằng việc cho trẻ đi học trở lại là phù hợp, nhất là khi TPHCM đã phủ đủ 2 mũi vaccine cho hầu hết trẻ 12-17 tuổi. Nếu vẫn không cho học sinh đi học, thiệt hại sẽ rất lớn. Trước hết là cho khả năng phát triển trí não cho học sinh, giảm chất lượng học tập và nền tảng kiến thức. Ảnh hưởng này không chỉ một vài học sinh mà còn cả một thế hệ và sẽ ảnh hưởng lâu dài.
PGS Dũng chia sẻ, đã có thống kê chỉ ra, việc học online chỉ đạt được hiệu quả 30% so với học trực tiếp. “Trẻ không được học tập trực tiếp kéo dài sẽ khó khăn khi hội nhập xã hội về sau” – chuyên gia phân tích.
Cũng theo PGS Dũng, dù bối cảnh dịch ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng ở một số nước châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, dù tình hình dịch có lúc rất căng thẳng cũng không đóng cửa trường học quá lâu. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đã cho học sinh đi học lại khoảng một năm. Ở Châu Âu, Anh và Pháp cho học sinh đi học 5-6 tháng trước, khi chưa tiêm vaccine.
Còn tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đã cho trẻ đi học từ ngày 25/10, dù số ca mắc Covid-19 thời điểm trên ở nước này cao gấp ba so với TPHCM hiện nay. Nhiều cha mẹ Singapore cũng mang tâm lý không muốn cho con đi học, tuy nhiên qua đánh giá tình hình, chính quyền và ngành giáo dục nước bạn vẫn nhận định đi học là cần thiết, và quyết định mở cửa lại trường học.
Chuyên gia cho rằng việc cho học sinh đi học trực tiếp trở lại là cần thiết (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Ở Philippines, trường học được hoạt động trở lại muộn hơn một chút, từ ngày 15/11. Còn tại Indonesia, thủ đô Jakarta bắt đầu cho học sinh một số cấp học đến trường từ ngày 30/8, thời điểm nhiều nước láng giềng vẫn trong tình hình dịch phức tạp. Đến ngày 6/9, 39% số trường học của Indonesia đã mở cửa. Hiện, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã đề nghị Indonesia tiếp tục mở cửa các cơ sở giáo dục nhiều hơn nữa.
Chuyên gia cho rằng khi TPHCM tính chuyện đi học lại và đã có bộ tiêu chí an toàn phòng Covid-19 trong trường học, cần công bố rộng rãi cũng như tiếp tục xây dựng để phù hợp với tình hình mới, giúp phụ huynh an tâm.
Video đang HOT
Cần chú ý trẻ béo phì, bệnh nền
Còn bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, lại cho rằng, TPHCM nên cân nhắc lại thời gian mở cửa trường học rộng rãi, xem có cần vội vã thực hiện hay không.
Chuyên gia đặt ra hai vấn đề: Thứ nhất, xoay quanh số ca mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 tăng lên thời gian gần đây, bác sĩ Nam nói chủ yếu là đối tượng trên 50, mang bệnh lý nền. Ở trẻ em, ca mắc có thể nhiều nhưng ca tử rất ít. Thứ hai, đến ngày 13/12, nhiều trẻ ở TPHCM đã được tiêm vaccine đủ 2 tuần, tức là đã đến thời gian vaccine tạo kháng thể.
Tuy nhiên, việc tiêm chủng chỉ có tác dụng làm giảm tối đa các trường hợp nặng và tử vong, không thể ngăn chặn lây nhiễm. Khi trẻ đi học, tiếp xúc với nhau trong lớp học đông người, nguy cơ lây nhiễm là cao, đặc biệt với những lớp học có máy lạnh.
Tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê)
Bác sĩ Nam nhận định, lo lắng nhất khi học sinh trở lại trường là nhóm trẻ béo phì ở TPHCM tương đối nhiều. Mặc dù đã được tiêm vaccine nhưng nếu nhiễm bệnh, vẫn có một tỷ lệ nguy cơ trở nặng với đối tượng này. Ngoài ra, trẻ mang bệnh nền nặng, tiểu đường, ung thư… cũng cần quan tâm, dù nhóm này có tỷ lệ rất thấp.
Chuyên gia thừa nhận, lớp 9 và lớp 12 là những khối cuối cấp, cần đi học trở lại, vì học online hiệu quả rất thấp. Dù vậy, TPHCM cần có tính toán kỹ lưỡng, để làm sao thích ứng và kiểm soát được tình trạng lây nhiễm. 5K là biện pháp quan trọng nhất cần phải đảm bảo, nhất là trong môi trường giáo dục đông người dễ tiếp xúc. Các trường học cũng phải được tập huấn kỹ về quy trình xử lý chống dịch.
Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm kiêm Trưởng khoa Điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 nhận định, cuộc chiến với Covid-19 còn kéo dài, không thể cứ đóng cửa mãi trường học. TPHCM đã cơ bản phủ vaccine dày cho trẻ, và điều này cũng góp phần bảo vệ, làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người lớn.
Dù vậy, cơ quan chức năng cần đánh giá cụ thể từng nhóm học sinh, xem nhóm nào đã được tiêm chủng mũi 2 được hai tuần hay một tháng, đã có kháng thể bảo vệ thì cho đi học trước. Nếu tỉ lệ nhiễm và tử vong vẫn còn cao, có thể xem xét lùi thời gian cho đi học rộng rãi khi tình hình đã cải thiện.
Bệnh nhi mắc Covid-19 cơ địa béo phì điều trị tại BV Nhi Đồng 2 (Ảnh: BVCC).
Ngoài ra, khi trẻ trở lại trường, 5K là biện pháp bắt buộc. Các trường học cần tính toán phân bổ thời gian học và sắp xếp lớp học phù hợp, sao cho có thể giãn cách tốt nhất.
Với trẻ nhỏ học bán trú, nội trú, ăn ngủ tại trường, nguy cơ tiếp xúc lẫn nhau và lây nhiễm có thể xảy ra, nhà trường phải làm sao xử lý ổn thỏa việc này. Bác sĩ Việt gợi ý, các trường học có thể chia đôi lớp học, linh động lịch học sang nhiều buổi khác nhau để giảm sự tập trung đông.
Về tình hình điều trị, bác sĩ Việt cho rằng ngoài số F0 tại chỗ, TPHCM còn gánh các ca nặng từ nhiều tỉnh thành khác chuyển lên, góp phần làm tăng số lượng bệnh nhân Covid-19.
Tại BV Nhi Đồng 2, trong khoảng 100 bệnh nhi Covid-19 đang điều trị, chỉ 10% nằm ở nhóm phải hồi sức, cấp cứu và gần như đều chưa tiêm vaccine. Do đó khi cho trẻ đi học lại, phụ huynh không cần quá lo lắng.
Việt Nam có 3 vấn đề về dinh dưỡng cần giải quyết cùng lúc
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới và trong khu vực hiện chịu đồng thời 3 gánh nặng về dinh dưỡng, đó là thiếu dinh dưỡng (thấp còi, gầy còm), thừa cân/béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.
Đặc biệt, vấn đề thừa cân béo phì tăng mạnh trong 10 năm qua, gấp hơn 2 lần so với năm 2010.
Những con số báo động
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020 cho thấy, tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi đang giảm dần.
Từ năm 2010 đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi toàn quốc giảm từ 29,3% xuống 19,6% - chuyển từ mức cao sang mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi đã giảm xuống dưới 1%/năm kể từ năm 2015. Trẻ dưới 5 tuổi gầy còm cũng giảm chậm từ 7,1% xuống 5,2% so với cùng kỳ.\Theo các số liệu từ hệ thống giám sát dinh dưỡng năm 2019, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất so với trung bình cả nước.
Đáng chú ý, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi vẫn còn ở mức rất cao là 38% và tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số đang cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (31,4% so với 15%).
Tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số nhẹ cân cũng cao hơn gấp 2,5 lần so với trẻ em người Kinh (21% so với 8,5%). Trên toàn quốc vẫn còn 7 tỉnh có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi trên 30%.
Thăm khám, tư vấn về dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con nhỏ ở tỉnh Lào Cai. Ảnh: C.P
TS-BS Nguyễn Phương Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, hàng năm báo cáo dinh dưỡng toàn cầu thống kê trên 140 quốc gia thì có khoảng 40 quốc gia chịu đồng thời 3 gánh nặng về dinh dưỡng. Đây là vấn nạn chung của các nước đang phát triển.
Theo Ngân hàng Thế giới và Viện Dinh dưỡng quốc gia, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng.
"Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng cấp tính hay mạn tính ở những vùng miền núi hoặc đồng bào dân tộc gấp đôi so với người Kinh trong các kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020 thể hiện một khoảng cách rất lớn" - TS - BS Nguyễn Phương Nam đánh giá.
Tỷ lệ thiếu vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ dưới 5 tuổi đã có nhiều cải thiện nhưng kết quả vẫn chưa đạt được theo mong muốn. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đến 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và không có thai tương ứng 25,6% và 16,2%.
Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%. Tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp là 18,3%. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt rất cao ở trẻ dưới 5 tuổi là 58% năm 2020; ở phụ nữ có thai là 63,5%.
Bên cạnh đó, trẻ em và người trưởng thành ở một số vùng nông thôn có kinh tế cao thì lại có xu hướng tăng về thừa cân béo phì, bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5-19 tuổi đã tăng hơn 2 lần sau 10 năm từ 8,5% (2010) tăng lên mức báo động 19,0%.
Hậu quả khôn lường
Một nghiên cứu gần đây dự báo, đến cuối năm 2021, cuộc khủng hoảng dinh dưỡng do Covid-19 có thể khiến hơn 13,6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể gầy còm hoặc cấp tính, hơn 2,6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi và hơn 283.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng kém trong 1.000 ngày đầu đời (từ khi bắt đầu mang thai của người mẹ đến sinh nhật thứ hai của trẻ) có thể dẫn đến tình trạng thấp còi, gây giảm khả năng nhận thức, giảm hiệu suất học tập và năng suất làm việc. Trên toàn cầu, 45% số trẻ em tử vong có liên quan đến thiếu dinh dưỡng.
Trong khi đó, tỷ lệ béo phì đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, tác động đến nền kinh tế quốc gia và nhân lực do làm giảm năng suất và tuổi thọ và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức có thể gây thiệt hại cho xã hội lên tới 3.500 tỷ USD mỗi năm, riêng thừa cân/béo phì và các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống đã tiêu tốn 500 tỷ USD/năm.
Chính vì thế, phòng ngừa suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển trong tương lai của nguồn nhân lực một quốc gia.
Liên quan đến vấn đề này, Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể để đảm bảo các vấn đề dinh dưỡng bền vững và an ninh lương thực.
Trong 2 năm (2019-2020), Bộ NNPTNT đã phối hợp Bộ Y tế (Viện Dinh dưỡng quốc gia), các chuyên gia và địa phương xác định tình trạng dinh dưỡng của người dân, nhất là trẻ nhỏ ở một số bản, xã nghèo, có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhằm thí điểm các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để đánh giá, tổng kết và mở rộng ra tất cả các tỉnh thực hiện chương trình từ năm 2021.
Sau thời gian triển khai, các mô hình đã đem lại hiệu quả tích cực, không chỉ cải thiện về thu nhập, dinh dưỡng cho bữa ăn mà quan trọng hơn là thay đổi tư duy sản xuất của bà con.
Các mô hình nông nghiệp dinh dưỡng được đầu tư trên cơ sở lựa chọn xuất phát từ nhu cầu của người dân, phù hợp với điều kiện của địa phương nên đa số các hạng mục thực hiện đều mang mang lại hiệu quả khá cao.
Sáng 15/10, miền Trung tăng nhanh số ca mắc là người về từ vùng dịch Các địa phương miền Trung tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 phần lớn là công dân trở về từ các tỉnh, thành phía Nam. Hà Nam: Thêm 15 F0, 45 trường hợp xuất viện Trong ngày 14/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố 15 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong...