Học sinh ngừng đến trường vì dịch Covid-19: Cha mẹ ‘hoá thành’ giáo viên
Nhiều bậc cha mẹ ở nhà, làm ‘thầy cô’ dạy con học trong bối cảnh học sinh ngừng đến trường vì dịch Covid-19.
Cha mẹ cho con vừa chơi vừa học khi ở nhà mùa dịch Covid-19 – DẠ THẢO
Kể từ ngày 10.5, tại TP.HCM, trừ học sinh lớp 9 và lớp 12 có thể học tập trung giãn cách, học sinh các khối còn lại ngừng đến trường để phòng dịch dịch Covid-19.
Ở nhà làm bạn với con
Trong giai đoàn này, nhiều cặp vợ chồng phải sắp xếp công việc để mỗi người thay phiên nhau có thời gian trông con ở nhà.
Anh Nguyễn Như Sỹ (Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương) cho biết anh “chia ca” với vợ. Anh ở nhà chăm con buổi sáng còn buổi chiều là vợ. Nằm trên võng với 2 đứa con, anh Sỹ vừa trông con vừa phải ru con ngủ đúng giấc như lúc đi học ở trường.
“Tôi còn phải nấu cơm, cho con ăn cơm, tắm cho chúng đúng giờ nên cũng khá bận rộn và khó tập trung làm việc”, anh Sỹ cho hay.
Học sinh ngừng đến trường vì dịch Covid-19 – DẠ THẢO
Đồng cảnh ngộ, anh Ninh Trần Công Khải, ngụ ở P.8, Q.Tân Bình (TP.HCM), tạm gác lại công việc, ở nhà trông con thay cho vợ.
“Con trai tôi cũng đang học lớp cuối mẫu giáo và năm sau sẽ vào lớp 1. Do đó, tôi tranh thủ dành thời gian này dạy học cho con”, anh Khải nói. Người cha trẻ còn áp dụng biện pháp 3 không đối với con: không dùng điện thoại, không ra ngoài và không về quê tránh dịch Covid-19.
“Tôi là giáo viên tiếng Anh nên tranh thủ thời gian này vừa ngồi chơi, vừa dạy tiếng Anh cho con”, anh Khải chia sẻ.
Học sinh toàn TP.HCM ngừng đến trường từ ngày 10.5 để phòng Covid-19
Nhờ ông bà trông cháu
Trong khi đó, một số bậc phụ huynh phải đi làm nên không còn cách nào khác, buộc phải đưa con cái về quê nhờ ông bà trông giúp.
Anh Trần Như Quỳnh ngụ ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã đưa đứa con trai về quê ngoại ở TP.Biên Hoà (Đồng Nai) để nhờ ông bà chăm sóc vào ngày 9.5.
Trước khi về quê, anh cũng đã “làm công tác tư tưởng” với con, dặn dò nhiều thứ để con trai mới ở độ tuổi mẫu giáo có thể ở cùng ông bà mà không có cha mẹ bên cạnh trong một tuần. Sau đó, vợ chồng anh Quỳnh dự định sắp xếp công việc rồi đưa con về quê nội ở tỉnh Kon Tum.
Học sinh vui chơi ở quê – LÊ THANH
“Tôi đã dự trù mọi chuyện từ trước. Năm nay, tôi đã nghĩ tới kịch bản giống năm ngoái nên cũng không bất ngờ lắm. Đôi khi nhờ vậy mà con tôi có được tuổi thơ ở hai vùng quê nội lẫn ngoại. Đây là đứa cháu đầu lòng nên ông bà nội ngoại đều trông mong để chăm sóc. Tôi xem như con trai được nghỉ hè sớm”, anh Quỳnh nói.
Còn chị Nguyễn Thị Diệu Mi (28 tuổi) ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, không muốn gửi đứa con 3 tuổi về quê nên nhờ cha trông con giúp. Ông ngoại nghỉ việc ở nhà trông cháu từ sáng đến chiều và tối đến anh chị sẽ thay thế để ông có thể đi làm.
Bà mẹ trẻ cũng nhờ ông ngoại cho con chơi các trò chơi giống trong lớp mẫu giáo, như tập vẽ, tô màu, xếp hình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
"Học sinh tiếp tục nghỉ học" - nỗi lo, sự bối rối của nhiều gia đình
Mặc dù đã có kinh nghiệm từ những "mùa COVID" trước, nhưng thông báo nghỉ học đến quá bất ngờ, khiến nhiều gia đình đang bối rối trong việc tìm phương án trông con.
"Tôi có 2 cái đuôi"
Thay vì hò hét vang nhà như lần đầu tiên nhận thông báo nghỉ học, lần này cả 2 bé con của chị Lê Huyền Thanh (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) mếu máo: "Con không muốn nghỉ học, con thích đi học cơ". Kể lại khoảnh khắc này, chị Thanh cười như mếu: "Tôi lại có 2 cái đuôi".
Được biết, vợ chồng chị Thanh hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất, công việc bận rộn và thường xuyên phải gặp khách hàng nên chị gặp nhiều khó khăn trong việc trông nom con cái. Vì vậy, những ngày tháng 5 năm 2021 này đã trở thành nỗi lo của cả gia đình.
"Đứa lớn năm nay học lớp 2, đứa nhỏ học mẫu giáo 4 tuổi, cả 2 đều phải đi học từ lúc hơn 1 tuổi vì không có ai trông nom. Do ông bà nội, ngoại đều ở quê, chồng lại đi công tác triền miên nên cũng đành chấp nhận" - chị Thanh nói.
Mùa dịch trước, vợ chồng chị cho con về Thanh Hóa với ông bà nội, nhưng lần này, Hà Nội thông báo nghỉ học quá bất ngờ khiến cả nhà "trở tay không kịp", chỉ đành giữ con lại và mang cả 2 đứa đến công ty.
Chị Thanh nói: "Công việc của tôi thường xuyên phải đi gặp khách hàng nên mang con đến công ty cũng nhờ đồng nghiệp trông giúp. May mà các con đều ngoan, nghe lời nên không ảnh hưởng đến mọi người".
Nhiều phụ huynh phải mang con đến công ty để vừa làm việc vừa trông nom. Ảnh: PHCC
Câu chuyện "đèo bòng" con cái trong mùa COVID-19 không chỉ xảy ra ở gia đình chị Thanh vì hôm nay, đồng nghiệp ở công ty chị cũng mang con đến do không có ai trông. "Lũ nhóc như bắt được vàng, vừa làm bài tập vừa chuyện trò rôm rả từ sáng, mệt thì ngủ luôn trên ghế" - chị Thanh nói.
Lựa chọn quyền gọi "trợ giúp từ người thân"
May mắn hơn chị Thanh, chị Nguyễn Quỳnh Oanh (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) có ông bà ngoại ở quận Cầu Giấy, nên đưa con sang gửi - phương án được vợ chồng chị "chốt hạ" từ đêm hôm qua.
Chị Oanh có hai bé đang tuổi nghịch ngợm, một bé 2 tuổi và một bé 5 tuổi. Chị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng còn chồng làm kỹ sư cho công ty nước ngoài. Do tính chất công việc nên hai vợ chồng không thể xin nghỉ phép ở nhà chăm con, nhưng chưa thể thuê giúp việc ngay lập tức nên đành lựa chọn quyền trợ giúp từ người thân.
Nhiều gia đình gửi con về nhà người thân trong thời gian nghỉ dịch. Ảnh: PHCC
Cùng hoàn cảnh trên, gia đình chị Trịnh Thị Phương (trú tại quận Thanh Trì, Hà Nội) mới từ quê lên Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ, đến tối thì nhận được thông báo học sinh tạm thời nghỉ học để phòng chống COVID-19.
Sau một đêm tính toán, hôm nay chị Phương quyết định xin nghỉ việc một ngày để đưa cô con gái lớp 4 về lại Nam Định gửi ông bà nội.
"Hôm nay, tôi phải xin nghỉ làm đưa con về quê, vì công ty làm về lĩnh vực thiết bị y tế nên thời gian này rất nhiều việc, không thể xin nghỉ ở nhà. Hơn nữa, con còn học trực tuyến nên gửi ông bà kèm cặp mới yên tâm được" - chị Phương bộc bạch.
Dở khóc dở cười khi con ở nhà một mình
Kể lại câu chuyện về ba đứa con ở nhà chăm nhau trong ngày đầu tiên nghỉ học phòng chống COVID-19, anh Nguyễn Quyết Thắng (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) không khỏi xót xa.
Anh Thắng cho biết, sáng sớm anh đã đích thân xuống bếp chuẩn bị đồ ăn trưa cho hai con trước khi đi làm, đồ ăn là trứng luộc và rau luộc.
"Mẹ bọn trẻ phải trực ở bệnh viện từ tối qua, đến chiều tối nay mới về. 11 giờ đêm qua, tôi mới đọc thông báo của nhà trường nên không kịp chuẩn bị gì. Trưa nay cho ba chị em ăn trứng luộc với rau" - anh Thắng nói.
Ba chị em Linh Giang (13 tuổi), Phương Nhung (9 tuổi) và Thắng Hùng (7 tuổi) ngoan ngoãn học bài rồi cùng nhau nấu "phở luộc" ăn với trứng do bố chuẩn bị.
"Con trai út í ới gọi điện, gửi ảnh để báo cáo tình hình cho bố, thấy khoe hôm nay được ăn phở luộc ngon lắm, nhìn các con mà dở khóc dở cười" - anh Quyết nói.
Các con phải tự lo bữa ăn trong ngày đầu nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: PHCC
Thực tế, việc học sinh phải nghỉ học ở nhà sẽ khiến nhiều gia đình vất vả trong việc trông coi và quản lý. Tuy nhiên, dù khó khăn, nhưng tất cả cha mẹ đều cố gắng khắc phục vì mục tiêu chung là bảo vệ sức khỏe con và chung tay ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Con nghỉ học, nghỉ tết sớm: Phụ huynh hốt hoảng vì không có người trông Từ chiều ngày 31/1, nhiều trường mầm non tại Hà Nội đã gửi thông báo cho toàn bộ trẻ nghỉ Tết đến hết ngày 16/2. Trong khi học sinh tiểu học, THCS - THPT sẽ có thêm 1 tuần học trực tuyến trước khi nghỉ Tết, còn phụ huynh khủng hoảng vì không có người trông con. Trẻ nghỉ học, phụ huynh lo...