Học sinh lớp 9 thủng dạ dày vì thói quen ăn uống
Thủng tạng rỗng là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, cần được phẫu thuật cấp cứu sớm.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã phẫu thuật nội soi cấp cứu thủng tạng rỗng cho một bệnh nhân nam 15 tuổi. Điều đáng nói là người bệnh còn trẻ tuổi nhưng chủ quan với những cơn đau bụng thượng vị, thường xuyên phải học tập cường độ cao và ăn uống không đúng giờ.
Người bệnh Vương Huy T A (15 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị đau bụng thượng vị hai ngày. Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng đau bụng thượng vị đột ngột, dữ dội, liên tục.
Hình ảnh CT ổ bụng có khí tự do ổ bụng. Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa thống nhất chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng và chỉ định mổ nội soi cấp cứu khâu lỗ thủng của dạ dày.
Quá trình phẫu thuật nội soi người bệnh được khâu lỗ thủng mặt trước tiền môn vị dạ dày, lau rửa sạch dịch bẩn, dẫn lưu ổ bụng. Sau 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt và được xuất viện.
Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân là học sinh lớp 9 đang ở giai đoạn chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp trung học cơ sở nên phải học thêm nhiều ngày trong tuần, ăn muộn, thức khuya. Bên cạnh đó, bệnh nhân rất thích và thường xuyên ăn thức ăn chua cay, nóng như mỳ ăn liền, xoài, cóc dầm…
Bệnh nhân được bác sĩ cấp cứu
Bác sĩ CKI. Nguyễn Thanh Hưng cho biết: “Có nhiều nguyên nhân gây thủng tạng rỗng như, thủng dạ dày, chấn thương bụng, dị vật đường tiêu hóa, vỡ khối u, viêm ruột hoại tử…, thường gặp nhất là biến chứng ổ loét dạ dày – tá tràng. Thủng tạng rỗng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng…
Video đang HOT
Trong thủng tạng rỗng thường gặp ở nam nhiền hơn nữ. Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi từ 35 – 65 nhưng nhiều nhất là từ 30 – 40 tuổi. Nêu phâu thuât muộn thi tỷ lệ tử vong từ 2,5 – 10%, ơ bệnh nhân già yếu tỷ lệ tử vong cao hơn.
Hiện nay, thủng tạng rỗng đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học (ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay…) gây nên các ổ viêm loét dạ dày – tá tràng biến chứng dẫn đến thủng tạng rỗng rất nguy hiểm”.
Đối với bệnh lý thủng tạng rỗng do viêm loét dạ dày hành tá tràng, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo:
Khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua … người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện sớm bệnh lý viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, để điều trị tránh biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, xuất huyết dạ dày, ung thư…
Người trẻ tuổi cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và lao động điều độ, xây dựng chế độ ăn nghỉ khoa học, đúng giờ, hạn chế ăn muộn, thức đêm, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là nội soi dạ dày ít nhất 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện, điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày.
Những thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe mà bạn cần thay đổi ngay
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Nhận ra và thay đổi những thói quen xấu sẽ là bước đầu tiên trong lộ trình cải thiện sức khỏe của bạn.
Ăn trong lúc xem TV: Một trong những thói quen xấu phổ biến nhất là vừa ăn vừa xem TV, xem phim trên điện thoại, hoặc bất kỳ hình ảnh nào có thể khiến bạn xao nhãng khỏi việc ăn uống. Thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng ăn vô thức dù không đói, từ đó gây thừa cân, béo phì và các bệnh liên quan.
Ăn thụ động, không tập trung: Một thói quen xấu khác là ăn uống trong khi đang xao nhãng, mất tập trung. Ăn trong khi đang làm việc khác sẽ làm giảm cảm giác thỏa mãn khi ăn và khiến bận không nhận thức được rằng mình đã no.
Ăn vì thấy người khác ăn: Ta thường dễ có xu hướng làm theo những gì người khác làm và ăn uống cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều người sẽ vô thức ăn khi thấy người khác đang ăn, dù bản thân người đó không đói hay thèm ăn.
Chế độ ăn uống kém: Ăn các thực phẩm lành mạnh và hạn chế các thực phẩm không lành mạnh là một cách đơn giản để cải thiện sức khỏe. Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, bánh kẹo, thay vào đó nên bổ sung nhiều rau, củ, quả và nước lọc.
Ăn trong khi đứng: Ăn trong khi đứng là một thói quen đem lại nhiều hệ quả tiêu cực. Ăn trong khi đứng thường khiến bạn ăn nhanh hơn, khiến cơ thể dễ lỡ mất tín hiệu rằng bạn đã no. Ăn trong khi đứng cũng làm tăng nguy cơ khó tiêu, đầy hơi và ợ nóng.
Bỏ bữa: Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, là một thói quen rất phổ biến đối với những người có ý định giảm cân hoặc những người quá bận rộn. Tuy nhiên, thói quen này lại phản tác dụng vì nó khiến cơ thể cảm thấy đói hơn vào bữa ăn tiếp theo, từ đó dễ dẫn đến ăn quá độ. Bỏ bữa cũng khiến cơ thể thiếu năng lượng, làm giảm khả năng tập trung và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
Ăn "sạch bát đĩa": Nhiều người có thói quen cố gắng ăn cho bằng hết thức ăn trên đĩa. Đây là một thói quen tiềm tàng nguy cơ sức khỏe. Tốt nhất là bạn nên dừng ăn khi thấy no, chứ không phải khi đã ăn hết mọi thứ trên bàn ăn.
Ăn theo cảm xúc: Căng thẳng quá độ và những cảm xúc mạnh thường kích thích cảm giác thèm ăn vặt. Đây không hẳn là một thói quen, mà là một phản ứng tâm lý, do đó bạn khó mà kiểm soát được nó. Vì vậy, nếu căng thẳng khiến bạn thèm ăn, hãy ăn những món ăn vặt lành mạnh và ít calo.
Ăn đồ ăn nhanh và đồ ăn mang về: Cuộc sống bận rộn có thể khiến bạn không có thời gian để tự nấu nướng, trong khi đồ ăn nhanh và đồ ăn mang về lại là những lựa chọn vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, các món ăn này thường ít dưỡng chất và nhiều calo hơn, gây nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Ăn trước khi đi ngủ: Ăn trước khi đi ngủ đơn giản sẽ khiến cơ thể nạp vào nhiều calo hơn. Thói quen này sẽ tạo ra một nhịp độ, theo đó bạn ít thấy đói hơn khi thức dậy và thèm ăn hơn vào buổi tối. Vòng lặp này dễ dẫn đến ăn uống quá độ, đặc biệt nếu thứ bạn ăn là những món ăn vặt vô bổ./.
Tìm căn nguyên gây viêm phúc mạc Phúc mạc là một màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể và bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng viêm lớp phúc mạc, nguyên nhân thường do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nấm. Các tạng bị vỡ (thủng) trong bụng hoặc biến chứng của bệnh khác như chấn thương bụng cũng có thể gây...