Học sinh lớp 5 viết văn kể về bản thân thời Cô-vi, đọc đến đoạn tả ĐÔI MẮT mà chị em cười sái quai hàm: Sao giống mình đến thế
Tả đúng không thể tưởng tượng được, nhất là đoạn đôi mắt.
Ở nhà nhiều tháng giãn cách, con người có thể thay đổi ra sao? Nếu bạn vẫn tạm thời chưa nghĩ ra thì đây, hãy tham khảo bài văn miêu tả tường tận khuôn mặt của chính mình thời “Cô-vi” của một học sinh 11 tuổi. Với tính cách hài hước cộng thêm chút ngây ngô, khả năng diễn đạt trôi chảy mạch lạc, thanh niên nhí này đã tạo ra một “áng văn chương bất hủ”, đọc tới đâu đảm bảo cười lăn lộn tới đó.
“Em năm nay 11 tuổi, mặc dù đề bài kêu tả em bé nhưng thời Cô-vi em không gặp được ai hết nên em đành tả mình. Làn da em bóng bẩy và mịn màng. Mái tóc thì 3 tháng có được ra khỏi nhà đâu nên giờ em không biết em là trai hay gái. Đôi mắt em trước kia cũng to tròn nhưng không hiểu vì sao giờ chỉ còn 2 đường kẻ. Mặt em giờ cần lấy compa, mũi là tâm và xoay tròn là ra mặt em. Và đó chính là mặt em bé thời Cô-vi”.
Mái tóc thì 3 tháng có được ra khỏi nhà đâu nên giờ em không biết em là trai hay gái.
Trời ơi đọc sao mà đúng thế. Chẳng phải một trong những nỗi đau khổ của chị em thời Covid là tăng cân hay sao. Quanh quẩn ở nhà, ngủ nhiều, hạn chế di chuyển, hạn chế thể dục thể thao (sợ tiếp xúc đông người), cộng với ăn uống bồi dưỡng để tăng sức đề kháng, hoặc đặt thức ăn qua mạng, ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe như mì gói, đồ hộp (do mua dự trữ quá nhiều)… tăng cân chỉ là chuyện “một sớm một chiều”.
Video đang HOT
Thế nhưng, mấy ai nghĩ ra và miêu tả tường tận lại đầy… hình tượng như cậu bé này. Từ đôi mắt chỉ còn 2 đường kẻ. Rồi khuôn mặt chỉ giờ cần lấy compa, mũi là tâm và xoay tròn là ra mặt em. Phải tinh tế và sáng tạo lắm mới nghĩ ra được chứ đâu phải đùa. Từ đầu đến đuôi câu chữ gãy gọn, khúc chiết, quả là rất có năng khiếu văn chương và cả trình… tấu hài không phải dạng vừa nữa.
Trên thực tế, tình trạng như cậu bé trên không phải ít. Các thống kê cho thấy khi Covid-19 diễn ra, tỷ lệ trẻ em bị thừa cân béo phì có xu hướng tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ – JAMA vào tháng 8/2021, tỷ lệ trẻ 5-11 tuổi thừa cân, béo phì tăng từ 36,2% lên 45,7% sau đại dịch.
Vì vậy, để tránh tình trạng “mắt chỉ còn 2 đường kẻ”, phụ huynh nên cho con thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng để tránh trẻ bị thiếu chất. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động thể chất, chơi các môn thể thao nhẹ trong nhà hoặc ngoài trời.
Cười xỉu với bài văn tả bác hàng xóm của cậu bé cấp 1: Xứng đáng là bài văn "gây thù chuốc oán" từ nhà ra ngõ!
Bài văn hài hước khiến ai nấy cười chảy nước mắt.
Các bài văn miêu tả của trẻ nhỏ dường như luôn đem đến những tràng cười bất tận cho người lớn. Bởi với những suy nghĩ đầy ngây ngô, hài hước, trẻ luôn biến các bài văn của mình thành những tác phẩm siêu thực. Thực đến mức bao nhiêu tật xấu của ông bà, bố mẹ, thầy cô, thậm chí là cả hàng xóm trẻ cũng lôi ra tất tần tật.
Mới đây dân mạng lại truyền tay nhau một bài văn siêu thực, siêu lầy khác của trẻ. Với chủ đề "Tả bác hàng xóm", một cậu nhóc cấp 1 ở quận Cầu Giấy, Hà Nội viết:
"Nhà em có bác hàng xóm tên là Trịnh Minh Tuấn, lần nào em sang chơi bác cũng cho em đồ ăn. Bác năm nay cũng phải đến hơn 40 tuổi rồi. Bác có nước da màu nâu của da trâu.
Bài văn tả bác hàng xóm của cậu bé tiểu học.
Bác hay bảo em "ngăm ngăm da trâu nhìn lâu mới thấy đẹp". Mắt bác to, tròn lấp lánh như hòn bi ve. Mái tóc của bác lúc nào cũng dựng ngược lên như bàn chải đánh giày. Tối nào bác cũng cởi trần ra ban công ngồi rít thuốc lào rồi thở ra khói như Tôn Ngộ Không. Chỉ cần nghe tiếng rít thuốc lào là em biết bác vừa ăn cơm xong.
Bác rất chiều vợ, lúc nào cũng nấu cơm, dọn nhà cho bác gái chứ không lười như bố em chẳng bao giờ giúp mẹ làm việc gì. Bác cũng không bao giờ quát mắng vợ mà toàn bị vợ quát lại.
Em thấy bác hay dạy anh Bin, con trai bác là phải gọn gàng, sạch sẽ nhưng có hôm sang chơi em lại thấy bác lấy dỉ mũi bôi lên tường, có hôm bác còn lấy khăn lau bàn để lau cốc uống trà. Bác làm nghề xe ôm. Em rất yêu quý bác".
Dù câu chốt là "Em rất quý bác" nhưng trước đó, cậu nhóc đã miêu tả bằng loạt hình ảnh cực khó đỡ như "da trâu, bi ve, rít thuốc lào rồi thở ra khói như Tôn Ngộ Không", đã vậy còn hay bị vợ quát! Khổ thân nhất là việc bác Tuấn còn bị cậu nhóc bóc mẽ cả tật... lấy dỉ mũi bôi lên tường.
Nào đã hết, "bóc phốt" hàng xóm chán chê xong, cậu nhóc còn vô tình "bóc phốt" luôn cả người trong nhà khi hồn nhiên kể bác chăm chỉ dọn nhà cho bác gái, chứ "không lười như bố em, chẳng bao giờ giúp mẹ việc gì". Đây quả là bài văn gây thù chuốc oán từ nhà ra ngõ!
Cộng đồng mạng đọc xong bài văn đã không thể nhịn cười vì quá hài hước. Quả thật là trẻ nhỏ ngây thơ, nghĩ gì viết đấy, đôi khi khiến người lớn chỉ muốn độn thổ.
Một số cư dân mạng để lại những bình luận phì cười như: "Bác Tuấn mà đọc bài này xong thì cạch mặt nhé. Tình nghĩa bác cháu khó có bền lâu". Một cư dân mạng khác cũng tiếp lời: "Cả xóm cạch mặt luôn, không có tật xấu gì cháu nó kể hết vào bài văn",...
Tất nhiên đó chỉ là những câu nói đùa, còn thực chất không ai đi chấp nhặt trẻ nhỏ cả. Có lẽ cả bố và hàng xóm của bé trai này đều được trận cười vỡ bụng sau khi đọc bài văn này.
Được biết bài văn này từng được chia sẻ lên mạng xã hội vào năm 2019. Có lẽ vì nó quá hài hước nên mới đây lại được cư dân mạng đào lại và nhận lượt tương tác khủng.
Bé tiểu học viết văn về tình cảm 2 mẹ con, nội dung vỏn vẹn 5 câu mà ai đọc xong cũng cười "bục ruột" Cậu bé viết về tình cảm mẹ con của mình bằng 5 câu văn ngắn gọn, nhưng đọc xong cứ thấy sai sai. Với trí tưởng phong phú, cùng giọng văn thật như đếm, trẻ nhỏ từng cho ra đời nhiều áng văn bất hủ khiến thầy cô và cha mẹ cười lăn lộn. Nếu một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ...