Học sinh lớp 3 nhặt thuốc lá điện tử, cho các bạn hút thử
Một học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Hoàng Liệt ( quận Hoàng Mai, Hà Nội) sau khi nhặt được thuốc lá điện tử đã mang đến lớp.
Một số em sau đó đã tò mò hút thử.
Sự việc được bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Liệt xác nhận với VietNamNet sáng nay.
Cụ thể, theo bà Hạnh, ngày 5/12, 1 học sinh lớp 3A2 nhặt được thuốc lá điện tử và mang đến lớp.
Sau khi ăn bán trú, trong lúc nghỉ giải lao chuẩn bị đi ngủ trưa, một số học sinh cùng lớp tò mò dùng thử hoặc hít phải khói thuốc nên có dấu hiệu buồn nôn.
Khoảng 12h30, nhà trường phát hiện nên cho các em xuống phòng y tế.
Sau đó, nhà trường đã mời phụ huynh cùng lãnh đạo trường đưa các bé dùng thử và hít phải khói thuốc bị buồn nôn, đến bệnh viện Bạch Mai khám.
Bà Hạnh cho hay, nhà trường đã cho 8 học sinh đến viện khám. Trong số này, có 5 em kiểm tra kỹ gồm 1 em hút thử, 4 em nói cho thuốc lá vào miệng ngậm; 3 em còn lại khi đến bác sĩ kiểm tra thì không còn dấu hiệu như các em nói ban đầu.
“Khi các con có biểu hiện buồn nôn, chúng tôi đã cho các con lên viện kiểm tra. Chúng tôi cũng gọi phụ huynh để theo dõi việc kiểm tra cùng với nhà trường. Sau khi khám xong, bác sĩ đã cho tất cả các con về nhà”, bà Hạnh nói.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Bà Hạnh thông tin, qua sự việc này, nhà trường cũng rút kinh nghiệm, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền tác hại của thuốc lá điện tử tới tất cả học sinh; kiểm soát chặt chẽ các con hơn khi ở trường.
Đồng thời, trường tiếp tục phối hợp với phụ huynh tuyên truyền, hướng dẫn và làm gương không cho con nghịch và mang thuốc lá điện tử hay các vật, chất không an toàn tới trường.
Nhà trường cũng bày tỏ mong mỏi các phụ huynh cùng chia sẻ với trường, quan tâm hơn nữa tới các con, để các con đến trường được an toàn nhất.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục tiểu học cho hay, hiện, các trường và gia đình thường chủ quan rằng thuốc lá điện tử là khái niệm hoàn toàn xa lạ với trẻ nhỏ. Vì thế, khi xảy ra các sự việc, ngay cả giáo viên cũng không chắc về triệu chứng và cách xử lý cho phù hợp.
“Thực tế, bản thân tôi biết về thực trạng này từ khá lâu và cũng đã lên tiếng cảnh báo liên tục đến các phụ huynh, học sinh và xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, điều đáng ngại là mọi người khá thờ ơ. Điều tôi lo ngại nhất là sự lan truyền thuốc lá điện tử và các loại ma túy xuất hiện trong thuốc lá điện tử nhanh hơn quá nhiều so với khả năng phòng chống và ứng phó của xã hội.
Khi chúng ta còn thờ ơ, coi là việc của người khác thuốc lá điện tử đã tàn phá giới trẻ khá nghiêm trọng rồi. Ở cấp THCS, THPT, tỉ lệ trẻ sử dụng thuốc lá điện tử tăng nhanh đã là vấn đề, nhưng giờ đây, đã manh nha lan xuống cấp tiểu học. Đừng để khi các trào lưu xấu lan đến từng gia đình thì chúng ta mới giật mình và phản ứng”.
Bà Hương lưu ý, ngoài “học chữ”, việc giáo dục đạo đức, nhân cách của trẻ ở nhiều gia đình bị coi nhẹ quá mức, thậm chí không để ý. “Không được sử dụng đồ của người khác là một trong những phần kiến thức mà cha mẹ cần giáo dục con, nhưng đã không được coi trọng. Vì thế, cảnh trẻ nhặt và sử dụng đồ nguy hiểm không phải hiếm gặp. Kỹ năng sống và bảo vệ an toàn cho chính bản thân của trẻ cũng không được coi trọng giáo dục. Trẻ không có kỹ năng ứng phó với những trường hợp bị rủ rê làm việc nguy hiểm. Vì thế, từ một cháu mang thuốc lá điện tử đến trường, một loạt các cháu khác thử hút và phả khói vào mặt bạn dẫn đến ngộ độc”.
"Đẩy" học sinh đi để "đạt chuẩn quốc gia": Trách nhiệm địa phương đến đâu?
Trước sự việc của trường Tiểu học Hoàng Liệt, TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng nếu cứ đẩy trách nhiệm cho nhà trường, ở góc độ nào đó sẽ khá oan uổng.
Phân luồng học sinh thiếu các biện pháp mang tính kỹ thuật
Sự việc trường tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đột ngột cho chuyển 743 học sinh sang trường khác nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia đã gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng trường học, đặc biệt cấp tiểu học được giao sứ mệnh phổ cập giáo dục. Nhà trường không được từ chối bất kỳ học sinh trong địa bàn tuyển sinh của nhà trường.
Tuy nhiên, việc giảm sĩ số để đạt chuẩn theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ thuộc về trách nhiệm của địa phương. Bởi lẽ, điều tiết học sinh không phải trách nhiệm của riêng nhà trường mà phải của cả địa phương. Trên thực tế, trường học công lập cũng chỉ chủ động được về chuyên môn và hầu như không chủ động được về nguồn nhân lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Phần trách nhiệm của các nhà trường nằm ở việc tư vấn cho địa phương về áp lực sĩ số và công khai, minh bạch các tiêu chí, chất lượng đào tạo với phụ huynh.
"Trường học là đại diện cho học sinh, cho đội ngũ thầy cô giáo thì khi mình đang quá tải cần phải thông báo. Bởi vì tình trạng quá tải quá lâu sẽ dẫn đến cơ thể của trường học đó bị mệt mỏi và bị ốm. Tôi hay dùng từ "sức khỏe trường học" và sức khỏe trường học là cực kỳ quan trọng. Hiện nay không nhiều trường học thực hiện trách nhiệm sẵn sàng công khai, minh bạch cũng như tư vấn cho các cấp quản lý về "sức khỏe" bản thân mình và bởi thế sẽ mất quyền chủ động", PGS.TS Chu Cẩm Thơ phân tích.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ
Nhiều năm nay các trường, các địa phương hướng tới việc xây dựng thành trường chuẩn quốc gia theo các tiêu chí mà Bộ GD-ĐT đã quy định. Chuẩn ở đây được hiểu theo nghĩa là tiêu chuẩn cần thiết để công tác giáo dục có thể triển khai có hiệu quả, an toàn ở trong các trường học.
Sĩ số học sinh là một trong những tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Việc đảm bảo sĩ số vừa đủ để cho môi trường giáo dục an toàn, chất lượng với các học sinh, các thầy cô giáo. Ngay cả giáo viên cũng cần phải có một môi trường lao động để đảm bảo sức lao động và sáng sáng tạo cho công tác giảng dạy.
"Tôi lấy làm tiếc trong cách xử lý tình huống và điều tiết phân luồng học sinh mà hoàn toàn không nhìn thấy các biện pháp mang tính kỹ thuật. Trường học sẽ không thể làm được nếu như không đặt trong mạng lưới quy hoạch và điều tiết chung của địa phương. Các địa phương khi làm quy hoạch các trường lớp phải hướng tới trong một khoảng thời gian dài", PGS. TS Chu Cẩm Thơ đề cập sự việc tại trường tiểu học Hoàng Liệt.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường công lập cùng được đầu tư của Nhà nước và cùng có sứ mệnh để thực hiện phổ cập giáo dục. Về nguyên tắc, cơ quan quản lý của địa phương, cụ thể phòng Giáo dục và đào tạo quận, phải đảm bảo chất lượng của các trường cùng trên địa bàn tương đương cả về cơ hội học tập cũng như chất lượng giáo dục học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành việc kiểm định chất lượng 4 mức độ và có lộ trình đến với mục tiêu các trường tự đánh giá mình, để có chiến lược nâng cao chất lượng của mình lên, đáp ứng sứ mệnh được giao. Khi đạt được kiểm định chất lượng mức độ 2 trở lên, Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố có thể công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1.
Có những trường nợ chuẩn cả chục năm trong khi kiểm định chất lượng chỉ có thời hạn 5 năm. Kiểm định chất lượng sinh ra để duy trì chất lượng hệ thống. Đây là một bài toán mang tính quản lý và cũng cho thấy là trách nhiệm của địa phương chưa được như cam kết đối với nhân dân và đối với xã hội - PGS.TS Chu Cẩm Thơ nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, bà Chu Cẩm Thơ cũng lưu ý áp lực từ phụ huynh học sinh trong câu chuyện tạo nên khó khăn cho việc đạt chuẩn sĩ số học sinh trong việc chọn trường, chọn lớp, chọn giáo viên.
Giải pháp nào cho việc giảm sĩ số học sinh?
Ở những địa bàn tập trung đông dân cư và áp lực tăng lên không ngừng, theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, sẽ cần những giải pháp thuộc về cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ngắn hạn được thể hiện bằng việc để cho các học sinh được quyền học trong lớp đạt chuẩn. Giải pháp này ngành giáo dục ở nhiều quận, huyện trong thời gian dài đã cố gắng thực hiện như mượn phòng học, tổ chức điểm học lẻ.
Biện pháp trung hạn nằm ở việc phát triển hài hòa các điểm trường trên quỹ đất sẵn có hoặc là chuyển đổi. Đương nhiên, hệ thống này cần phải quy hoạch không phải chỉ có tiểu học, mẫu giáo mầm non mà còn cả những trường trung học phổ thông, trung học dạy nghề để có cả hệ thống. Các quận nội thành thiếu quỹ đất nhưng không phải là không thể làm được.
Về dài hạn, việc đạt chuẩn cần trở thành bắt buộc với các nhà làm giáo dục. Nếu như các địa phương quyết liệt và có biện pháp kỹ thuật mềm dẻo mới làm tốt được công tác giáo dục. PGS.TS Chu Cẩm Thơ lấy ví dụ từ giáo dục quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, Hà Nội trong việc làm cho chất lượng của các trường học mới xây dựng và các trường học đã có dần dần đều được nâng lên và tương đương nhau để người dân yên tâm trong việc cho con mình vào học.
"Nếu không xây dựng các trường trong cùng địa bàn có chất lượng tương đồng thì đương nhiên là họ bao giờ cũng phải lựa chọn nơi tốt hơn rồi. Quyền được lựa chọn học tập thuộc về người dân và điều này không phải chỉ có Việt Nam. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia có tình trạng phải đóng cửa trường khi không có học sinh đến học", bà Chu Cẩm Thơ phân tích thêm./.
Hàng trăm học sinh bất ngờ bị chuyển đi để trường 'đạt chuẩn quốc gia', hiệu trưởng nói gì? Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai) liên quan tới sự việc hàng trăm phụ huynh có con học tại đây bất ngờ nhận thông báo từ năm 2022-2023, con của họ sẽ bị chuyển sang trường khác. Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - hiệu trường Trường tiểu học Hoàng Liệt - trao đổi...