Học sinh lớp 11 sáng chế mô hình ‘Hệ thống cảnh báo, dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư’
Trước thực trạng có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy chung cư, 2 học sinh lớp 11 ở Sóc Trăng đã nghiên cứu, cho ra đời ‘Hệ thống cảnh báo, dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư’.
Nói về đề tài của mình, em Lâm Bảo Trân, học lớp 11A1 Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ, theo thống kê, từ tháng 2/2022 đến tháng 10/2023, toàn quốc xảy ra hơn 1.000 vụ cháy. Chỉ trong tháng 1/2024, toàn quốc xảy 376 vụ cháy, nhiều người tử vong, thiệt hại tài sản hơn 73 tỉ đồng. Trong đó, cháy chung cư gây thiệt hại nặng nề về người lẫn tài sản là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất về chủ đề PCCC. Vì vậy, em và bạn Lâm Hùng Vĩ (lớp 11A8) đã nghiên cứu, cho ra đời: “Hệ thống cảnh báo, dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư”. Qua thử nghiệm, chúng em thấy đề tài bước đầu thành công và đưa tham dự Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, được giải Nhì (không có giải Nhất).
Hai em Lâm Hùng Vĩ và Lâm Bảo Trân bên hệ thống cảnh báo, dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.
Thuyết minh về đề tài, em Lâm Hùng Vĩ cho biết, thiết bị do nhóm các em sáng tạo có các chức năng như: cảnh báo các vụ cháy qua nhận diện tín hiệu cảm biến, thông báo điều hướng cho người dân nắm rõ tình hình; dò tìm các nạn nhân còn sống sót, mắc kẹt trong phạm vi từng phòng thông qua cảm biến nhận diện con người, nút cảm biến nhiệt độ cao và nút khẩn cấp ở phạm vi từng căn hộ.
Hệ thống cảnh báo được thực hiện ở khu chung cư có nhiều tầng, nhiều phòng. Mỗi phòng sẽ được gắn một bộ cảm biến (trên trần, ở tường trong và ngoài nhà) có kết nối wifi với thiết bị khác ở bộ phận quản lý chung cư hoặc kết nối với điện thoại thông minh của người sử dụng thiết bị. Khi xảy ra cháy, nếu có người ở trong nhà, bộ thiết bị sẽ nhận diện nạn nhân đang ở trong phòng hay ở ngoài và sẽ tự động phát sáng. Đồng thời hệ thống sẽ chuyển thông tin về nạn nhân, số phòng, tầng nào… để bộ phận quản lý chung cư, lực lượng PCCC&CNCH hộ biết, từ đó tiến hành giải cứu nạn nhân khỏi khu vực nguy hiểm.
Một số hình ảnh của hệ thống.
Trường hợp khác, khi xảy ra sự cố, nếu bị mắc kẹt bên trong mà nhà có gắn thiết bị cầu cứu khẩn cấp, nạn nhân chỉ cần nhấn nút kêu cứu thì lực lượng cứu hộ sẽ ngay lập tức phát hiện vị trí nạn nhân bị mắc kẹt. Thiết bị cũng có hệ thống loa nên lực lượng cứu hộ có thể động viên, hướng dẫn nạn nhân các bước xử lý ban đầu để thoát khỏi nguy hiểm, chờ lực lượng cứu hộ đến hỗ trợ.
Video đang HOT
Mục tiêu đề ra của hệ thống là kết nối ổn định với database (lưu trữ dữ liệu trên trang web) thông qua Internet từ bộ phát wifi 4G; hệ thống phát loa, đèn cảnh báo ổn định; hiệu suất cao trong truyền đạt thông báo, độ trễ lớn nhất ghi nhận được là 6 giây; bảng hiện thị thông tin thu thập được trực quan, dễ kiểm soát; phần cứng được thiết kế tối ưu cho sản xuất hàng loạt; bảng điều khiển dạng Web sử dụng thuận tiện, dễ dàng truy cập từ xa bởi người dùng.
Em Lâm Bảo Trân cho biết thêm, thiết bị do các em sáng tạo nhận diện được người còn sống ở quy mô từng căn hộ trong thời gian thực; phát loa hướng dẫn thoát hiểm đến từng căn hộ có người còn sống liên tục trong lúc có cháy; người dân dễ dàng báo cáo tình trạng khẩn cấp ngay lập tức với đội bảo vệ qua nút nhấn báo khẩn cấp; thiết bị giám sát nhiệt độ môi trường ở từng phòng, giúp đội cứu hộ chuẩn bị tốt phương án giải cứu cũng như khu vực ưu tiên giải cứu. Hệ thống đảm bảo các yếu tố cần có như: ổn định và tin cậy; giá thành phù hợp để tất cả các chung cư dễ dàng trang bị; thiết bị có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng sử dụng. Giá thành một bộ thiết bị khoảng 2 triệu đồng.
Theo Thượng tá Bùi Văn Hồng, Phó trưởng Phòng Cảnh PCCC&CNCH Công an tỉnh Sóc Trăng, qua thử nghiệm, hệ thống báo cháy của các em đạt các kết quả như sau: Hệ thống nhận diện được người bị nạn mắc kẹt một cách chính xác, giúp xác định chính xác vị trí nạn nhân trong đám cháy; phát hiện chính xác, nhanh khu vực xảy ra cháy nổ; giúp người quản lý tòa nhà thông báo cho các khu vực bị xảy ra sự cố để thông báo cho các khu lân cận biết và xử lý.
Bên cạnh đó, hệ thống này sử dụng app thuận lợi cho người quản lý, không nhất thiết phải thường trực tại vị trí mà đi đâu cũng có thể biết, nắm được có xảy ra sự cố cháy nổ trong tòa nhà hay không. Hệ thống sử dụng mạng wifi, nhưng để phòng ngừa trường hợp bị mất điện khi xảy ra cháy nổ, các em đã sáng tạo thiết bị sử dụng nguồn điện dự phòng để cung cấp mạng wifi đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định.
“Chúng tôi đánh giá mô hình này rất hay, có sáng kiến mới trong việc lập trình, tạo ra hệ thống báo cháy tìm người, xác định vị trí nạn nhân khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đây cũng là mô hình rất thực tế, giúp lực lượng PCCC&CNCH khi đến hiện trường xác định được sự cố cháy nổ, xác định nhanh, chính xác nhất nơi các nạn nhân bị mắc kẹt trong đám cháy để tiếp cận sớm nhất, đưa nạn nhân thoát ra ngoài an toàn”, Thượng tá Bùi Văn Hồng cho hay.
Vợ chồng trẻ thu nhập 20 triệu/tháng vẫn mua được nhà tiền tỷ
Cuộc sống sau khi kết hôn phải lo đủ điều, đặc biệt là tài chính. Có nhiều cặp đôi tính toán rất khéo, dù thu nhập không cao nhưng vẫn có khả năng tích lũy được tài sản có giá trị cao như nhà cửa.
Vợ chồng trẻ Hiền Nguyễn (1996, Nam Định) và Thanh Sơn (1992, Hải Phòng) sau khi kết hôn được 2 năm đã có cho mình khoản tài sản đầu tiên: Một căn chung cư cũ rộng 42m2, giá mua vào hơn 1,2 tỷ đồng. Căn hộ có 2 phòng ngủ, 1 vệ sinh, 1 khách và bếp thông nhau. Nội thất không có gì đặc biệt nhưng là tổ ấm mà gia đình Hiền Nguyễn tự tay vun đắp và vô cùng trân trọng.
Căn chung cư của gia đình Hiền Nguyễn ở Hải Phòng. (Ảnh NVCC)
Điều đặc biệt ở đây, là căn hộ được mua khi tổng thu nhập của cặp đôi chỉ 20 triệu/tháng. Lúc mới cưới nhau, Hiền cho biết công việc của cô là công chức nhà nước tháng lĩnh đều 7 triệu đồng. Khoản thu chính trong gia đình đến từ anh chồng Thanh Sơn với mức lương của một nhân viên kỹ thuật điện máy. Ngoài khoản lương cứng thì Sơn còn nhận thêm khoản trợ cấp hàng tháng, giao động thu nhập mỗi tháng từ 13-15 triệu đồng.
Kế hoạch mua nhà được đặt ra từ trước khi cưới, lúc cặp đôi mới yêu nhau được hơn 1 năm. Thời điểm vừa kết hôn xong, Hiền Nguyễn cho biết: "Tụi mình đã tính toán rất nhiều, công khai thu nhập với nhau từ lúc có ý định về chung một nhà. Dù biết rất khó để tích lũy tiền mua chung cư, nhưng vì sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng thì thành quả đầu tiên cũng đã đạt được."
Chán cảnh nhà thuê, vợ chồng trẻ bỏ phố về quê mua nhà
Vợ chồng Hiền và Sơn kết hôn từ năm 2019, sau hơn 2 năm cưới thì mua được căn nhà đầu tiên. Tuy nhiên, hơn 70% giá trị căn nhà (khoảng 850 triệu đồng) là khoản vay: "Có những khoản vay có lãi, có khoản thì không."
Trong quá trình tích lũy tiền để mua được nhà, Hiền chia sẻ cô gặp rất nhiều khó khăn: "Không chỉ là việc tính toán chi tiêu cho một người nữa. Mình còn phải cân đo đóng đếm từng đồng lương mà cả 2 kiếm được." Theo đó, Hiền cho biết đã quản lý cả tiền lương của chồng từ thời chưa cưới.
"Trước khi cưới, tụi mình đều làm việc ở Hà Nội và cùng ở nhà thuê. Đến khi về ra mắt gia đình và có ý định kết hôn, cả 2 dọn về ở chung để tiết kiệm chi phí. Lúc đó cũng chưa ai nghĩ đến việc bỏ phố về quê làm việc vì còn nhiều hi vọng gửi gắm Hà Nội lắm! Nhưng sau khi kết hôn, chồng mình bị buộc phải chuyển công tác về Hải Phòng vì một số lý do riêng. Bao dự định của tụi mình khi đó đều phải ngưng lại. Chồng mình về quê trước, mình theo sau."
Ở quê được khoảng 6 tháng, cả Hiền và Sơn đều thấy: "Sao ở quê bây giờ sướng thế!". Không phải bon chen vào giờ cao điểm, ăn uống tiết kiệm hơn bất ngờ, những chi tiêu lặt vặt khác cũng gần như không còn. Hơn hết là "không phải chịu cảnh mưa lớn thì ngập nhà, hay thi thoảng còn có trộm như lúc còn ở Hà Nội nữa." - những trải nghiệm có thể nói là ám ảnh với Hiền Nguyễn lúc còn ở nhà thuê. Đây cũng là lý do chính khiến cho cả Hiền và Sơn quyết tâm phải mua được nhà sau khi cưới.
Vay nợ mua nhà không phải quyết định "một sớm một chiều"
Để đi đến quyết định vay nợ mua nhà, cả Hiền và Sơn đều nhận được sự ủng hộ và động viên từ gia đình 2 bên: "Lúc hỏi cưới mình, nhà chồng có hứa là sẽ cho của hồi môn lớn để dành mua nhà. Vì gia cảnh hai bên cũng không phải quá tốt, nên mình cũng không đòi hỏi cưới xong là phải có nhà luôn. Sau khoảng 2 năm kết hôn, bằng tất cả số tiền tích lũy được, tụi mình xuống tiền để mua trả góp căn chung cư này. Việc mua nhà ở quê cũng đỡ vất vả hơn so với việc mua nhà ở Hà Nội".
Trải qua sự tính toán kỹ càng và nhiều năm tích lũy tiền bạc của cả 2, vợ chồng Hiền bỏ ra khoảng 30% giá trị căn nhà (khoảng 350 triệu đồng).
Tính toán tài chính thật kỹ trước khi mua nhà. (Ảnh minh họa)
"Vì thu nhập không cao, mà còn phải trang trải cuộc sống ở thành phố lớn nên số tiền tụi mình góp lại được không nhiều. Trong 350 triệu này còn có hơn 100 triệu tiền quà cưới, 250 triệu được lấy ra từ sổ tiết kiệm của cả hai. Tụi mình cũng chừa lại khoảng 25% tiền tiết kiệm để phòng trừ rủi ro. Còn lại thì rút hết. Hơn 850 triệu còn lại, có của gia đình 2 bên hơn 400 triệu, bạn bè giúp đỡ thêm khoảng 50 triệu nữa. Số còn lại tụi mình vay ngân hàng và trả góp trong 10 năm. Số tiền bố mẹ giúp đỡ thì không có gánh nặng về lãi suất cũng như thời gian trả nợ nên tụi mình dễ thở hơn nhiều."
Theo đó, tổng số tiền nợ hàng tháng mà gia đình Hiền phải trả khoảng 8 triệu đồng: Hơn 6 triệu tiền ngân hàng và 2 triệu trả góp cho bạn bè. Với thu nhập ban đầu hơn 20 triệu/tháng, dành 30% để trả nợ cũng là một con số nằm trong khả năng của gia đình Hiền. "Thu nhập hiện tại của chồng mình cũng đã cao hơn, mình thì vẫn vậy nhưng lại có thời gian chăm sóc gia đình. Đây cũng là điều khiến mình hài lòng với công việc nhà nước này."
Tuy thu nhập không quá cao nhưng với mức chi tiêu ở quê cũng khiến cuộc sống gia đình Hiền khá dễ thở: "Chưa có con cái gì nên tụi mình chi tiêu cũng hạn chế. Không cần phải đóng tiền nhà nhưng những khoản như điện nước, wifi, đám đình... chiếm khoảng 2 triệu/tháng. Tiền ăn cho 2 vợ chồng 3,5 - 4 triệu/tháng, đây là số tiền đã tính cả ăn ngoài. Gia đình nội ngoại không cần hỗ trợ nhiều nên chỉ tốn kém tiền quà cáp mỗi dịp lễ tết. Số tiền còn lại mình vẫn tính toán làm sao bỏ thêm vào tiết kiệm và phát sinh ngoài ý muốn. Dự định 2 năm nữa mới có con nên tụi mình vẫn cố gắng gia tăng thu nhập và tiết kiệm nhiều hơn."
Từ khi có một căn nhà thuộc về riêng mình, Hiền Nguyễn cảm thấy dù có nợ cũng vẫn xứng đáng: Một nơi đủ an toàn che mưa che nắng, che cả những muộn phiền ngoài kia mỗi khi bước qua cánh cửa nhà!
Cận Tết hội chị em gặp shipper ngày chục lần mà quen mặt Cảnh các anh chàng shipper liên tục xuất hiện trước cửa dịp cận Tết đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với nhiều chị em đam mê mua sắm online. Mới đây, tài khoản TikTok H.M đã chia sẻ lại câu chuyện thú vị của bản thân trong cuộc sống kèm với dòng trạng thái: "Ngày gặp shipper 80 lần, riết rồi...