Bên nhau từ thuở cơ hàn, vợ chồng tỉnh lẻ mua chung cư Hà Nội năm 25 t.uổi
Bên nhau từ thuở tay trắng, vợ chồng Hoa từng có quãng thời gian khó khăn khi ở phòng trọ 9m2, chỉ đủ kê chiếc giường, một tủ quần áo.
Nên duyên từ thời tay trắng
Minh Hoa (26 t.uổi, quê Hải Phòng) quen Mạnh Sơn (25 t.uổi, quê Nam Định) khi chung lớp học thời sinh viên. Với thành tích học tập tốt, Hoa tốt nghiệp sớm hơn 1 năm so với dự kiến. Thời điểm đó Sơn phải học thêm 1 năm nữa mới ra trường. Kế hoạch cuộc đời họ thay đổi khi Hoa có bầu, cả hai về chung một nhà trong tâm thế hoang mang xen lẫn lo lắng.
“Sáng ngày mình nhận bằng tốt nghiệp thì phát hiện có bầu, lúc đó cũng rất hoang mang, lo sợ. Sơn còn phải đi học thêm 1 năm nữa mới tốt nghiệp, bản thân vừa ra trường, sự nghiệp thì chưa có. Đắn đo sau 3 ngày, Sơn quyết định sẽ nói chuyện với bố mẹ để hai đứa tiến tới hôn nhân”, Hoa cho biết.
Thời điểm mới cưới, để tiết kiệm chi tiêu, Hoa và chồng vẫn ở tại nơi từng thuê hồi sinh viên. Đó là dãy nhà trọ cấp 4, sâu trong con ngõ hẹp, chỉ rộng vỏn vẹn 9m2, vừa đủ kê 1 chiếc giường, 1 tủ quần áo. Thậm chí, khu vực nhà vệ sinh bên trong cũng xây dựng theo kiểu cũ, chỗ nấu ăn chung với cả xóm trọ.
Vợ chồng Hoa từng ở phòng trọ chỉ vỏn vẹn 9m2
Trong suốt thời gian mang bầu, Hoa tiết kiệm chi li từng mớ rau, con cá. Thức ăn được ông bà hai bên hỗ trợ, gửi lên từ quê. Hoa nhớ thời gian mang bầu, cô không dám đi siêu âm màu vì không đủ t.iền.
“Mình khám thai theo bảo hiểm y tế nên chưa lần nào dám bỏ t.iền siêu âm màu. Khi mang bầu tới tháng thứ 9, tụi mình thuê được căn chung cư giá 3 triệu đồng, với điều kiện trong hợp đồng là khi nào chủ nhà đòi nhà thì phải trả ngay.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lúc mình sinh bé xong được được 10 ngày thì chủ nhà lấy lại nhà, và tụi mình phải chuyển nhà đi ngay tối hôm đó”, Hoa kể.
Sau khi tốt nghiệp, Sơn vào làm nhân viên văn phòng cho một tập đoàn phân phối thực phẩm. Để có t.iền trang trải và nuôi con, ngoài giờ, ông bố trẻ tranh thủ nhận giao hàng và chạy xe ôm công nghệ. Hai vợ chồng Hoa cân đối chi phí trong quá trình nuôi con, tiết kiệm tài chính bằng cách săn mã giảm giá.
“Công việc khá nhàn nên chồng mình tranh thủ tìm hiểu và đầu tư chứng khoán. Ngoài ra nếu tháng nào phát sinh thêm t.iền con ốm, thuốc, đám cưới,…. anh vẫn tiếp tục chạy giao hàng để có thêm thu nhập.
Thời điểm sinh em bé, mọi thứ từ máy giặt, ti vi, điều hòa, lò vi sóng, bình nóng lạnh đều không có. Mục tiêu ban đầu của cả hai phải mua đủ đồ sinh hoạt trước mắt.
Khoảng nửa năm sau, tụi mình mua đủ đồ và trả góp xong mọi vật dụng. Lúc này chúng mình tiến đến mục tiêu cao hơn là mua nhà“, Hoa cho hay.
Video đang HOT
2 vợ chồng Hoa nhiều lần chuyển trọ trước khi mua nhà
Công thức “bí mật” giúp mua nhà t.uổi 25
Ngoài khoản tiết kiệm cố định hàng tháng, Hoa đặt ra nguyên tắc nhỏ trong việc mua sắm: “Ví dụ mình mong muốn mua món đồ 200 ngàn, mình sẽ suy nghĩ và cân nhắc rất lâu. Khi không mua nữa, thì mình sẽ bỏ tiếp 200 ngàn đó vào khoản tiết kiệm. Cứ như vậy, mình hạn chế được nhiều chi tiêu.
Mình cũng ít mua sắm đồ hãng. Mình sắm cho con 2 – 3 bộ mặc đi chơi, đi tiêm, vì lúc đó con còn nhỏ, ra ngoài ít. Còn lại đồ mặc ở nhà đa phần mình đều mua online, vải cotton, giá giao động chỉ 50 ngàn/bộ nếu biết cách săn sale.
Mình tham khảo hội mẹ bỉm sữa để biết món đồ gì không cần thiết, tránh gây lãng phí. T.iền tiết kiệm chúng mình bỏ một phần mua vàng để gia tăng khoản t.iền”, Hoa chia sẻ.
Tháng 2/2020, Hoa mang bầu em bé thứ hai. Khi đó, dù cả hai vợ chồng chưa đủ tài chính nhưng cô vẫn quyết định mua lại căn nhà cũ của người quen vì giá khá “mềm”.
“Mình vay của họ hàng 500 triệu mới đủ t.iền mua nhà chứ cũng đủ hết tất cả. Và tụi mình đã ở căn nhà đó, trong tâm thế không thể sắm sửa gì, cũng giống y như thời trọ: Không sửa sang, không sàn gỗ, không trần, không lắp tủ vì gần như cạn kiệt tài chính“, Hoa nhớ lại.
Căn chung cư đầu tiên vợ chồng Hoa mua vào năm 2020
2 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Hoa tìm cách cải thiện thủ nhập bằng việc bán hoa quả cho khắp các chung cư trong thời điểm giãn cách. Đến tháng 4/2022, thấy ngôi nhà đang ở bán “được giá”, Hoa bàn với chồng thay đổi kế hoạch.
“Mình quyết định bán nhà cũ và tiếp tục mua một căn cũng ở chung cư ở Hà Đông với giá 1,3 tỷ. Nhà mới rộng hơn nhà cũ 10m2 và có thêm 1 nhà vệ sinh, vì nhà cũ có 1 WC cũng khá bí bách.
Thực ra cả hai vợ chồng đều cân nhắc có nên bán để mua chung cư khác hay không. Nhưng kinh tế gia đình ở thời điểm đó khá eo hẹp, cộng với các yếu tố như gần trường mẫu giáo con, gần chợ, gần ga đường sắt trên cao thì mua chung mới là lựa chọn tốt hơn cả”.
Mua nhà xong, Hoa bắt tay vào cân đối chi phí sửa chữa. Do chi phí thi công cao nên cả hai vợ chồng đều tự sắm sửa từ chi tiết, từ bồn rửa bát, bóng đèn, cho tới sàn gỗ.
Cô và chồng đã đi 25km ra tận các xưởng ở Hoài Đức, hỏi giá cả từng loại mét gỗ, xem tủ bếp, tủ giường nên tiết kiệm chi phí nhất có thể. Ngay cả sàn nhà, Hoa không thuê trọn gói, mà thuê thợ lẻ, tự mua xốp lẻ, gỗ lẻ. “Chúng mình đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức, lặn lội tới các xưởng, mặc cả để có được mức giá tốt nhất, phù hợp với tài chính”, Hoa nói.
Hoa bán nhà cũ, mua căn chung cư rộng rãi hơn
Bước vào căn nhà thơm mùi gỗ mới, từng góc nhỏ đều dồn tâm huyết thiết kế, Hoa hạnh phúc với thành quả mãn nguyện ở t.uổi 25. Song, cô cho rằng yếu tố để thành công là tinh thần nỗ lực và sự đồng lòng của hai vợ chồng.
“25 t.uổi mà mới có nhà nhỏ ở ngoại thành, xa trung tâm, hơn nữa nợ chưa trả hết thì cũng chưa dám gọi là thành công. Chúng mình là những người rất bình thường, chỉ có điều luôn nỗ lực, cố gắng yêu thương, vun vén cho gia đình thôi.
Lấy nhau hơn 4 năm nhưng hai vợ chồng chưa một lần cãi vã. Chồng là người nấu cơm, rửa bát, chăm sóc con cái đêm hôm ốm đau. Nên với vợ chồng trẻ, nên mua nhà hay không , t.uổi nào không quan trọng. Quan trọng, bạn thấy hạnh phúc khi làm việc đó hay không. Thời điểm huê căn nhà trọ chỉ 9m2, chúng mình vẫn rất vui vẻ. Giờ có nhà rồi niềm vui vẫn vậy”, Hoa bộc bạch.
Bảng chi tiêu 500 triệu/tháng của gia đình Hà Nội gây chú ý: Lãng phí hay biết hưởng thụ?
Bảng chi tiêu tháng nào cũng khoảng 500 triệu đồng cho gia đình nhỏ 5 người, sống ở một chung cư Hà Nội đã thu hút chú ý của dư luận.
Bảng chi tiêu 500 triệu/tháng gây chú ý
Chi tiêu của mỗi gia đình là chuyện "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Tùy theo điều kiện kinh tế và quan niệm của gia đình, đặc biệt là người tay hòm chìa khóa mà mỗi nhà sẽ có một mức chi tiêu khác nhau. Cùng sống ở thành phố, có nhà 20 - 30 triệu mới đủ, nhưng cũng có nhà hơn 10 triệu là vun vén được rồi.
Cá biệt như gia đình chị Võ Thu H. (36 t.uổi) ở Hà Nội, mỗi tháng phải tiêu không dưới 500 triệu đồng. Chia sẻ với Dân Trí, chị H. cho rằng với khoản tiêu nửa tỷ đồng/tháng dành cho gia đình 5 người, nhà chị chi tiêu không cần phải nghĩ.
Chị H. và chồng là dân kinh doanh, sở hữu nhiều bất động sản. Anh chị có 3 con, các bé đều được cho học trường quốc tế. Ngoài ra, các con của chị H. còn học vẽ, học nhảy, học nghệ thuật, học bơi, học tiếng Anh... để được phát triển toàn diện. T.iền học của các bé khoảng 80 triệu/tháng.
Bảng chi tiêu mỗi tháng hết nửa tỷ đồng của nhà chị H. (Ảnh: T.T)
Chi phí cho thực phẩm nhà chị H. rơi vào khoảng 60 triệu đồng. Chị H. thường mua thực phẩm nhập khẩu về cho gia đình, từ hoa quả, thịt, cá cho đến những món ăn vặt, bánh kẹo của nước ngoài với giá thành cao. Chị H. cho biết mỗi lần đi siêu thị, chị tiêu vài ba triệu là thường.
Gia đình chị H. cũng thường đưa các con đi ăn hàng vài ba lần và mua sắm đồ chơi, sách vở. Tổng cộng số t.iền chi ra không dưới 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, do gia đình ở chung cư nên cũng tốn phí gửi xe, xăng... khoảng 5 - 6 triệu đồng.
Như vậy, riêng t.iền ăn cho gia đình, t.iền học của các con và một số chi phí cơ bản, mỗi tháng nhà chị H. tiêu khoảng 200 triệu đồng.
Chi phí còn lại là chị chi dùng cho việc tạo dựng, duy trì các mối quan hệ kinh doanh, ngoại giao. Chị H. tiết lộ, tuần nào chồng chị H. cũng đãi khách ăn uống khoảng 3 lần, mỗi bữa tiệc "bèo" cũng 5 - 10 triệu, còn có bữa chi phí lên tới cả trăm triệu.
Gia đình chị H. hay ăn nhà hàng, đãi tiệc khách khứa với chi phí từ hàng chục đến cả trăm triệu. (Ảnh: T.T)
Chi phí du lịch của gia đình trẻ cũng rất lớn, đi cả nước ngoài và trong nước. Sở thích đi du lịch được duy trì từ khi họ mới hẹn hò đến giờ. Chị H. kể trên Dân Trí: "Có thời điểm, chúng tôi đi du lịch 25 ngày trong một tháng. Nhiều khi đi chơi nhưng cũng tiện thể tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài ra, chúng tôi cũng tranh thủ đưa các con đi trải nghiệm, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng".
Chị H. cũng mua sắm cho mình và gia đình đồ hiệu, thiết bị tiện ích, phụng dưỡng cha mẹ... Khoản chi này nhiều khi ngẫu hứng, không cố định nên không được kê vào trong bảng chi tiêu 500 triệu/tháng của gia đình.
"Quan điểm của chúng tôi là đằng sau những giờ phút làm việc vất vả, chúng tôi cần có sự hưởng thụ tương xứng. Bản thân tôi cũng muốn con cái mình có được cuộc sống và những trải nghiệm tốt nhất", chị H. nói và khẳng định, con số trên phù hợp với thu nhập của gia đình mình.
Dân mạng tranh luận: Lãng phí hay biết hưởng thụ?
Trước bảng chi tiêu hàng tháng với số t.iền ngang với gia tài của nhiều người, dư luận xôn xao bàn luận. Rất nhiều người đồng tình với chị H., cho rằng t.iền kiếm ra cần phải được tiêu thì mới tạo động lực sống, thúc đẩy sáng tạo và năng lượng tích cực.
- "Câu trả lời cho thắc mắc t.iền nhiều để làm gì là đây! Để cuộc sống hàng ngày dễ thở, nhẹ đầu, không phải tính toán kiểu sáng mai ăn gì, trưa nay ăn gì, có nên mua cái này cái kia không... Nếu có điều kiện như gia đình chị ấy, tôi cũng sẽ tiêu như vậy! Cuộc sống phải hưởng thụ chứ, giữ khư khư t.iền mãi cũng chắng để làm gì" - Nam Tran.
- "Hãy để đồng t.iền phục vụ mình chứ không nên làm nô lệ cho đồng t.iền. Tiêu được thì sẽ kiếm được thôi. Thu nhập họ phải rất tốt họ mới có thể tiêu như vậy. Hãy mừng vì xã hội có thêm những người giàu từ bàn tay khối óc. Đó là động lực của xã hội, chứ làm nhiều t.iền xong cất két sắt thì sao thúc đẩy tiêu dùng?" - Linh Chi.
Bên cạnh đó, cũng có người "chất vấn" chị H. một số khoản trong bảng chi tiêu, hoặc cảm thấy cách tiêu dùng như trên có phần lãng phí.
- "Một tháng tiêu của gia đình này bằng lương công chức mình 5 năm. Nghĩ mà buồn."- Phùng Đình Dũng
- "Chủ yếu nặng khoản đi học của các cháu nhỏ. Khoản chi tiếp khách đối ngoại (cái này nhằm đem lại sự suôn sẻ trong làm ăn) nên tính là phần chi tiêu của doanh nghiệp do gia đình đang quản lý chứ đưa vào chi tiêu riêng nghe to tát quá!" - Tea Bee
- "Tiêu 50k/ngày thì khó chứ tiêu 500 triệu/tháng thì dễ ợt à. T.iền kiếm đâu ra để tiêu mới là vấn đề. Có lẽ gia đình chị nên có quỹ dự phòng rủi ro, tiết kiệm chút đỉnh thay vì tiêu hoang thế. Không phải lúc nào công việc kinh doanh và sức khỏe cũng suôn sẻ hết". - Võ Ngọc Tú
Dọa bạn gái, nam thanh niên đốt tủ quần áo làm cháy căn hộ chung cư 23h ngày 25-9, tại tòa nhà chung cư tái định cư NOCT, tổ 14, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã xảy ra vụ hỏa hoạn tại tầng 7. Thông tin ban đầu xác định do một nam thanh niên đốt tủ quần áo trong phòng ngủ. Chỉ huy CAQ Nam Từ Liêm thông tin, 23h ngày 25-9, đơn vị...