Học sinh Indonesia trèo lên cây học trực tuyến
Đối với những người nghèo ở Indonesia, việc học từ xa trở nên khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thậm chí, nhiều em phải trèo lên cây để học từ xa.
Hơn 100.000 người học trực tuyến bằng nền tảng Make in Vietnam
Sự ra đời của các nền tảng học trực tuyến Make in Vietnam mang tới một công cụ đắc lực giúp mọi người có thể học ở bất cứ nơi đâu, nhờ vậy rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Cùng với sự phát triển của công nghệ và Internet, học trực tuyến hay E-learning đã ra đời và trở thành một xu hướng tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
So với cách học thông thường, học trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, làm tăng hứng thú học tập nhờ khả năng tương tác tốt cũng như sự xuất hiện các bài giảng trực quan, sinh động...
Đón đầu xu hướng này, một số mô hình đào tạo trực tuyến đã ra đời tại Việt Nam và được cộng đồng giáo viên, học sinh, phụ huynh đón nhận tích cực. Trong đó, Vuihoc.vn được đánh giá là một trong những nền tảng tự học online tốt nhất hiện nay. Đây là sản phẩm của một nhóm start-up trẻ trong nước phát triển.
Học trực tuyến là xu hướng học tập mới nhằm xóa đi rào cản về khoảng cách, trình độ giáo viên và cơ sở vật chất giữa các địa phương. Ảnh: Trọng Đạt
"Bài toán" khó từ cảnh học sinh gò mình trong lò luyện
Tháng 9/2018, những người sáng lập của dự án Vuihoc.vn họp mặt. Họ nhận thấy giáo dục trực tuyến là một thị trường tiềm năng ở Việt Nam và đang thiếu những sản phẩm chất lượng.
Thực tế, tại thành phố lớn như Hà Nội, các lớp học ôn luyện của các giáo viên giỏi luôn trong tình trạng quá tải. Học sinh từ các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Vĩnh Phúc... cũng lặn lội đến thủ đô để luyện thi cuối cấp.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi ở các địa phương khác, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận với nguồn bài giảng chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc thiếu nguồn kiến thức chất lượng dẫn tới tình trạng các lớp học lên tới 40 - 50 học sinh. Điều này cũng khiến chất lượng truyền tải kiến thức đến mỗi cá nhân bị giảm xuống.
Từ cuộc gặp mặt ấy, Vuihoc.vn đã ra đời. Đây là một website được phát triển theo mô hình trường học online với mục đích tạo ra một không gian mở để các em học sinh có thể học tập trên môi trường mạng.
Website học trực tuyến Vuihoc.vn được thiết kế theo mô hình theo mô hình trường học online với sự tham gia của học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 9. Ảnh: Trọng Đạt
Trước khi Vuihoc chính thức hoạt động vào tháng 3/2019, đội ngũ sáng lập đã dành ra 6 tháng để thiết kế sản phẩm. Phân khúc khách hàng mà website học trực tuyến này hướng tới là các bạn học sinh trong độ tuổi cấp 1, cấp 2.
Phiên bản Vuihoc hiện tại là kết quả của việc tham khảo các mô hình giáo dục trực tuyến tại Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore. Vuihoc cũng áp dụng những phương pháp tiên tiến nhất thế giới như Mastery Learning, Individualization, Blended Solutions, Ebbinghaus, để đưa vào các chương trình giảng dạy.
Theo thống kê của Vuihoc.vn, tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng học tập trực tuyến này đã được hơn 100.000 phụ huynh trên cả nước tin tưởng lựa chọn cho con theo học.
Dùng công nghệ cá nhân hóa việc học trực tuyến
Nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi từ lớp 1 - lớp 9 có sự e ngại nhất định khi cho con tham gia vào các khóa học trực tuyến. Lo lắng lớn nhất của phụ huynh là việc học trực tuyến không hiệu quả. Con em họ không hứng thú với các bài học trực tuyến. Nhiều bậc phụ huynh cũng sợ rằng việc học trực tuyến khiến họ không thể quản lý được việc học của con trẻ.
Theo ông Đỗ Ngọc Lâm - CEO của Vuihoc.vn, đây là bài toán đầu tiên mà Vuihoc.vn phải giải quyết. Website này đã hợp tác với các giáo viên hàng đầu và ứng dụng các công nghệ mới nhất để xây dựng nên nền tảng học tập trực tuyến dành cho các bạn học sinh.
Các bài giảng của Vuihoc sử dụng nhiều hình ảnh, ví dụ minh họa để học sinh có thể hiểu bài tốt hơn. Website này cũng sử dụng một hệ thống các điểm thưởng và bài thi online nhằm khích lệ người học.
Hiện đã có hơn 100.000 người học trực tuyến bằng nền tảng "Make in Vietnam" Vuihoc.vn. Ảnh: Trọng Đạt
Vuihoc đang hoàn thiện hệ thống adaptive learning, căn cứ vào kết quả học tập của mỗi học sinh, hệ thống sẽ tư vấn lộ trình học tốt nhất để tối đa hóa hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, tất cả câu hỏi của học sinh trong quá trình học tập đều được đội ngũ trợ giảng hỗ trợ giải đáp tận tình.
Kết quả học tập của học sinh sẽ được gửi về cho phụ huynh thông qua trang cá nhân. Nhờ vậy, phụ huynh có thể nắm được tình hình học tập và sự tiến bộ của con mình thông qua quá trình học trực tuyến.
Ông Đỗ Ngọc Lâm cho biết, hầu như tất cả học sinh và phụ huynh sau khi mua khóa học của Vuihoc đều cảm thấy rất hài lòng. Nhiều người đã giới thiệu cho bạn bè và đăng ký thêm các khóa kế tiếp.
Với nhiều lợi thế nổi bật, Vuihoc.vn hiện là nền tảng tự học online hàng đầu dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Việt Nam.
Nhờ vậy, Vuihoc là giải pháp giáo dục duy nhất lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu năm 2019, tiền thân của cuộc thi Viet Solution được Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức kể từ năm 2020. Đây là cuộc thi nhằm tìm kiếm các ý tưởng, sản phẩm áp dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Trước câu hỏi về việc liệu có kỳ vọng Vuihoc sẽ trở thành nền tảng chuyển đổi số quốc gia? Ông Đỗ Ngọc Lâm - CEO Vuihoc khiêm tốn cho biết: "Khi đặt tham vọng lớn quá sẽ tự tạo ra áp lực cho chính mình. Chúng tôi sẽ đi từng bước vững chắc một, còn đi xa tới đâu thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tham vọng thì có nhưng phải thực tế và đứng trên đôi chân của mình.".
Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, Vuihoc là minh chứng sống động cho câu nói: "Vấn đề thì lúc nào cũng tồn tại và ở khắp nơi. Dùng công nghệ để giải quyết những vấn đề đó chính là không gian cho sáng tạo. Vấn đề càng lớn thì sáng tạo càng lớn.".
Rộn rã ngày khai trường Sáng 5/9, hàng triệu học sinh trên cả nước náo nức chào đón lễ khai giảng. Có học sinh dự tại trường, cũng có em khai giảng online. Lễ khai giảng trong điều kiện dịch bệnh gọn nhẹ nhưng trang trọng, ý nghĩa, vui tươi đã truyền niềm tin, sự hứng khởi; lan tỏa yêu thương tới mỗi học sinh, giáo viên và...