Học sinh hiến kế xây dựng thành phố thông minh
Với chủ đề ‘ Minecraft Hackathon – Thành phố thông minh’, sau 7 tháng phát động và triển khai, Cuộc thi ‘ Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí’ đã nhận được 280 sản phẩm của 1.134 học sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tối 1/6, tại Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp Học viện Sáng tạo công nghệ TEKY, Microsoft Việt Nam tổ chức chung kết toàn quốc cuộc thi “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” năm học 2018-2019.
Cuộc thi dành cho học sinh từ 8-15 tuổi trên cả nước, chia thành hai bảng: tiểu học và trung học cơ sở. Từ 280 sản phẩm của 1.134 học sinh gửi tham gia, Ban giám khảo đã chọn ra 71 sản phẩm tiêu biểu của 242 thí sinh lọt vào vòng chung kết.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Ngọc Lương trao giải nhất cho hai đội của hai bảng thi
Video đang HOT
Theo đánh giá của Ban giám khảo, các thí sinh có nhiều ý tưởng mới, độc đáo, phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại nhằm xây dựng thành phố thông minh trên nền tảng lập trình minecraft, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền cũng như sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên…
Có thể kể đến hệ thống đèn đường tự động bật, tắt theo ánh sáng bên ngoài; hệ thống cửa tự động phân biệt chủ nhà với người lạ; hệ thống báo, dập cháy tự động; làn đường thông minh giúp giảm ách tắc giao thông; rồi các dự án nông nghiệp như: hệ thống nông nghiệp thông minh tự động tưới nước, cung cấp ánh sáng cho cây trồng; mặt trời nhân tạo…
Sau phần thuyết trình, trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, nhóm SMEG Team (trường tiểu học Đại Mỗ, Hà Nội) và Tomorrow Land (trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội) đã xuất sắc vượt qua 4 đội tuyển của mỗi bảng tại vòng chung kết giành giải nhất cuộc thi trị giá 30 triệu đồng/giải. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao một giải nhì trị giá 20 triệu đồng, ba giải ba trị giá 10 triệu đồng/giải, năm giải khuyến khích cùng 15 giải phụ cho các đội ở mỗi bảng thi.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tại vòng chung kết – Ảnh: Cẩm Linh
Trong khuôn khổ vòng chung kết toàn quốc của cuộc thi, còn có triển lãm về các giải pháp giáo dục, sản phẩm và dịch vụ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, sinh hoạt, xây dựng thành phố, đô thị thông minh. Đây là hoạt động thiết thực để đội ngũ giáo viên cũng như các em học sinh trải nghiệm các hoạt động sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tìm hiểu về giáo dục STEM.
“Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” là sân chơi giáo dục bổ ích, tạo cơ hội để thiếu niên, nhi đồng học hỏi những điều thú vị từ cuộc sống, khuyến khích các em tư duy, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế, xây dựng kỹ năng làm việc nhóm, tạo nên cộng đồng học sinh yêu thích công nghệ và ứng dụng công nghệ trong cuộc sống.
Theo báo ĐCSVN
Skype cho phép người dùng chia sẻ màn hình điện thoại trên cuộc gọi video
Skype bắt đầu thử nghiệm tính năng mới cho phép người dùng chia sẻ màn hình điện thoại thông minh trong các cuộc gọi video, khả dụng cho Android và iOS.
Tính năng Call Video trên Skype.
Với tính năng mới, người dùng có thể chia sẻ tài liệu hoặc trình bày thuyết trình qua điện thoại với người dùng khác trong cuộc gọi video. Ngoài ra, người dùng có thể hướng dẫn cách khắc phục các lỗi điện thoại cho nhau qua tính năng này.
Để dùng thử tính năng này, bạn nhấp vào nút được đặt ở góc trên cùng bên phải của màn hình cuộc gọi. Sau đó, bấm vào nút 'Share Screen" (Chia sẻ màn hình') đặt ở phía dưới màn hình cuộc gọi.
Ngay khi tính năng này hoạt động, người dùng có thể thoát khỏi màn hình trò chuyện Skype, bắt đầu chia sẻ các màn hình khác nhau trên điện thoại của họ.
Theo TGTT
Những thay đổi về công nghệ mà 5G mang lại trong tương lai 5G đang là chủ đề nóng nhất trong ngành công nghiệp viễn thông hiện nay. Các thiết bị di động 5G đầu tiên đã có thể sử dụng ở Mỹ và Hàn Quốc. Nhưng 5G không chỉ đơn giản là cải thiện tốc độ tải xuống mà còn có thể ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của con...