Học sinh Hà Nội chờ lịch tiêm vắc xin Covid-19
TP.Hà Nội đã hoàn tất khảo sát ý kiến phụ huynh về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh (HS), ở nhiều cơ sở giáo dục tỷ lệ đồng thuận rất cao. Nhiều địa phương phía bắc cũng đang gấp rút lên kế hoạch và chờ phân bổ vắc xin.
TP.HCM đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh từ 12-17 tuổi – ĐỘC LẬP
Đến ngày 2.11, TP.Hà Nội mới ban hành kế hoạch nhưng chưa có lịch tiêm cụ thể. Sở GD-ĐT TP.Hà Nội cũng chưa có số liệu tổng hợp đăng ký tiêm vắc xin cho HS của toàn TP. Ngành y tế Hà Nội đã lên danh sách khoảng 680.000 – 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vắc xin Covid-19.
Chỉ hơn 1 tuần, Hà Nội ghi nhận 7 ổ dịch Covid-19
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tỷ lệ đăng ký ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.Hà Nội rất cao. Bà Vương Hương Giang, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hoàn Kiếm, cho biết toàn quận có khoảng 95% phụ huynh HS đăng ký tiêm cho con. Mong muốn của các trường và gia đình là sớm có lịch tiêm cho HS để có thể yên tâm hơn trong việc đón HS đi học trở lại. Tại Q.Hà Đông, Trưởng phòng GD-ĐT Phạm Thị Lệ Hằng cho hay chỉ có 4,8% phụ huynh chưa đăng ký tiêm cho con em mình trong đợt đầu.
UBND TP.Hà Nội cũng mới ban hành kế hoạch về triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi trên địa bàn thành phố năm học 2021 – 2022. Thành phố đặt mục tiêu trên 95% trẻ em từ 12 – 17 tuổi (bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học) sống trên địa bàn được tiêm đủ mũi vắc xin theo từng đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế. Thời gian tiêm theo kế hoạch là trong quý 4/2021 và quý 1/2022.
Đến thời điểm này, ở phía bắc chỉ có Ninh Bình đã tiêm vắc xin cho HS. Chiến dịch tiêm vắc xin cho HS THPT tại Ninh Bình bắt đầu từ ngày 30.10. Bệnh viện đa khoa tỉnh phối hợp với Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP.Ninh Bình) tiêm vắc xin cho 1.500 HS tại điểm tiêm này. Theo đánh giá ban đầu, không có HS nào bị phản ứng nặng sau tiêm.
Theo Sở Y tế Bắc Ninh, toàn tỉnh có 341.444 trẻ từ 3 – 17 tuổi, trong đó sẽ tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 – 17 tuổi với khoảng hơn 47.000 em. Dự kiến sẽ tiêm cho nhóm trẻ em từ 12 – 17 tuổi trong quý 4/2021; nhóm trẻ từ 3 – 11 tuổi tiêm trong quý 1 và quý 2 năm 2022.
Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế phối hợp để đón HS trở lại trường an toàn
Về việc triển khai tiêm vắc xin cho HS từ 12 – 17 tuổi, Bộ GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh HS và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học.
Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 1.11, hai bộ trưởng đã thống nhất sẽ phối hợp hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nội dung về điều kiện mở cửa trường học an toàn. Hai bộ khẳng định việc HS,
sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng, do đó các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là UBND các tỉnh, thành cần phải coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho HS, sinh viên đến trường an toàn.
Tại cuộc họp, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết việc tiêm vắc xin cho trẻ theo hình thức chiến dịch, thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16 – 17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi.
Hà Nội đang chờ duyệt phương án cho học sinh trở lại trường
Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn, UBND TP.Hà Nội cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động GD-ĐT tương ứng cấp độ dịch.Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa biết bao giờ trở lại trường.
Xây dựng kế hoạch đi học tương ứng cấp độ dịch, nhưng...
Công điện số 22 ngày 20.10 của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc triển khai các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn thành phố, giao "Sở GD-ĐT căn cứ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các phòng GD-ĐT, các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn, tham khảo ý kiến của đại diện ban phụ huynh học sinh để khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động GD-ĐT tương ứng cấp độ dịch tại các địa bàn thuộc thành phố đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định của T.Ư và thành phố".
Nếu căn cứ theo công văn hướng dẫn số 4726 của Bộ GD-ĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục thì: "Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) sẽ tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp".
Như vậy, theo công bố của Sở Y tế Hà Nội thì thành phố có 100% số xã, phường đủ điều kiện cho học sinh đi học trực tiếp. Cụ thể, tổng số xã, phường cấp độ 1 (vùng màu xanh) của thành phố là 343; tổng số xã, phường cấp độ 2 (vùng màu vàng) là 236. Tổng số xã phường vùng 3 và 4 đều là 0.
Các trường vệ sinh cơ sở vật chất, sẵn sàng đón học sinh - T.H.S
Theo nguồn tin của phóng viên Thanh Niên , ngày 21.10, Sở GD-ĐT Hà Nội đã xây dựng phương án cho học sinh trở lại trường và trình UBND TP.Hà Nội xem xét, quyết định. Được biết, phương án mới mà Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất cho học sinh đến trường căn cứ đánh giá mức độ dịch theo các cấp độ dịch Covid-19 của các xã, phường.
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm 4 phương án cho học sinh trở lại trường của Sở GD-ĐT trình UBND thành phố mới đây dù đã rút lại nhưng vẫn "rò rỉ" trên mạng xã hội gây ra những bàn tán và cả hoang mang không đáng có, lần này Sở GD-ĐT Hà Nội giữ kín nội dung đề xuất việc cho học sinh trở lại trường ra sao.
Hà Nội sẽ lên kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ trên 3 tuổi từ năm 2022
Liên quan đến nội dung này, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cũng cho biết Sở GD-ĐT đang xây dựng phương án rất cụ thể về việc đưa học sinh tới trường. Trong đó, thành phố đặt yêu cầu tổ chức thực hiện sao cho bảo đảm an toàn nhất cho học sinh khi học tập trực tiếp.
Vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em, bà Hà thông tin, thành phố đã có kế hoạch, tuy nhiên, phải căn cứ vào chỉ đạo của Bộ Y tế về lứa tuổi, số lượng vắc xin nhận được để có thể tổ chức triển khai. "Chúng tôi hy vọng Bộ Y tế sớm có phân bổ vắc xin cũng như chỉ định lứa tuổi tiêm chủng để Hà Nội thực hiện. Ví dụ đặt lứa tuổi ưu tiên từ 12 - 18 tuổi, nhưng trong trường hợp vắc xin chưa đủ thì có thể tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 18...", bà Hà chia sẻ.
Các trường xây dựng nhiều phương án đón học sinh
Ghi nhận thực tế cho thấy, hơn 1 tháng qua, Hà Nội tuy chưa có kế hoạch cụ thể về việc cho học sinh trở lại trường nhưng luôn yêu cầu các nhà trường "sẵn sàng" cho công tác này. Do vậy, các trường học cho biết hàng tuần đều tiến hành họp, chuẩn bị các công tác phòng chống dịch, chuẩn bị điều kiện học tập trực tiếp để đón học sinh trở lại trường.
Bà Lê Hoàn Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi (Q.Ba Đình), cho biết luôn trong trạng thái sẵn sàng đón học sinh trở lại trường. Ngày 20.10, nhà trường tiếp tục rà soát cơ sở vật chất, chỉnh trang cảnh quan trường lớp; phun khử khuẩn toàn trường; vệ sinh thiết bị đồ dùng dạy học, trang thiết bị y tế, thiết bị phòng chống dịch Covid-19. "Nhà trường sẽ chủ động xây dựng các kịch bản tương ứng nếu học sinh từng khối lớp (khối đầu cấp, cuối cấp) được đến trường học trực tiếp hoặc cả 4 khối cùng được đến trường", bà Lê Hoàn Châu nói.
Trường THCS Nguyễn Trãi (Q.Ba Đình) khử khuẩn toàn bộ trường học trong ngày 20.10 để sẵn sàng đón học sinh - NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP
Tường tiểu học Việt Nam - Cu Ba (Q.Ba Đình) thì cho biết, để chuẩn bị đón học sinh trở lại, nhà trường đã xây dựng tới 10 phương án: xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong nhà trường; tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp học, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị y tế như thiết bị đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, nước uống, xà phòng rửa tay, hoá chất khử khuẩn; tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh về phòng chống dịch, xây dựng kịch bản xử lý ra sao khi có trường hợp sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học; triển khai việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR để kiểm soát thông tin người ra vào trường học; chuẩn bị phòng cách ly y tế đảm bảo đúng quy định.
Bà Bùi Thị Thu Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Đan Phượng, thông tin: địa bàn huyện có 54 trường học (18 trường mầm non, 20 trường tiểu học và 16 trường THCS) với xấp xỉ 36.000 học sinh. Công tác vệ sinh, khử khuẩn trường lớp là nhiệm vụ được các trường thực hiện hàng tuần; vì vậy, chỉ cần có thông báo chính thức từ cấp trên, các điều kiện đón học sinh đến trường trở lại sẽ được triển khai đồng bộ, nhanh chóng.
Phòng GD-ĐT H.Ba Vì thì cho hay do địa bàn là vùng xanh nên từ cuối tháng 9 các trường đã chuẩn bị để sẵn sàng với mong muốn nơi nào an toàn được đón học sinh đi học trước từ đầu tháng 10. Nay đã là cuối tháng 10 nên mọi công tác chuẩn bị vẫn tiếp tục... sẵn sàng!
Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Sơn (Q.Hai Bà Trưng) Nguyễn Phương Hoa cũng cho biết: "Nhà trường đã tiến hành bảo dưỡng trang thiết bị, vệ sinh phòng học, bàn ghế. Tuần nào giáo viên cũng tham gia tổng vệ sinh khuôn viên trường và mỗi ngày đều có lao công thay phiên nhau đi quét dọn các lớp học".
Tuy nhiên, đến ngày 21.10, một số trường học trên địa bàn TP.Hà Nội được các địa phương huy động sử dụng làm khu cách ly phòng chống dịch Covid-19 thì cho biết chưa được bàn giao lại cơ sở để tiến hành vệ sinh, dọn dẹp đón học sinh trở lại trường. Xung quanh vấn đề này, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện có kế hoạch bàn giao địa điểm cho các trường này để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học tập.
Học sinh quay lại trường: Nơi chờ vắc xin, nơi vừa chống dịch vừa học Hiện nay, địa phương đông dân cư như Hà Nội chờ có vắc xin tiêm cho học sinh mới tính đến việc cho các em trở lại trường. Chính phủ có yêu cầu tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch bệnh và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10 nhưng nhiều địa phương có nguy...