Học sinh đe dọa giáo viên qua mạng xã hội
Một bộ phận học sinh bây giờ dùng mạng xã hội như một phương tiện để phục vụ mục đích “tống điểm” thầy cô giáo.
Rình rập
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, học sinh ngày càng có những chiêu trò mà nhiều khi các thầy không thể lường hết được. Không ít tình huống, học trò cãi tay đôi vớigiáo viên ngay trên bục giảng.
Thời gian qua bạo lực học đường ngày càng lan rộng. Tuy nhiên điều khiến cả xã hội đang lên tiếng đó là ngoài việc học trò “xử” lẫn nhau còn xảy ra tình trạng trò quay sang đe dọa cả thầy. Điển hình nhất qua mạng xã hội.
Không chỉ vất vả với việc truyền đạt kiến thức, nhiều giáo viên hiện nay cũng đau đầu trước với tình trạng học sinh sử dụng di động ở trường. Ảnh: Thanh Niên.
Thời gian gần đây, “mốt” của học sinh các trường bây giờ là tung ảnh mang tính chất “dìm hàng” của thầy cô để chuộc điểm.
H. – một trong nhóm học trò thích thú về việc này nói với vẻ tự hào: “Kỳ vừa rồi em được liên tiếp điểm kém vì tội nói chuyện với lên mấy đứa bàn trên trong giờ học.
Hôm trước, em mang “con iPhone” mượn của anh trai đến lớp, lôi ra nghịch bất ngờ chụp được cái ảnh cô đang ưỡn người ra nhìn dáng xấu lắm. Ngay tối hôm đấy, em đưa hình ảnh đó lên mạng xã hội của lớp.
Thế là hôm sau có tiết của cô, cô gọi em lên bảng, hỏi tội trực tiếp trước lớp. Sau vụ đấy, em chừa hẳn. Không được sửa điểm mà còn bị vác thêm 2 con 0 to tướng ở sổ ghi đầu bài”.
Một cậu học sinh duy nhất trong hội nói thêm: “Làm theo cách đó chúng em tưởng là hiệu quả nhưng phản tác dụng. Chúng em đều bị đòn “gậy ông đập lưng ông”.
Mấy đứa tự nghĩ với nhau, các thầy cô bây giờ cũng “xì tin” lắm, lướt mạng cũng thường xuyên. Các thầy, các cô còn có vô vàn là bạn bè trên đó. Nếu bất ngờ tung một, hai tấm hình mang tính chất “dìm hàng” thì các cô sẽ tự tìm cách dỗ dành học sinh.
Bạn nào có điểm thấp cứ nhằm theo cách đó mà chiến đấu ắt sẽ có kết quả. Em cũng từng thực hiện theo cách chụp ảnh này đôi ba lần nhưng cũng rước họa vào thân giống H.”.
Video đang HOT
Một em khác thì mặt tiu nghỉu: “Em cũng từng cao tay hơn, không chơi trò chụp ảnh giống một số đứa mà quay camera cho sinh động. Bố em cho em cái điện thoạinhưng cũng được hơn “4 chấm”, quay nét căng.
Lúc nào thầy cô có những biểu hiện lạ, biểu hiện không bình thường thì em sẽ lén quay và đưa lên mạng xã hội. Em sẽ lấy đó là bằng chứng, là bùa hộ mệnh cho những lần lên bảng trả lời miệng không thuộc bài hoặc bài kiểm tra kém.
Nhưng rồi, cái lần đó em bị đưa ra trước toàn trường vào sáng chào cờ thứ 2 vì tộiđe dọa giáo viên. Em bị kỷ luật nặng, dọn vệ sinh cho cả tháng trời”.
Các thầy cô giáo hiện nay đang phải chiu nhiều áp lực từ phía xã hội, phụ huynh và thậm chí áp lực nặng nề hơn nữa từ phía chính các học sinh thân yêu của mình.
Một bộ phận học sinh hiện nay cũng rất hiếu động khiến không ít giáo viên gặp phải những “tai nạn nghề nghiệp” khó quên nào quên. Đó có lẽ là những ký ức buồn, là những nỗi đau tinh thần ám ảnh nhiều thầy cô giáo.
Thầy, trò đều phải xem lại
Nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội như một công cụ để bày tỏ bức xúc, nói xấu thầy cô. (Ảnh chụp lại từ màn hình).
Cô Văn Thị Mai (giáo viên dạy Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội) cho rằng: “Học sinh bây giờ “ranh ma” hơn thế hệ học trò ngày xưa rất nhiều.
Cũng một phần do môi trường sống, bố mẹ bận bịu mà phó thác con cái cho nhà trường, cho xã hội nên nhiều khi không quản lý được đạo đức, lối sống của con em mình. Con học hành chểnh mảng, sa sút cũng không hay biết. Cần hơn nữa sự quản lý chặt chẽ từ phía gia đình và nhà trường”.
Là người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, thầy Hiệu, giáo viên trẻ dạy tiếng Anh một trường THPT tại Vĩnh Phúc cho rằng: “Sẽ tốt hơn nếu trò góp ý với thầy cô khi nhận ra những sai sót hay “tai nạn nghề nghiệp” của người dạy.
Tuy nhiên cũng không nên nặng nề tới mức kỉ luật học sinh vì những lỗi này bởi nhờ mạng xã hội mà thầy và trò hiểu nhau hơn. Thầy cũng phải tự rút ra bài học về cách ứng xử trên lớp và cả mạng xã hội với trò. Chỉ cần nhẹ nhàng trao đổi, phân tích tôi tin các em sẽ nhận hành động của mình là đúng hay chưa để sửa chữa”.
Ý thức được sự lan truyền và tác động của mạng xã hội, đầu năm vừa qua Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) còn tổ chức hẳn một chuyên đề bàn về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho thầy/trò.
Theo hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm: “Mạng xã hội dù là cuộc sống ảo nhưng cũng thể hiện tính cách cá nhân của mỗi em. Thế giới giữa ảo và thật giờ không cách xa nhau nhiều đâu. Có trường hợp trên mạng xã hội nói chửi nhau rồi hẹn ra ngoài đường đánh nhau rồi.
Như vậy, dù là trên mạng cũng cần dạy học trò ứng xử có văn hóa, chừng mực”.
Theo Vietnamnet
Kẻ "đàn bà" đội lốt đàn ông
Người yêu tôi thì cứ mù quáng bao che cho anh ta. Tôi thật chẳng biết phải làm thế nào.
Tôi và Long là bạn cùng lớp Đại học. Chúng tôi quen và thân thiết nhờ hay đi cùng 1 tuyến đường đi học. Ban đầu chỉ làm bạn cùng đường cho vui. Dần dà hợp nhau, chúng tôi trở thành bạn thân, rồi người yêu.
Trong thời gian 2 năm làm bạn thân, Long có giới thiệu tôi quen với Thắng - người bạn từ thuở nhỏ của anh. Ngay từ đầu, tôi đã chẳng ưa anh chàng Thắng này. Anh ta trông sành điệu và bóng loáng như các ca sĩ Hàn Quốc. Đầu tóc, quần áo là lượt hơn cả tôi.
Long rất thích tổ chức những buổi đi chơi có cả tôi và Thắng vì nghĩ tính cách tếu táo, có phần giống con gái của Thắng sẽ hợp với tôi. Nhưng thật ra thì tôi và anh ta chả hợp tí nào. Tôi không ưa đàn ông điệu. Vả lại, lời nói của anh ta luôn có chút gì đó châm chích, bóng gió, làm tôi rất khó chịu.
Chuyện bắt đầu trở nên phức tạp sau khi Long tỏ tình với tôi. Tên bạn nối khố của anh giở trò, tìm mọi cách ly tán chúng tôi. Anh ta chuyên đứng đằng sau bơm đểu, nhận xét xấu về tôi với Long. Nào là "Con đó ghê gớm lắm!", "Con đó giả tạo", "Con đó lừa mày",... Anh ta bịa đặt đủ điều bôi bác tôi và khuyên Long nên chia tay.
Người yêu tôi rất buồn vì chuyện đó. Anh kể hết với tôi, hỏi tôi có làm gì không mà để Thắng đánh giá xấu như vậy. Khi tôi nói là "Chẳng làm gì cả!" thì người yêu tôi lại dò xét, bênh bạn " Chắc em làm gì để nó khó chịu mà không để ý, chứ thằng này tốt lắm, không vô cớ mà nó nói thế đâu. Em phải xem lại đi nhé!".
Vốn nóng tính, lại không ưa cái kiểu đàn bà của Thắng, thêm việc Long bênh bạn làm tôi cay mũi. Tôi gọi luôn cho Thắng hỏi xem tôi làm gì mà anh ta lại cư xử như vậy. Mặc dù tôi nói với anh ta tử tế, anh ta quăng lại tôi câu trả lời cụt lủn cực kỳ bất lịch sự " Loại gái như mày không xứng với Long đâu".
Vì giữ thể diện cho Long, chứ nếu không tôi đã đến cho tên bạn nối khố của anh vài cái tát. Ở đâu ra cái loại con trai xấu tính, chua ngoa quá cả đàn bà.
Càng về sau, anh ta càng ra mặt phản đối, chia rẽ chúng tôi. Thậm chí, anh ta còn dọa sẽ từ mặt Long, cắt đứt tình bạn hơn 10 năm gắn bó nếu Long không bỏ tôi. Người yêu tôi rất bối rối, không biết phải làm thế nào.
Tôi sinh nghi về giới tính của Thắng. Sự xấu tính, đàn bà của anh ta cộng với việc anh ta bám dính lấy Long, ghen tuông với tôi làm tôi chắc đến 70% anh ta gay nặng. Để xác thực, tôi nhờ 1 bạn cũng "gay" đến thẩm định. Vì nghe đâu người trong giới thứ 3 có thể nhận diện ra nhau rất nhanh.
Kết quả thu được nhiều hơn tôi mong đợi. Người bạn của tôi còn biết rất rõ Thắng, xác thực anh ta là 1 thành viên chủ chốt của hội gay, khá nổi ở các quán bar dành riêng cho hội đồng tính.
Người bạn gay này cũng kể với tôi, Thắng cũng từng giật bồ của bạn ấy. Mang sẵn sự khó chịu với Thắng, cả hai chúng tôi cùng lên kế hoạch vạch mặt con cáo già.
Cuộc chiến giữa tôi và kẻ đàn bà đội lốt đàn ông kia thật quá cam go (Ảnh minh họa)
Tôi hẹn cả Long và Thắng đi cà phê nói chuyện. Tôi đưa người bạn gay của mình đến, tung những bức Thắng giả gái, thân mật với người yêu của bạn kia ra làm bằng chứng. Tôi nói rõ với Long nghi ngờ của mình về việc Thắng thích anh và chõ mũi phá đám bọn tôi vì thế.
Ai dè tên cáo ranh ma kia òa khóc tu tu ngay tại trận. Nước mắt nước mũi tèm lem, anh ta sụt sịt "Đ úng vậy, tao là gay và tao yêu mày. Tao yêu mày từ lâu rồi nhưng vì sợ mất mày nên không dám nói. Như thế thì có gì sai mà tao phải chịu bị sỉ nhục?". Anh ta gào lên giữa thanh thiên bạch nhật.
Long cuống quýt lên vỗ vỗ vào vai anh ta dỗ dành. Thừa cơ, Thắng lao vào lòng người yêu tôi, dụi mặt vào lòng anh nức nở. Long hơi sững người 1 lúc nhưng rồi cũng để yên.
Tên kia còn được thể ngoạc mồm "T ao không phản đối tình yêu của mày vì tao ghen. Nhưng mày mà vì con đó thì không xứng, mày hiểu không? Mày chơi với tao bao năm, mày biết tính tao mà. Đừng tin lời con đó mà bỏ rơi tao!".
Tôi trố mắt nhìn màn ôm nhau của 2 tên đàn ông trước mặt. Hôm đó, Long kêu tôi tự về, còn anh đưa Thắng về vì tâm trạng bất ổn của hắn. Tôi tức sôi cả bụng mà không làm gì được.
Sau ngày hôm ấy, tôi bị Long mắng té tát vì tội xấu tính, kỳ thị người đồng tính, sỉ nhục bạn thân anh ngay chốn đông người. Anh bảo tôi phải khoan dung hơn, độ lượng hơn với những người khuyết tật giới tính.
Tôi hỏi " Hay là anh thích Thắng nên vẫn thân thiết với anh ta, tạo cơ hội cho anh ta?". Người yêu tôi gạt phắt " Anh không gay, anh yêu em. Nhưng anh sẽ không bỏ rơi nó chỉ vì nó bị trời sinh ra nhầm thân thể. Nó là người tốt và không có tội".
Tôi bó tay với sự bênh vực quá lố của anh dành cho Thắng. Vì quá yêu anh, tôi vẫn cố chịu đựng. Nhưng chưa hết, tên khốn nạn kia sau đó còn gọi cho tôi, khiêu khích " Mày thấy chưa, Long luôn đứng về phe tao. Long yêu tao nhưng chưa nhận ra thôi. Mày hãy cút đi, đừng xen vào bọn tao nữa!".
Tôi phải kiềm chế lắm mới không gây gổ với anh ta, kẻo lại bị Long mắng là kỳ thị. Thực sự tôi cũng có chơi với nhiều người bạn đồng tính, nhưng họ rất tốt, rất nhiệt tình, không hề xấu xa như Thắng.
Người yêu tôi thì cứ mù quáng bao che cho anh ta. Tôi thật chẳng biết phải làm thế nào. Cuộc chiến giữa tôi và kẻ đàn bà đội lốt đàn ông kia thật quá cam go. Tôi lại quá yếu thế!.
Theo 24h
Long Nhật và những chiêu trò 'câu khách' Trở lại giới showbiz mới được 1-2 năm nhưng với tài nghệ "gieo bão" scandal của mình, Long Nhật đã khiến cho tên tuổi của anh tràn ngập trên khắp mặt báo trong năm 2012 mà không tốn một xu để PR. Long Nhật đã có một năm "làm mưa, làm gió" trên mặt báo với những scandal của mình. Nói là trở...