Học sinh bỏ bữa sáng dễ suy dinh dưỡng
Theo khảo sát mới đây của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, có đến gần 1/4 học sinh THPT bỏ bữa ăn sáng vì không kịp thời gian, vào học sớm, bài vở nhiều, nhất là các đợt thi cử.
Các chuyên gia của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã thực hiện một khảo sát trên 1.404 học sinh THPT tại TPHCM nhằm tìm hiểu khả năng nhận thức vóc dáng bản thân, thói quen ăn uống và kiến thức cơ bản về phòng chống thiếu máu của học sinh.
Học sinh Ảnh minh họa.
Kết quả: Thói quen không ăn sáng chiếm 17,4% không ăn trưa là 2,6% và không ăn tối là 2,4%. Tỷ lệ học sinh nội thành bỏ bữa ăn sáng chiếm đến 20,3% cao gấp đôi học sinh ngoại thành (11,7%) và vùng ven là (11,4%). Lý do chủ yếu khiến học sinh bỏ bữa ăn là do không có thời gian để ăn, số còn lại là do thói quen bỏ bữa, biếng ăn, mệt mỏi, tiết kiệm tiền…
Khi được hỏi về việc bỏ bữa sáng, em Nguyễn Tường Vi, học sinh lớp 11A2 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM cho biết, em nhiều lần bỏ bữa sáng vì không có thời gian hoặc khi đến các kỳ kiểm tra, thi do bài vở nhiều nên không còn tâm trí nào mà… ăn!
BSCK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho hay, học sinh THPT là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành, tăng trưởng nhanh về thể chất. Vấn đề dinh dưỡng trong lứa tuổi này thường ít được quan tâm so với lứa tuổi nhỏ hơn. Các em cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về dinh dưỡng hợp lý. Mặt khác, từ phía phụ huynh có con trong độ tuổi này cũng ít quan tâm đến chế độ ăn của con vì cứ nghĩ con mình đã lớn, có thể tự lo cho bản thân.
Video đang HOT
Học sinh bỏ bữa ăn sáng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cơ thể và quá trình học tập. Đầu tiên có thể dẫn đến tình trạng không đủ chất cho não hoạt động, nhất là đường glucose. Có thể thấy, vi lượng glucose trong máu của những học sinh có ăn sáng cao hơn những học sinh bỏ bữa sáng. Nguồn năng lượng này là cần thiết cho hoạt động, tư duy, sáng tạo. Glucose là nguồn năng lượng chính của não bộ giúp điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Lượng glucose giảm tới mức tối thiểu sau một đêm ngủ cần được bổ sung.
Học sinh bỏ bữa sáng sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, ngủ gục, hạ canxi đường huyết, gây suy dinh dưỡng. Việc ăn sáng không quá phức tạp, các em có thể ăn tại nhà, tại trường và hàng quán (chọn nơi đảm bảo vệ sinh). Điều quan trọng là trong mỗi bữa ăn nên đảm bảo đủ chất ở 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Theo B.Hương (Kiên thức)
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, với các biểu hiện trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn tỏng miệng lâu không chịu nuốt...
Ngoài ra, trẻ biếng ăn thường không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...
Những nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, canxi, kẽm, các vitamin...), dẫn tới trẻ bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) nên thiếu vitamin D, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm.
Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân và cần phải xác định đúng
Nguyên nhân thứ hai là trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virút hệ hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột...). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, nên trẻ bị trướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), magiê bị thiếu hụt.
Một số nguyên nhân khác nữa như: trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
Cuối cùng, một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để "chống đối" cha mẹ.
Cần làm gì?
Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha mẹ các cháu cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn.
Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.
Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi.
Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như: magiê, kẽm.
Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh.
Giảm đau trong quá trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.
Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.
Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng
Theo SKDS
Sử dụng men tiêu hóa thế nào là hợp lý? Con tôi ưc 14 tháng, sau t ốm, cháu lại càng lườin hơn nên cháu rất gầy. Có người bảo tôing men tiêu hóa sẽ giúp cháun tốt hơn. Nhưng tôi không bit sử dụng men tiêu hóa như th nào là tốt? Ảnh minh họa (nguồn Internet) Trước ht, phải phân biệt th nào là men tiê vì thị trường hiện nay...