Học online mùa dịch và vấn nạn học sinh móc nối với người ngoài để quậy phá thầy cô
Một bộ phận học sinh thiếu suy nghĩ đã cố tình móc nối với người ngoài để bày trò quậy phá lớp học online nhằm ngăn thầy cô giảng bài và các bạn khác học tập.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phải ra thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học ở nhà để phòng tránh dịch. Trong thời gian này, hình thức học trực tuyến đã được áp dụng tại nhiều địa phương, trường học để tránh cho học sinh bị hổng kiến thức do thời gian nghỉ kéo dài.
Hình thức học trực tuyến đã được áp dụng tại nhiều địa phương, trường học để tránh cho học sinh bị hổng kiến thức do thời gian nghỉ kéo dài.
Tuy nhiên, một bộ phận học sinh thiếu suy nghĩ đã cố tình móc nối với người ngoài để bày trò quậy phá lớp học nhằm ngăn thầy cô giảng bài.
Từ những vị khách không mời quậy phá lớp học
Những kẻ gây rối này thường lẻn vào phòng học online và chia sẻ những hình ảnh gây khó chịu, spam chủ đề trò chuyện bằng hình ảnh GIF, sử dụng hình nền ảo để truyền bá các tin nhắn phản cảm,… hoặc la hét khiến cho việc giảng dạy bị gián đoạn.
Điều đáng nói, hành động quấy rối này không chỉ xuất phát từ 1 – 2 cá nhân lười học mà giờ đây đã thành một trào lưu đang cực kỳ thịnh hành ở rất nhiều hội nhóm Facebook.
Video đang HOT
Hình ảnh giang hồ mạng H.H.H được một bộ phận học sinh vô ý thức dùng để quậy phá thầy cô giáo.
Như mới đây, một đoạn video được chia sẻ rầm rộ trên Facebook cho thấy một học sinh nào đó đã sử dụng ảnh đại diện và giọng nói của một giang hồ mạng để nói chuyện với giáo viên. Dù vấp phải những chỉ trích của cộng động, đoạn video này vẫn được một bộ phận người dùng mạng thích thú và thực hiện các video tương tự để đăng Facebook nhằm câu tương tác.
Do nhiều thầy cô giáo chưa được làm quen với công nghệ, cho nên gặp các những trường hợp như vậy thường khá khó để đối phó. Thậm chí đã có thầy cô phải bật khóc ngay trên lớp học online vì bị những kẻ vô ý thức này quấy phá, đùa cợt.
Tuy nhiên, nếu những kẻ quấy rối này đáng trách mười thì những học sinh ý thức kém chủ động chia sẻ ID & Pass phòng học lại càng đáng trách hơn nữa. Vì “nhờ” có những có những học sinh thiếu ý thức này mà những kẻ quấy rối mới có cơ hội quậy phá lớp học.
Những lời kêu gọi phá lớp học của các học sinh lười học.
Thông báo cần tuyển người phá lớp học online của một học sinh.
Thậm chí có người còn “đảm nhận” công việc quậy phá lớp.
Cuối cùng, nạn nhân không ai khác chính là những giáo viên và những học sinh muốn nghe giảng bài.
“Mẹ mình làm giáo viên, sáng sớm đã có mấy người phá tiết để đỡ phải học. Những kẻ này bật H.H.H rồi chửi liên tục, chửi bậy, spam chat làm treo cả cái cái ứng dụng. Kiểu này khổ các cô lắm”, một bình luận chia sẻ.
Cho đến cơ chế bảo mật đầy lỗ hổng của Zoom
Là một trong những phần mềm phục vụ cho việc học tập, làm việc trực tuyến được dùng phổ biến nhất tại Việt Nam kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát nhưng Zoom hiện đang phải đối mặt với những nguy cơ bảo mật vô cùng nguy hiểm với người dùng, vấn nạn để cho những kẻ lạ mặt có thể tham gia lớp học chỉ là một trong vô số những lỗ hổng hiện tại của Zoom.
Vấn nạn để cho những kẻ lạ mặt có thể tham gia lớp học chỉ là một trong vô số những lỗ hổng hiện tại của Zoom.
Mặc dù không hề phủ nhận những tiện lợi mà Zoom mang lại nhưng song hành với đó là hàng loạt các nguy cơ bảo mật, không chỉ đối với Việt Nam mà còn cho cả người dùng trên toàn thế giới.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Zoom đã liên tục bị phanh phui mắc những lỗi bảo mật liên quan tới quyền riêng tư của người dùng, chẳng hạn: Người lạ có thể tham gia vào một cuộc họp, lớp trực tuyến mà không cần được mời, từ đó truyền tải những nội dung phản cảm; Việc mã hoá gọi thoại và video không thực sự an toàn khiến tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu; Chia sẻ dữ liệu người dùng với Facebook mà không hề có cảnh báo,…
Nguy cơ lớn nhất mà Zoom gặp phải là ứng dụng này bị dính phải những cáo buộc về việc gửi dữ liệu người dùng như nội dung các cuộc gọi, họp trực tuyến… về các máy chủ tại Trung Quốc. Mặc dù sau đó, CEO của Zoom – Eric Yuan đã lên tiếng đính chính là do gửi “nhầm” nhưng dư luận quốc tế lại không mấy tin tưởng đối với lý do mà vị CEO đưa ra.
Mới đây nhất, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ TT&TT) cũng đã đưa ra cảnh báo về tính bảo mật của Zoom. Theo đó, đã xuất hiện trên mạng một công cụ tên zWarDial có khả năng tự động tìm kiếm cũng như đoán được mã hoá của các cuộc họp trực tuyến được thực hiện thông qua Zoom. Từ đó tin tặc hoàn toàn có thể thu thập được những dữ liệu dạng này.
Người dùng cần hết sức lưu ý tới các tính năng bảo mật của Zoom hoặc chuyển sang lựa chọn những ứng dụng khác minh bạch và có độ tin cậy cao hơn, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đưa ra lời khuyên.
Duy Huỳnh
Google Classroom tăng hạng mạnh trong đại dịch Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây lan mạnh buộc các trường học phải đóng cửa dài hạn, học online nổi lên như yêu cầu bắt buộc đối với học sinh thông qua các phần mềm học tập.
Google Classroom trở thành ứng dụng học tập phổ biến nhất trên cả Android và iOS
Theo 9To5Google, ứng dụng học tập Google Classroom đã vượt mốc 50 triệu lượt tải xuống trên hệ điều hành Android và trở thành ứng dụng học tập số 1 trên cả hai nền tảng Android và iOS.
Kể từ ngày 10.3, Google Classroom chứng kiến sự gia tăng đột biến trong top 5 danh mục giáo dục của Play Store tại Mỹ. Ở Mexico, Canada, Phần Lan, Ý, Indonesia và Ba Lan, ứng dụng này cũng được quảng bá với mức độ phổ biến hơn. Trước đó, nó thậm chí còn không nằm trong top 100 ứng dụng học tập phổ biến.
Google Classroom xuất hiện từ năm 2014, nhưng chưa được biết đến nhiều. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi nhanh chóng giữa đại dịch Covid-19. Ứng dụng miễn phí này được phát triển dành cho các trường học, tích hợp với các dịch vụ Google khác như: Google Drive, Google Docs, Google Sheets, Google Slides... nhằm đơn giản hóa công việc giảng dạy của giáo viên.
Học sinh có thể tham gia vào lớp học khi được giáo viên của lớp đó cung cấp một mã đăng nhập, hoặc tự động được thêm vào bởi nhà trường. Mặc định một thư mục mang tên Google Classroom sẽ được tạo trong Drive của học sinh, là nơi để nộp các bài tập trực tuyến. Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập, chấm bài, nhận xét cũng như xếp hạng học tập cho học sinh.
Nên chọn laptop học online tại nhà theo tiêu chí gì? Hiệu năng tốt, màn hình hiển thị sắc nét, hỗ trợ truy cập Wi-Fi tốc độ cao là những tiêu chí cần thiết khi chọn mua laptop phù hợp mục đích học tập online. Khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, học sinh, sinh viên trên cả nước tiếp tục được khuyến cáo học tập tại nhà qua các chương trình...