Học người Nhật dùng nấm hương để tăng tuổi thọ, chữa ung thư
Một trong những bí quyết của người dân Nhật Bản để có thể sống khỏe, có tuổi thọ cao chính là việc thường xuyên sử dụng nấm hương trong mỗi bữa ăn gia đình.
Trong văn hoá, ẩm thực Nhật Bản, nấm được coi là “siêu thực phẩm” bởi thành phần dinh dưỡng và những công dụng vô cùng lớn của nó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thường xuyên ăn nấm cũng là một trong những lý do giúp tuổi thọ của người dân xứ sở hoa anh đào dẫn đầu thế giới.
Nấm hương là loại thực phẩm được người Nhật yêu thích hàng đầu, bởi không chỉ sở hữu mùi vị thơm ngon đặc trưng, dễ dàng chế biến, mà nấm hương còn có những lợi ích sức khỏe được đánh giá rất cao, đặc biệt là khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học chỉ ra, phần giàu dinh dưỡng quý giá nhất của nấm hương nằm ở mũ nấm.
Bộ phận này của nấm tập trung nhiều polysacarit mang tên lentinan. Khi lentinan được đưa vào cơ thể, loại chất này dẫn đến sự sản sinh một loại cytokine gọi là interferon giúp chống lại nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến sức khỏe. Bên cạnh đó, interferon còn có tác dụng nhất định trong việc gây ức chế tế bào ung thư và giảm kích cỡ các khối u ác tính.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học người Mỹ cũng phát hiện, nấm hương có chứa Beta-glucosidase, đây là loại enzyme giúp tăng cường đáng kể khả năng chống lại ung thư của hệ miễn dịch. Do đó nấm hương hoặc các polysacarit của nấm hương cũng thường xuyên được dùng trong việc chế tạo các loại tá dược phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khối u ác tính.
Ngoài ra, dù khô hay còn tươi thì giá trị dinh dưỡng của nấm hương vẫn không bị mất đi, nhưng bạn vẫn cần chú ý nhất là trong công đoạn sơ chế để đảm bảo các dưỡng chất quý không bị thất thoát.
Cụ thể, khi sơ chế chỉ cần rửa nhẹ nấm hương khô với nước, không chà xát mạnh. Dùng nước ấm trong khoảng 25-35 độ C để ngâm nấm hương sẽ giúp các chất dinh dưỡng đặc biệt là polysacarit không bị biến tính.
Với tất cả những công dụng phía trên, sẽ không ngoa khi nói rằng nấm hương chính là một loại “thần dược” giúp cơ thể phòng chống ung thư hiệu quả. Vậy nên, để bảo vệ sức khoẻ người thân và gia đình mình hay thường xuyên bổ sung loại nấm này vào thức đơn hàng ngày nhé!.
7 số liệu giới hạn sức khỏe quyết định tuổi thọ ngắn hay dài, hãy kiểm tra xem bạn có bị vượt ngưỡng an toàn hay không
Có rất nhiều dấu hiệu dễ bị chúng ta bỏ qua, nhưng thực tế đó lại chính là những yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thọ của bạn.
Video đang HOT
Cơ thể con người là một chuỗi các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần một cơ quan nào đó trong cơ thể phát sinh bất ổn thì cả hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo. Mỗi người trong số chúng ta đều hi vọng bản thân khỏe mạnh trường thọ, nhưng làm thế nào để đoán biết được tuổi thọ của chính mình?
Dưới đây là một số giới hạn cảnh báo cho sức khỏe, nếu bạn không vượt qua những giới hạn này thì chứng tỏ bạn đang rất khỏe mạnh và cũng nằm trong số những người may mắn có tuổi thọ cao.
1. Chu vi vòng cổ: 35cm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa Hoa Kỳ cho thấy, những người có chu vi vòng cổ càng dày thì càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu này còn đưa ra dự đoán rằng khoảng 10 năm tới, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch sẽ ngày càng cao.
Để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chu vi vòng cổ ở nữ giới không nên vượt quá 35cm.
Một nghiên cứu được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Tim mạch Châu Á - Thái Bình Dương (APSC) năm 2019 cũng chỉ ra rằng, chu vi vòng cổ đưa ra dự báo một nhóm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Theo đó, để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chu vi vòng cổ ở nam giới không nên vượt quá 39cm, và nữ giới không nên vượt quá 35cm.
2. Vòng eo: 80cm
Nếu hỏi các bác sĩ rằng mỡ xuất hiện ở bộ phận nào nguy hiểm nhất? Chắc chắn họ sẽ không do dự mà cho bạn biết vị trí đó chính là phần eo và bụng. Bởi cứ tăng 2,54cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 8 lần. Ngoài ra, lượng mỡ thừa ở phần này có thể làm tổn thương tuyến tụy và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Cứ tăng 2,54cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 8 lần.
Vòng eo tự nhiên được đo từ khu vực giữa đỉnh xương hông và đáy khung xương sườn. Vòng eo có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào di truyền, kích thước khung và thói quen sống của mỗi người.
Chỉ số vòng eo tuyệt đối (đo vòng bụng ngang qua rốn hoặc ngang nơi to nhất) mà nam trên 90cm, nữ trên 80cm cũng là yếu tố nguy cơ cao của hội chứng chuyển hóa liên quan đến béo bụng và tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết...
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ, nam giới có vòng eo trên 40 inch (101,6 cm) hoặc phụ nữ có vòng eo hơn 35 inch (88,9 cm) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim.
3. Cholesterol toàn phần: 5,18
Để hiểu rõ hơn về sức khỏe mạch máu, bạn cần làm xét nghiệm lipid máu. Nếu con số cholesterol toàn phần vượt quá 5.18 mà giá trị cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-C) lại hiển thị tăng thì có nghĩa rằng các mạch máu trong cơ thể bạn đang "bật đèn đỏ" với nguy cơ đột quỵ ngày càng cao.
Trong trường hợp này, mỗi ngày bạn có thể ăn 2 tép tỏi để làm sạch mạch máu, ăn nhiều trái cây, tập thể dục thường xuyên để giúp bảo vệ mạch máu tốt hơn.
4. Nhịp tim: 100 nhịp/phút
Khi con người trong trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim thường ở trong khoảng 60-90 nhịp/phút. Nhưng nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây ra một số trở ngại cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhịp tim tăng nhanh lâu ngày có thể xuất hiện hiện tượng kháng insulin, từ đó dẫn đến tăng huyết áp và đường trong máu. Nhịp tim tăng nhanh khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, áp lực lên các mạch máu lớn hơn và đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng xơ vữa động mạch trở nên trầm trọng hơn.
Nếu kiên trì tập thể dục trong khoảng 3 tháng trở lên, nhịp tim có thể giảm từ 4-5 nhịp/phút.
Để giảm nhịp tim, nên thường xuyên hoạt động thể chất bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu kiên trì tập thể dục trong khoảng 3 tháng trở lên, nhịp tim có thể giảm từ 4-5 nhịp/phút.
5. Nước uống mỗi ngày: không dưới 1,5 lít
Uống nước tưởng chừng như một chuyện vô cùng nhỏ nhưng nó đem lại lợi ích cực kỳ lớn cho cơ thể. Khi bạn cảm thấy khát nước có nghĩa rằng cơ thể bạn đã mất đi ít nhất 1% lượng nước. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thiếu nước lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não...
Nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta nên chia nhỏ mỗi lần khoảng 200-300ml nước, không nên uống quá nhiều trong cùng một lần để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
6. Ngồi lâu: Không quá 60 phút
Một nghiên cứu của Úc cho thấy tác hại của việc ngồi một giờ đồng hồ tương đương với việc hút 2 điếu thuốc, có nghĩa là bạn đã mất đi 22 phút cuộc sống. Ngồi lâu, ít vận động sẽ làm máu lưu thông chậm, các hoạt động co bóp ở cơ tim yếu hơn. Tình trạng này lâu ngày có thể gây hiện tượng xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành.
Do đó chúng ta nên đứng dậy tập thể dục khoảng 5 phút sau mỗi 30 phút ngồi yên một chỗ.
7. Thịt đỏ: Ăn không quá 0,5kg/tuần
Thịt đỏ là thịt có màu đỏ trước khi nấu, bao gồm thịt của các loài động vận có vú như lợn, bò, cừu, dê... Rất nhiều nghiên cứu từ các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
Lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ tử vong đối với 8 nhóm bệnh bao gồm ung thư, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, đột quỵ, Alzheimer, bệnh thận, bệnh gan.
Nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh không nên ăn quá 0,5kg thịt mỗi tuần và tốt hơn hết nên kiểm soát con số này ở khoảng 0,3kg/tuần.
Nghiên cứu mới: Phụ nữ kinh nguyệt không đều có tuổi thọ thấp Nghiên cứu 79.505 phụ nữ, các nhà khoa học nhận thấy những người kinh nguyệt không đều hoặc có chu kỳ quá dài có tuổi thọ thấp hơn nhóm còn lại, thường không quá 70 tuổi. Các nhà nghiên cứu tin rằng rối loạn nội tiết tố chính là một phần nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ thấp ở nhóm phụ nữ có...