Học ngay những cách làm dịu vết da cháy nắng cấp tốc
Da cháy nắng là điều khó tránh khỏi trong mùa hè bởi đây là thời điểm có nhiều hoạt động ngoài trời và những kỳ nghỉ. Để nhanh chóng làm dịu vết da cháy nắng, hãy áp dụng những mẹo sau.
Chanh giúp chữa da cháy nắng hiệu quả: Bóp nước ép từ chanh và dùng miếng bông tẩm để bôi lên vết rám. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy hòa tan nước chanh trong một ít nước. Thực hiện 3-4 lần một tuần.
Đu đủ làm dịu vết da cháy nắng. Nghiền mịn đu đủ chín để đắp lên vùng da tổn thương. Rửa sạch bằng nước ấm sau 20 phút. Đu đủ dịu nhẹ hơn chanh nên bạn có thể sử dụng vào buổi sáng và buổi tối.
Dưa hấu cũng làm mát vết cháy nắng khá hiệu quả. Lấy vài miếng dưa hấu nghiền mịn, bôi lên vết cháy nắng, xoa nhẹ nhàng và để nó trong 20-30 phút, sau đó bạn có thể rửa sạch.
Lô hội là phương thuốc tự nhiên bảo vệ da cũng như chữa trị tác hại của ánh nắng mặt trời hiệu quả nhất, ngay cả khi da đã bị cháy nắng ở cấp độ 2. Nó có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời trên da và hoạt động như một chất làm mát tự nhiên cho làn da của bạn. Hãy lấy một nhánh lô hội và thoa gel của nó vào vùng da bị cháy nắng, da sẽ mát ngay và nhanh chóng phục hồi.
Video đang HOT
Sữa chua để mát trong tủ lạnh khi đắp lên da khoảng 20 phút cũng làm cho phần da bị cháy nắng được sạch và mát hơn.
Trà túi lọc được đóng gói có chứa các chất chống oxy hóa, chống lão hóa và chống viêm, có tác dụng cực kì hiệu quả trong việc làm dịu vùng da bị cháy nắng. Trà túi lọc đã qua sử dụng bỏ vào tủ lạnh từ 15 – 30 phút rồi đặt chúng lên bề mặt da cháy nắng.
Yến mạch: Để có thể cải thiện tình trạng cháy nắng đồng thời chăm sóc và làm trắng da các nàng nên kết hợp yến mạch với sữa. Trộn một lượng vừa đủ các hỗn hợp rồi đắp lên da trong thời gian từ 15-20 phút, 1 tuần nên đắp 3 lần để kích thích sự hồi phục của làn da bị tổn thương do ánh nắng.
Cà chua có tác dụng làm trắng vùng da rám nắng. Ép nước cà chua bôi lên mặt hoặc chỉ cần đặt một lát mỏng quả này trên vùng bị ảnh hưởng và để nó trong khoảng 10 phút. Thực hiện 3-4 lần một tuần.
Dưa chuột: Nghiền dưa chuột và trộn glycerin, và áp dụng cho một trong hai điểm da tổn thương hoặc toàn bộ khuôn mặt của bạn. Rửa sạch sau 15 phút.
Mật ong: Bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên da hoặc trộn với sữa (tỷ lệ 50/50) rồi bôi lên vùng da bị cháy nắng. Với công thức này, làn da tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi và giảm đau rát. Ảnh: Internet.
Nhiều bệnh về da tăng khi thời tiết nắng nóng
Từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều là thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày. Vì thế, nếu phải ra đường thời gian này người dân cần có biện pháp chống nắng cần thiết để tránh tổn hại đến da, dẫn tới nguy cơ ung thư da.
Theo đại diện BV Da liễu Trung ương, thời tiết nắng nóng kéo dài suốt tuần qua khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về da đến khám tại đây tăng cao, trong đó, số ca đến khám vì hiện tượng cháy nắng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn.
Khi bị cháy nắng tuyệt đối không được chủ quan, mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ đánh giá mức độ và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tổn thương da của những bệnh nhân này là do làn da chịu tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời cường độ cao trong thời gian dài.
Bác sỹ Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, BV đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị cháy nắng, bong da, cá biệt có trường hợp lột da, chủ yếu là những công nhân phải làm việc ngoài trời trong giai đoạn nắng nóng cao điểm.
Theo bác sỹ Bích Diệp, các trường hợp tiếp xúc ánh nắng kéo dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính như nám má, sạm da, tổn thương lão hóa da, nguy hiểm hơn là ung thư da.
Đại diện BV Da liễu Trung ương khuyến cáo, thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Vì thế, người dân nên hạn chế ra đường vào thời điểm ánh nắng sẽ gây nguy hiểm nhất cho làn da.
Khi da bị cháy nắng thường mất vài ngày và thậm chí là vài tuần để có thể hồi phục. Cũng có những người tổn thương da nặng có thể gặp những biến chứng khác.
"Vì vậy, khi bị cháy nắng tuyệt đối không được chủ quan, mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ đánh giá mức độ và có biện pháp điều trị kịp thời. Bảo vệ làn da, phải biết sử dụng kem chống nắng đúng cách", chuyên gia này khuyến cáo.
Với các biện pháp chống nắng, chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng khẩu trang dầy đồng thời kết hợp với kính, mũ, găng tay, quần áo chống nắng vì theo các nghiên cứu, nếu bảo vệ làn da bằng khẩu trang dầy, đúng quy cách sẽ ngăn được phần lớn tia UV.
Bên cạnh đó, khi sử dụng kem chống nắng, người dân cũng cần biết một số cách để dùng kem chống nắng một cách hiệu quả, ngăn tác hại của ánh nắng lên da.
Các khuyến cáo được chỉ ra là bôi đủ số lần trong ngày (2-3 giờ/lần), tránh suy nghĩ chỉ bôi một lần/ngày là đủ; chọn loại có chỉ số chống nắng phù hợp với làn da.
Cụ thể, khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao. Chẳng hạn khi đi biển mùa hè dùng kem chống nắng chỉ số SPF 50 . Chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu.
Trường hợp làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp thì chỉ cần sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF thấp hơn.
Áp dụng 5 cách chăm sóc da bị cháy nắng đơn giản giúp da lên tông nhanh chóng Những ngày mùa hè nắng gắt như muốn thiêu rụi làn da làm da bạn lúc nào cũng bỏng rát, đen sạm. Đây là những cách chăm sóc da bị cháy nắng đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn lên đời nhan sắc. Với những ngày hè nắng rát, dù da bạn được che chắn, bảo vệ kỹ càng nhưng đi lâu...