Học ngay cách làm bánh ú nếp dẻo, mềm ngon, càng ăn càng ghiền
Cách làm bánh ú lại rất đơn giản, nhanh chóng. Món bánh này là sự hòa quyện giữa vị dẻo thơm của nếp, bùi bùi của đậu xanh hay beo béo của thịt khiến người ăn càng ăn càng ghiền. Vào bếp cùng làm ngay nhé!
1. Cách làm bánh ú tro
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phần bánh ú tro
250g gạo nếp
50g đậu xanh cà vỏ
100ml nước cốt dừa
Lá chuối làm sạch
Dầu dừa, muối, đường
Chọn gạo nếp làm bánh ú hạt to, đều hạt
Phần nước tro tàu
TroGiấy lọc 1.2. Các bước chế biến bánh ú tro
Bước 1: Làm nước tro tàu
Hòa tro với nước sau đó đợi tro lắng xuống. Nếu không có tro, bạn có thể đốt các loại cây khô làm tro để làm nước tro tàu.Dùng khăn và giấy lọc để lọc lấy phần nước trong.
Bước 2: Làm phần nhân bánh và bột bánh
Rửa sạch đậu xanh, ngâm trong nước 2 tiếng, vớt ra để ráo. Cho đậu xanh vào nồi đun sôi. Đậu nở thì thêm nước và 100ml nước cốt dừa vào tiếp tục nấu cho chín.Xay nhuyễn đậu xanh đã nấu chín. Cho đậu xanh vào chảo chống dính, thêm 1 muỗng canh dầu dừa, 1 ít muối, đường và sên khô.Vo phần nhân bánh thành từng viên nhỏ tròn đều. Gạo nếp vo sạch, ngâm với 1 lít nước, thêm nước tro tàu. Thời gian ngâm từ 20 – 24 tiếng, vớt ra để ráo.
Đậu xanh vo thành các viên tròn nhỏ
Bước 3: Gói bánh và luộc bánh
Lá chuối cắt miếng vuông, gấp thành dạng phễu.Cho 1 muỗng canh gạo nếp vào rồi cho viên nhân đậu xanh và thêm 1 muỗng canh gạo nếp lên, gói lại.Cho bánh vào nồi nước, luộc trong khoảng 3 tiếng, vớt bánh ra để nguội.
Bánh ú tro truyền thống dẻo thơm
Lưu ý: Món bánh ú đạt chuẩn phải có phần gạo trong và dính liền vào nhau.
2. Cách làm bánh ú bá trạng chuẩn người Hoa
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phần vỏ bánh bá trạng
1 kg gạo nếp1 muỗng canh muối trắng1/2 thìa cafe đường60ml dầu ăn
Phần nhân của bánh
300g đậu xanh đãi vỏ
500g thịt ba chỉ 2 muỗng canh nước tương, 1 ít tiêu 3/4 muỗng cafe ngũ vị hương
Video đang HOT
12 quả trứng muối
50g nấm đông cô
50g tôm khô
50g đậu phộng
Lá tre khô
Dây buộc bánh
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh ú bá trạng
2.2. Các bước chế biến
Bước 1: Làm phần vỏ bánh
Gạo nếp đãi sạch, ngâm qua đêm, xả lại với nước, để ráo. Trộn muối, đường, dầu ăn cùng với gạo để dễ gói hơn.Đun nóng dầu trong nồi rồi cho muối, đường, gạo nếp vào đảo đều để nếp ra nhựa, hơi kết dính trong khoảng 5 phút.
Bước 2: Làm phần nhân bánh ú bá trạng
Sơ chế phần đậu xanh
Vo sạch đậu xanh, ngâm nước khoảng 4 tiếng để đậu nở mềm. Sau đó vo sạch lại, vớt ra rổ để ráo.Trộn 1 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe đường vào đậu xanh và để ướp trong khoảng 1 giờ.
Sơ chế phần thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.Ướp thịt qua đêm với 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh muối, 1 ít tiêu, 3/4 muỗng cafe ngũ vị hương và trộn đều.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Ngâm tôm khô và nấm đông cô nở mềm.Đậu phộng ngâm rồi luộc, vớt ra để ráo. Đun sôi dầu, sau đó thêm tôm khô, đậu phộng, nấm đông cô và các gia vị khác, đảo đều đến khi chín.Trứng muối cắt đôi.Rửa sạch lá tre và dây buộc bánh. Cho vào nồi luộc mềm để khi gói không bị gãy vỡ.
Bước 3: Gói bánh bá trạng
Xếp 2 lá tre chồng lên nhau so le theo chiều dài, gấp lá tre thành hình phễu.Cho 1 muỗng canh gạo nếp vào đáy phễu, dùng muỗng ép cho gạo nếp trải mỏng ra, thêm 1 muỗng canh đậu xanh, thịt, nấm đông cô, lòng đỏ trứng muối, tôm khô, đậu phộng vào giữa, rải mỏng. Cuối cùng thêm 1 muỗng canh nếp lên trên. Nén nhẹ các nguyên liệu để chặt hơn sau đó gấp 2 mép để tạo 2 cạnh và tạo thành hình tam giác có chóp nón. Cột dây nhiều vòng quanh bánh và gói lại.
Bước 5: Luộc bánh bá trạng
Cho bánh vào nồi, đổ ngập nước.Dùng vật nặng đè lên bánh để bánh được ngập nước.Đậy nắp vung lại và luộc thêm 2 giờ để bánh chín. Vớt bánh ra khỏi nồi và để ráo nước.
Bánh ú bá trạng mềm ngon, hấp dẫn
Lưu ý bảo quản:
Bánh bá trạng có thể ăn ngay ở nhiệt độ thường vào bảo quản trong khoảng 2 ngày.Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 5 ngày, ngăn đông tủ lạnh được 1 tháng.
3. Cách làm bánh ú nhân mặn
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1kg nếp trắng
300g đậu xanh cà vỏ4
00g thịt ba chỉ
1 củ hành tím
2 quả trứng vịt luộc
300g nước cốt dừa
10 nhánh lá dứa
Muối, đường, tiêu, bột ngọt, hạt nêm
Nguyên liệu làm bánh ú nhân mặn
3.2. Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế phần gạo
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, xay nhuyễn với 1 chén nước.Lọc lấy nước cốt.Rửa sạch 1kg gạo nếp, cho vào chậu và trộn cùng nước cốt lá dứa và nước lọc. Ngâm gạo nếp với nước lá dứa trong khoảng 6 tiếng và vớt ra để ráo.Bắc chảo chống dính lên bếp cùng 300g nước cốt dừa, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và khuấy đều. Cho gạo nếp đã ngâm vào chảo, xào trong khoảng 20 phút đến khi nước cốt dừa và nếp thành hỗn hợp sền sệt.
Bước 2: Sơ chế phần đậu xanh và thịt
Ngâm đậu xanh trong 4 giờ. Thịt rửa sạch, cắt thành từng khối nhỏ.Hành tím lột vỏ và băm nhuyễn.Ướp thịt cùng 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối cùng với hành tím băm nhuyễn và trộn đều.
Bước 3: Gói bánh
Lá chuối rửa sạch, cắt hình vuông.Xếp lá lớn ở dưới, lá nhỏ lên trên theo hình xéo. Ấn giữa lá chuối, xoay thành hình phễu. Cho vào phễu 2 muỗng canh nếp, 1 muỗng canh đậu xanh, 2 lớp đậu, gạo nếp, thịt ba chỉ, 1/2 quả trứng vịt luộc và phủ lên 1 muỗng gạo nếp lên trên. Gập 2 bên bánh cho đều sau đó đặt xuống bàn và gấp các cạnh trên thành hình chóp.Dùng dây nilon gói phần đáy bánh gói lên, vòng dây qua các cạnh của bánh rồi cột cho chắc lại.
Bước 4: Luộc bánh và thưởng thức
Bắc nồi nước lên bếp và đun sôi. Cho bánh vào luộc đến khi chín mềm trong khoảng 4 tiếng rồi vớt bánh ra, để nguội.
Bánh ú nhân mặn thơm ngon hấp dẫn
Với cách làm bánh ú đơn giản, bạn đã có thể chiêu đãi cả gia đình món ăn thơm ngon. Giờ thì vào bếp và làm ngay món bánh ú dẻo thơm, hấp dẫn này ngay tại nhà thôi nào. Đừng quên đến tại Winmart hoặc bật app VinID chọn mua nguyên liệu tươi sạch, đảm bảo nhé!
Thưởng thức hết những món ăn sáng miền Tây ngon ngất ngây
Không chỉ gây thương nhớ bởi cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn bởi ẩm thực thơm ngon, cùng tìm hiểu ngay những món ăn sáng miền Tây đơn giản mà thực khách khó lòng cưỡng lại.
Tìm hiểu và thưởng thức hết những món ăn sáng miền Tây bình dị
Bánh bò thốt nốt
Món bánh bò thơm thơm, có hương vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng một chút dừa nạo phía trên trở thành món ăn sáng quen thuộc với người dân miền Tây Nam Bộ . Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng đất An Giang, với những hương vị và nguyên liệu đặc trưng riêng. Phần bột bánh được trộn từ bột gạo với phần cơm của vỏ và đường thốt nốt đánh nhuyễn lên với nhau và để trong vòng 1 tiếng.
Sau đó, phần bột sẽ được đổ vào khuôn lá chuối có phết chút dầu rồi mang đi hấp, khi nào xiên tăm vào bánh mà không thấy dính là có thể mang ra ăn được. Món ăn sáng miền Tây này không chỉ được mọi người yêu thích bởi màu vàng ươm bắt mắt mà còn xốp mềm ăn không bị bứ. Lan tỏa hương thơm của thốt nốt còn có chút bùi bùi của dừa nạo được rắc phía trên, bạn có thể chan thêm nước cốt dừa nếu thích ăn một lần là vương vấn mãi.
Chuối nếp nướng
Chuối là một loại quả vô cùng thân thuộc và bình dị, khi được kết hợp với nếp lại tạo ra một món ăn miền Tây ngon khó cưỡng cho bữa sáng của bạn. Chuối sứ được bọc bên ngoài là lớp nếp trộn với cốt dừa, thêm lớp lá chuối bên ngoài nữa để tăng thêm hương thơm. Khi nướng trên than hoa, lớp nếp giòn giòn, cho ra đĩa chan thêm chút nước cốt dừa và chút đậu phộng rang lên trên nữa lại càng tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn này.
Xôi bắp
Miền Bắc cũng có xôi bắp nhưng lại ăn kèm với ruốc và hành phi, còn món ăn sáng ở miền Tây này lại thiên về độ ngọt hơn. Các nguyên liệu bắp, nếp, cốt dừa được trộn với nhau và mang đi nấu cho thật nhuyễn để hòa trộn với nhau. Khi ăn rắc lên trên dừa tươi nạo, muối mè và đậu phộng, ăn một miếng sẽ cảm nhận bị béo béo lại bùi bùi thích thú. Xôi bắp vô cùng quen thuộc với người dân được bán ở khắp mọi nơi từ những hàng rong, quán xá đến các khu chợ quê bình dị.
Xôi bắp ngọt được nấu nhuyễn cho bữa sáng ngon lành nổi tiếng miền Tây
Bánh da lợn
Món bánh thanh tao và nhìn bắt mắt với nhiều lớp xếp chồng lên nhau này là thức quà sáng nhẹ nhàng để bắt đầu một ngày mới cho chuyến tham quan miệt vườn của bạn. Bánh có nguyên liệu từ bột nếp, bột năng, đường và không thể thiếu cốt dừa béo thơm. Bánh phải được đổ 7 lớp với 2 màu khác nhau, màu xanh thì có bỏ thêm lá dứa rồi mang đi hấp. Khi xắt ra cầm miếng bánh mềm mềm, cắn vào có độ dai dai rất ngon, ăn hoài không thấy ngán.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY KHUYẾN MÃI
Bánh còng, bánh cam
Với mỗi người dân xứ miệt vườn những món ăn sáng miền Tây vô cùng quen thuộc, từ già trẻ, lớn bé ai cũng đều thích ăn. Bánh cam làm từ bột gạo với bột nếp, bọc cùng nhân đậu xanh trộn đường tán nhuyễn rồi vo tròn, rắc thêm chút mè lên trên rồi mang đi rán. Còn bánh còng thì hình vòng, không có nhân, 2 loại bánh vàng ươm được áo chút đường nấu chảy bên ngoài. Cắn vào có vị ngọt, gợi nhớ ngay đến hương vị tuổi thơ của nhiều người con xa quê.
Ảnh: @marshallenterprisepictures
Bánh ú tro
Đây là một loại bánh dân dã, thanh mát mà cũng dễ tiêu hóa nên được nhiều người lựa chọn ăn vào buổi sáng. Phần bỏ bánh là phần gạo nếp được ngâm với nước tro cho nở rồi đãi sạch. Phần nhân đỗ luộc chín xào với đường cho nát, khi gói dùng lá tre hoặc lá dong tạo hương vị riêng. Bánh gói thành hình tam giác bé bé xinh xinh, khi ăn cắn một miếng dỏe thơm, ở giữa bùi bùi, có thể ăn no mà không quá ngán.
Bánh đúc lá dứa
Nhắc đến ẩm thực miền Tây thân thuộc thì không thể quên món bánh đúc lá dứa mềm mịn và thơm mùi nước cốt dừa này được. Món bánh được làm từ bột năng, bột tẻ trộn lẫn với nước lá dứa mang đi sên trên bếp cho đặc rồi lại đổ vào khuôn hấp. Bạn sẽ được thưởng thức cùng nước cốt dừa có chút gừng và mè rang, hương vị khó cưỡng cho bữa sáng vừa no nê mà lại vô cùng hấp dẫn.
Xôi sầu riêng
Nhắc đến vùng đất miệt vườn thì sầu riêng là một loại quả quen thuộc không thể thiếu, bên cạnh làm bánh nó cũng được chế biến thành một loại xôi ăn sáng rất ngon. Xôi được nấu như bình thường như lại rưới lên đó lớp sốt sầu riêng nấu với đường và nước dừa sền sền, vàng óng. Với ai những ai yêu thích loại quả này đây là sự kết hợp tuyệt hảo cho món ăn sáng miền Tây , vừa thơm lại vừa béo ngậy nhưng không chán. Còn ai không ăn được cũng có thể thử, không hề khó ăn, ngược lại bạn còn có thể bị nghiện ngay đấy.
Sôi với sốt sầu riêng hay sầu riêng nguyên múi thu hút tín đồ yêu thích ẩm thực miền Tây
Bánh bèo
Du lịch miền Tây Nam Bộ , hỏi ai bạn cũng được chỉ nên thử món bánh bèo với hương vị đặc trưng của miền sông nước này. Từng cái bánh mềm thơm mùi lá dứa, quết thêm nhân đậu xanh nấu chín lên trên và không quên nước cốt dừa quen thuộc chan lên hoặc để riêng chấm. Tuy cách làm đơn giản, dễ kiếm chẳng phải mĩ vị gì cao sang nhưng mỗi khi nhắc đến ai cũng đều cảm thấy thích thú và nhớ về những hồi ức thời còn gian khổ của mình.
Bánh bèo ngọt ăn kèm đậu xanh là món ăn sáng nổi tiếng được nhiều người biết đến ở xứ miệt vườn
Từ sáng đến đêm, cùng với tiếng rao, góc đường khói nghi ngút, ẩm thực luôn gắn liền với cuộc sống và thu hút khách du lịch mỗi khi có dịp về lại miền quê này. Nếu có dịp về với xứ sông nước miệt vườn, đừng quên thức dậy thật sớm ra chợ hay chờ những người gánh hàng qua. Để tìm mua các món ăn sáng miền Tây và thưởng thức những hương vị đặc trưng mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi đâu.
2 cách làm bánh ú bá trạng người Hoa thơm ngon mới lạ cho Tết Đoan Ngọ Bánh ú bá trạng là một món bánh truyền thống của người Hoa thường xuất hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh khá giống với bánh ú của người Việt, nhưng phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu và vị cũng đậm đà hơn. 1. Bánh ú bá trạng chóp Nguyên liệu làm Bánh ú bá trạng chóp Đậu xanh cà vỏ...