Học hỏi 5 mẹo quản lý tài chính thông minh của nữ quản lý truyền thông trong mùa dịch Covid
Dịch Covid đã ảnh hưởng đến kinh tế của rất nhiều gia đình. Nhiều người trong số chúng ta bị thất nghiệp, giảm lương hay phải thay đổi công việc một cách bất đắc dĩ, chúng ta phải thắt chặt chi tiêu, vậy làm sao để chúng ta có thể vượt qua khó khăn này?
Dịch COVID-19 đã có những thay đổi đáng kể đến thế giới xung quanh chúng ta từ cuộc sống công sở đến cuộc sống gia đình. Những thú vui như du lịch, ăn uống, gặp gỡ bạn bè, mua sắm, tất cả đều đã thay đổi nhằm nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Đặc biệt, dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế thế giới, có rất nhiều người bị thất nghiệp, cắt giảm lương, đa phần chúng ta đều sẽ phải học cách tiết kiệm hơn trong đại dịch.
Thu nhập 8 triệu/tháng, đây là cách tiết kiệm theo tuần khôn ngoan dành cho bạn
Domunique – nhà quản lý truyền thông toàn thời gian và nhà văn tự do hiện đang sinh sống tại Vancouver, British Columbia mới đây đã chia sẻ những thay đổi mà cô thực hiện để quản lý tiền bạc trong thời dịch Covid. Hãy cùng xem chia sẻ của cô và biết đâu bạn có thể học hỏi được điều gì đó trong cách quản lý chi tiêu của mình để vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 3, Domunique cũng như rất nhiều người đã vật lộn để thực sự hiểu được phạm vi lây lan của virus. Cô mong đợi những ngày tốt đẹp hơn khi mọi thứ sẽ trở lại “bình thường” và cuộc sống sẽ tiếp diễn như trước đại dịch.
Nhưng khi tình hình dịch ngày càng lan rộng và số ca thương vong ngày một nhiều, cô bắt đầu hiểu rằng rất có thể sẽ không có sự trở lại “bình thường” trong tương lai gần mà thay vào đó là sự xuất hiện của một “bình thường mới” ít nhất là cho tới khi có vắc-xin, và cô bắt đầu thực hiện một số điều chỉnh để lập kế hoạch cuộc sống của mình để thích nghi với sự thay đổi này.
Tại nơi cô sinh sống, các quán bar, nhà hàng và các câu lạc bộ đã được mở cửa, các trung tâm mua sắm và bãi biển đã chật cứng trở lại, mọi người đã trở lại làm việc tại văn phòng và phương tiện công cộng vẫn hoạt động bình thường.
COVID- 19 đã khiến cho cô thấy tầm quan trọng của việc luôn chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Mặc dù hiện tại cô đang cố gắng hết sức để tận hưởng cuộc sống và giữ tinh thần lạc quan trong tình hình đại dịch, nhưng cô cũng đang cố gắng chuẩn bị tốt hơn cho tương lai – theo một cách khác so với quá khứ. Dưới đây là năm cách cô đã lập kế hoạch cho cuộc sống và tài chính của mình xung quanh COVID 19:
1. Làm việc chăm chỉ hơn mỗi ngày
Rất may mắn, Domunique vẫn có thể tiếp tục làm việc trong suốt dịch. Mặc dù cô cũng bị cắt giảm lương đáng kể, nhưng có công việc và có một khoản lương ổn định là điều mà tất cả mọi người đều cảm thấy thật may mắn ở thời điểm hiện tại.
Trước đây, cô vẫn luôn là một nhân viên chăm chỉ, nhưng kể từ khi dịch bắt đầu, cô luôn cố gắng đảm bảo làm tốt hơn và vượt các yêu cầu đề ra để chứng minh rằng cô là một tài sản quý giá cho cả công ty. Cô làm nhiều công việc hơn, giúp đỡ các dự án khác bất cứ khi nào cô có thể và luôn đảm bảo làm việc tổng thể hiệu quả và năng suất nhất có thể.
Tất nhiên, quyết định giữ cô ở lại hay không là của cấp trên, nhưng cô luôn cố gắng mỗi ngày để tạo cho mình cơ hội được giữ lại.
Hãy trân trọng công việc hiện tại của bạn trong thời kỳ dịch Covid này. Ảnh minh hoạ.
2. Tiết kiệm hết mức có thể
Video đang HOT
Khi dịch ập đến, cô chưa tích góp được tiền tiết kiệm và cô ngay lập tức cảm thấy mình đang ở trong tình thế nguy hiểm, xét cả về kinh tế và công việc bấp bênh.
Mặc dù cô đã có một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao trước đó để dùng khi khẩn cấp, nhưng cô chưa bao giờ thực sự tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Cô cho rằng mình vẫn còn trẻ, cô không cần phải quá tiết kiệm và chỉ tiêu tiền theo cách mình muốn – khả năng xảy ra trường hợp khẩn cấp là quá thấp. Nhưng thật không may, dịch Covid đã xảy đến với cả thế giới.
Phần đông trong số chúng ta cũng như vậy, chúng ta luôn ưu tiên những bộ quần áo, những dịp tụ tập bạn bè, những cuộc vui bên quán bar hay bàn nhậu. Nhưng kể từ khi bắt đầu cách ly, tiết kiệm là ưu tiên tài chính số một của cô, thậm chí còn hơn cả việc trả nợ thẻ tín dụng kéo dài.
Cô không còn coi tiết kiệm như một lựa chọn nữa mà luôn đảm bảo rằng mỗi tháng cô sẽ dành ra số tiền nhiều nhất có thể và chuyển số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao của mình.
Cô cũng đã cắt giảm chi tiêu của mình cho các mục đích như làm đẹp, quần áo và đi ăn ngoài, những khoản này cũng giúp cô tiết kiệm thêm được 300 đô mỗi tháng (khoảng 7 triệu đồng).
Và hiện giờ cô đã tích lũy được một khoản chỉ dùng khi khẩn cấp ví dụ như để trang trải cho bốn tháng sinh hoạt nếu cô mất việc do Covid.
Tích tiểu thành đại, mỗi một khoản tiết kiệm nhỏ sẽ giúp bạn có được một khoản lớn hơn vào cuối mỗi tháng – góp phần tạo nên một khoản khổng lồ vào cuối năm. Ảnh minh hoạ.
3. Thay đổi cách gặp gỡ bạn bè
Thành phố nơi cô sinh sống đang dần hoạt động trở lại, hầu hết các quán bar và nhà hàng nơi cô và bạn bè thường lui tới cũng đã mở lại.
Nhưng sau dịch lần một, cô không còn hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi đến những địa điểm này – việc mở các quán bar và nhà hàng đã dẫn đến số ca COVID tăng đột biến ở nhiều thành phố.
Thay vào đó, cô và bạn bè đã chọn dành thời gian bên ngoài, đi biển, công viên hoặc đi dạo cùng nhau. Điều này giúp cô và bạn bè tạo khoảng cách xã hội với các nhóm khác và tránh cảm giác bí bách khi ở trong nhà dài ngày – đặc biệt, cách này giúp cô tiết kiệm được thêm tiền cho quỹ khẩn cấp của mình.
Đổi bữa tối đắt tiền thay bằng đồ ăn nhẹ mua ở cửa hàng và những chai rượu rẻ tiền hơn để uống trong công viên đã giúp cô cắt giảm khoảng 50 đô đến 150 đô mỗi tuần (khoảng từ 1 đến 4 triệu đồng).
Cô và bạn bè mình đã lựa chọn gặp mặt tại công viên thay vì các nhà hàng, quán bar trước đây. Ảnh minh hoạ.
4. Nấu ăn tại nhà thường xuyên hơn và học cách bảo quản thực phẩm tốt hơn
Sau đợt dịch lần 1, các siêu thị đã đa dạng mặt hàng trở lại. Nhưng để phòng tránh đợt dịch lần 2, cô cũng học cách bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Cô dành thời gian để dọn tủ lạnh và chia đồ ăn mỗi cuối tuần để đảm bảo không lãng phí thực phẩm cũng như bổ sung thực phẩm mới.
Ngoài ra, cô cũng cố gắng dành thời gian nấu ăn tại nhà và mang đồ ăn đi làm nhiều nhất có thể thay vì ăn tại các hàng quán hay gọi đồ ăn đến văn phòng.
Cách này vừa giúp cô cảm thấy an tâm hơn khi có thể hạn chế di chuyển cũng như giúp cô tiết kiệm thêm tiền mỗi tháng.
Hạn chế thực phẩm thừa, cố gắng mang đồ ăn đi làm nhiều nhất có thể và luôn dọn dẹp tủ lạnh mỗi tuần là thói quen của cô từ khi đại dịch bùng nổ. Ảnh minh hoạ.
5. Thử các chiến lược kiếm tiền mới.
Cô cũng cố gắng mở rộng phạm vi tài chính của mình để có thể để chuẩn bị tốt hơn và tránh những vấn đề tài chính tiềm ẩn trong tương lai.
Mỗi tuần, cô dành ra một vài giờ để phân tích tài chính cá nhân và nghiên cứu các chiến lược tài chính cá nhân mới. Ngoài việc là một nhân viên quản lý truyền thông toàn thời gian, thì cô còn là một cây bút tự do, vì vậy cô chọn viết lách để tăng thu nhập của mình và lần đầu tiên trong đời, cô đã tạo được một khoản ngân sách giúp cô tích lũy tiền tiết kiệm và trả nợ.
Cô cũng đã lên kế hoạch thử đầu tư thông qua cố vấn robot trong những tháng tới để có thể bắt đầu hướng tới các mục tiêu tài chính dài hạn của mình.
Nếu bạn có ý định học tập, thì hãy nhớ bạn sẽ cần nghiên cứu thật thận trọng về các đầu tư tài chính – bạn sẽ cần hiểu rõ mình đầu tư vào hạng mục nào, những khả năng và nguy cơ ra sao – thay vì chỉ nghe những tư vấn trên mạng.
Tiền chỉ sinh sôi khi bạn đầu tư và biết cách hoạch định chúng một cách tỉnh táo. Ảnh minh hoạ.
Không thể phủ nhận việc dịch COVID đã gây ra rất nhiều khó khăn: đi lại, kinh tế, học hành, sức khỏe nhưng nó cũng đã mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của rất nhiều người. Mặc dù tất cả chúng ta vẫn mong trở lại “trạng thái bình thường cũ”, nhưng không sai khi nói rằng chế độ “bình thường mới” đã giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn theo một số cách.
Đã nghèo mà vẫn chi tiêu theo cách này thì chỉ khiến chị em ngày càng nghèo thêm
Nếu có thói quen chi tiêu nào trong danh sách dưới đây, bạn cần thay đổi ngay.
1. Chỉ ước tính mức chi tiêu
Trước khi lập một khoản ngân sách, bạn phải biết chính xác tiền của mình tiêu vào đầu và chi phí sinh hoạt thực sự của bản thân. Chỉ ước tính hoặc đoán là hoàn toàn vô ích, bởi có thể bạn chi nhiều hơn mình nghĩ.
"Bạn nên theo dõi chi tiêu của cá nhân 1-2 tháng trước khi lập ngân sách", Barry Choi, chuyên gia tài chính cá nhân chia sẻ. "Hãy lập danh sách tất cả mọi thứ đã chi tiêu. Bằng cách này, bạn có thể biết được tiền của mình đã đi đâu và lập được một ngân sách thiết thực nhất", Choi đưa lời khuyên.
2. Mua đồ chỉ vì chúng được bán giảm giá
Mua đồ trong những dịp giảm giá thật tuyệt nhưng mua đồ chỉ vì chúng được bán giảm giá lại là một chuyện khác. Các cửa hiệu thường sử dụng chiêu thức giảm giá, khuyến mại để khiến bạn phải bỏ tiền ra mua những thứ bạn không có ý định mua từ trước, đây thường là những những món đồ bạn không quá cần hoặc không quá thích.
Trước khi định mua một món đồ giảm giá, hãy suy nghĩ liệu bạn có thực sự muốn nó đến mức bạn sẵn sàng mua nó kể cả khi không được giảm giá. Nếu câu trả lời là có, thì hãy nên mua. Còn nếu câu trả lời là không, tức là bạn không nhất thiết phải mua nó.
3. Không dự trù tài chính cho những biến cố
Những người thành công luôn có kế hoạch chu toàn cho những biến đổi lớn trong cuộc đời. Điều này giúp họ có thể điều chỉnh chi tiêu sao cho phù hợp với những sự kiện có thể xảy ra mà có thể lên kế hoạch như: kết hôn, mua nhà, sinh con...
Với người nghèo, họ thường chi tiêu theo kiểu làm đến đâu, ăn đến đó. Họ không có một khoản tiết kiệm nên khi xảy đến những tình huống lớn, họ bị động đối với tài chính. Họ vội vã vay mượn và mang trên vai những khoản nợ.
Để quản lý chi tiếu một cách tốt nhất, bạn nên đề ra những kế hoạch dài hơn, sẵn sàng cho những biến động lớn trong cuộc đời. Một hành động tưởng chừng nhỏ này sẽ giúp bạn cân bằng tài chính và không gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn và gia đình.
4. Kỳ vọng phi thực tế
Có thể bạn đang háo hức cải thiện tình hình tài chính của mình, nhưng không nên đặt ra các mục tiêu quá cao. Kế hoạch ngân sách "thắt lưng buộc bụng" trông có vẻ khá tốt trên giấy tờ, nhưng nó thường không đem lại hiệu quả hoặc phi thực tế.
"Khi mới lập ngân sách, đặc biệt là lúc đang cố trả nợ thẻ tín dụng, mọi người thường đưa ra những con số lý tưởng trên giấy tờ, nhưng lại phi thực tế", Stephanie Genkin, chuyên gia hoạch định tài chính tại Brooklyn, New York cho biết. Thay vào đó, Genkin khuyên mọi người nên bắt đầu từ từ với các bước nhỏ. Ví dụ như mang theo đồ ăn trưa hai lần mỗi tuần và dần dần tăng lên 5 ngày.
5. Mua hàng không bằng tiền của bạn
Thẻ tín dụng và vay mượn là một giải pháp dễ dàng khi bạn không có tiền. Vay tiền cho những thứ bạn không thực sự cần thiết sẽ chỉ khiến tình trạng nợ nần của bạn thêm tồi tệ. Tốt nhất chỉ nên chi tiêu cho những gì thật cần thiết, và nên nhận một số công việc nhỏ làm thêm cũng như bán vợi những món đồ không cần thiết.
Khi bạn có dự định đi sâu vào nợ nần, ví dụ vay tiền để mua xe, mua nhà, cần phải xem xét các điều khoản trả nợ cẩn thận. Hãy chắc chắn rằng bạn có một kế hoạch chi tiết để trả các khoản vay có thời hạn này. Ngoài ra, bạn cũng nên làm các phép so sánh: có nhất thiết phải vay nhiều tiền để xây nhà to hay chỉ cần xây ngôi nhà vừa phải.
6. Cố gắng đua đòi theo bạn bè
Thực tế là bạn bè của bạn sẽ không bao giờ chia sẻ về tài chính của họ hay quan tâm về ngân sách của bạn. "Nếu có gắng đua đòi theo đám bạn chi tiêu vô độ, có thể bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phép", Avery Breyer, tác giả cuốn "Smart Money Blueprint: How to Stop Living Paycheck to Paycheck" cho biết. Điều này không có nghĩa là bạn ngừng giao du với những người bạn này hoàn toàn. Vấn đề là bạn cần tỉnh táo và biết được mình đang đi mua sắm với ai.
Sống độc thân, lương 5 triệu/tháng chị em vẫn gửi tiết kiệm "đều đặn" cho ngân hàng nếu biết áp dụng đúng 10 cách cực đơn giản Với 10 cách đơn giản dưới đây sẽ giúp những người sở hữu mức lương 5 triệu/tháng có kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học hơn, tạo được thói quen kiểm soát để hoàn thành khoản tiền tiết kiệm như mong muốn. 1. Đặt hạn mức chi tiêu Với mức thu nhập không cao, chỉ 5 triệu đồng/ tháng. Bạn muốn...